Học tốt Ngữ văn 9 - Tập 2

Học tốt Ngữ văn 9 - Tập 2

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

(Bạch Đằng giang phú)

Trương Hán Siêu

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Trương Hán Siêu (? - 1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình), vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, từng làm tới chức Hàn lâm học sĩ, rồi Tham tri chính sự. Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy và được nhân dân vô cùng kính trọng. Tác phẩm hiện còn 4 bài thơ, 3 bài văn trong đó có bài Phú sông Bạch Đằng nổi tiếng.

2. Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, nơi đã từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Trong đó đáng nhớ nhất là chiến thắng năm 938 - Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán giết Lưu Hoằng Thao và trận thủy chiến năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông - Nguyên, bắt sống tướng giặt là Ô Mã Nhi. Nhiều tác giả đã lấy đề tài sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng cho sáng tác như Trần Minh Tông với Bạch Đằng giang, Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng với Bạch Đằng giang, Nguyễn Mộng Tuân với Hậu Bạch Đằng giang phú Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất phải kể đến đó là bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

 

doc 188 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Học tốt Ngữ văn 9 - Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG 
NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Trương Hán Siêu (? - 1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình), vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, từng làm tới chức Hàn lâm học sĩ, rồi Tham tri chính sự. Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy và được nhân dân vô cùng kính trọng. Tác phẩm hiện còn 4 bài thơ, 3 bài văn trong đó có bài Phú sông Bạch Đằng nổi tiếng.
2. Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, nơi đã từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Trong đó đáng nhớ nhất là chiến thắng năm 938 - Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán giết Lưu Hoằng Thao và trận thủy chiến năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông - Nguyên, bắt sống tướng giặt là Ô Mã Nhi. Nhiều tác giả đã lấy đề tài sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng cho sáng tác như Trần Minh Tông với Bạch Đằng giang, Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng với Bạch Đằng giang, Nguyễn Mộng Tuân với Hậu Bạch Đằng giang phú Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất phải kể đến đó là bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
3. Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thủy. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ, có những kiểu câu được quy phạm rõ ràng. Nhìn chung một bài phú thường gồm bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu làm theo lối phú cổ thể - loại phú có từ trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết bằng thơ.
4. Phú sông Bạch Đằng là niềm tự hào về truyền thống yêu nước, về những chiến công lịch sử thông qua những hoài niệm sâu sắc về quá khứ oai hùng. Đồng thời, nó cũng là niềm tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa, về tư tưởng nhân văn của dân tộc thông qua việc đề cao vai trò, vị trí và đức độ của con người.
5. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc của bài văn được tạo ra bởi những hình ảnh nghệ thuật phóng khoáng, giàu sức gợi kết hợp trong những câu văn vừa hào sảng, vừa vang vọng vừa đậm chất suy tư.
II. RÈN KĨ LUYỆN NĂNG
Câu 1. 
Đọc kĩ lại phần Tiểu dẫn, cần tóm tắt để nắm được bố cục bài phú, vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Nắm được vị trí của đề tài sông Bạch Đằng trong văn học. Đọc lại các chú thích để hiểu các từ khó, các điển tích, điển cố được dùng trong bài.
Câu 2. 
a. Bài phú có hai nhân vật là chủ thể trữ tình (chính là tác giả) và nhân vật các bô lão. Nhân vật các bô lão xuất hiện với tư cách là đối tượng tâm tình.
b. Nhân vật “khách” trong tác phẩm này chính là hình ảnh của nhà văn. “Khách” dạo chơi thiên nhiên, thăm chiến địa nhưng mục đích không phải chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn để thỏa cái thú tiêu dao, rong chơi bốn biển để thưởng ngoạn cảnh trí non sông, mở mang vốn trí thức cho mình. “Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn:
Nơi có người qua, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều.
Mà lòng tráng, chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
b. Cái “tráng trí bốn phương” của “khách” được gợi lên thông qua những địa danh nổi tiếng. Những địa danh này có hai loại: 
- Địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc là loại địa danh mà tác giả (“khách”) đã đi qua chủ yếu bằng sách vở, bằng tưởng tượng (đây là một cách thể hiện nghệ thuật khá quen thuộc của thơ ca trung đại). Nó vừa thể hiện sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về văn học và sử học Trung Hoa, vừa nói lên vẻ đẹp tâm hồn của nghệ sĩ. Những địa danh này đều gắn với không gian to rộng: biển lớn, sông hồ, gắn với những nơi nổi tiếng và đều thể hiện cái tráng chí bốn phương của “khách”:
Khách có kẻ:
Gương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.
- Loại địa danh thú hai là những địa danh trên lãnh thổ Đại Việt, gắn với những không gian cụ thể: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng Những địa danh này đều có thực và đang hiện hữu ngay trước mắt chủ thể trữ tình. Cảnh thiên nhiên đất Việt cũng vẫn được miêu tả với những nét vẽ rất hùng vĩ và hoành tráng:
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Song cũng có những nét ảm đạm, hắt hiu:
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
Từ hệ thống những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử mà nhà văn nhắc ở trên, chúng ta có thể nhận thấy “khách” là người có tầm hiểu biết rộng, có tráng chí bốn phương, ham thích cuộc sống phong lưu cùng thiên nhiên mây gió, thích thù tiêu dao, và có tâm hồn tự do phóng khoáng.
Câu 3. 
Trước cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng (vừa hùng vĩ, hoành tráng lại vừa ảm đạm, đìu hiu), với một tâm hồn phong phú và nhạy cảm của người nghệ sĩ, “khách” vừa phấn khởi, tự hào lại vừa buồn thương, nuối tiếc, “khách” vui trước cảnh non sông vừa hùng vĩ vừa thơ mộng:
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.
Tự hào trước dòng sông từng ghi dấu bao chiến công hiển hách. Nhưng khách cũng buồn thương nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian đang vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ:
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì thảm cảnh, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Về mặt nghệ thuật, những câu văn trong đoạn chủ yếu được ngắt bằng nhiều nhịp chẵn tạo nên giọng điệu nhịp nhàng, trầm lắng và khơi gợi nhiều nỗi suy tư.
Câu 4. 
Trong bài phú này, hình tượng các bô lão đóng vai trò là người kể chuyện và là người bình luận những chiến tích xưa. Các bô lão cũng đồng thời là đối tượng tâm tình của nhân vật “khách”. Những nhân vật này có thể có thật - những người đã từng tham gia trận kịch chiến oai hùng thưở trước, nhưng cũng có thể là những nhân vật hư cấu, nhân vật đối thoại do tác giả sáng tạo nên để dễ dàng bày tỏ những tâm tư, tình cảm của mình.
Các bô lão xuất hiện giữa lúc “khách” đang bùi ngùi nhớ tiếc. Và thế là những chiến công xưa, đặc biệt là chiến công của “nhị thánh” được các bô lão hồi tưởng lại. Lời kể của các bô lão rành rọt theo trình tự diễn biến tình hình: từ lúc quan ta xuất trận với khí thế hào hùng (Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới; Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói), đến khi trận chiến diễn ra gay go, quyết liệt (Trận đánh được thua chửa phân; Chiến lũy Bắc Nam chống đối; Ánh nhật nguyệt chừ phai mờ, bầu trời đất chừ sắp đổi). Và rồi cuối cùng chính nghĩa đã chiến thắng gian tà, quân giặc “hung đồ hết lối” đành chấp nhận chuốc lấy bại vong:
Đến nay nước sông tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thì không rửa nổi.
Thái độ và giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện đầy nhiệt huyết, tự hào. Đó đúng là cảm hứng của những người trong cuộc. Lời kể tuy ngắn gọn, súc tích và cô đọng, nhưng vẫn khái quát đầy đủ, chân thực, sinh động không khí của trận đánh, của chiến trường.
Phần kể của các bô lão được khép lại bằng những lời bình luận sắc sảo: ta thắng giặc vừa vì địa thế núi sông hiểm trở, vừa vì đất nước ta có truyền thống tự ngàn xưa; nhưng điều quyết định vẫn là ở nhân tố con người, vẫn là nhờ “nhân tài giữ cuộc điện an”.
Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang sơn.
Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc điện an,
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Câu 5. 
Trong phần cuối, lời ca của các vị bô lão mang ý nghĩa tổng kết. Nó giống như một tuyên ngôn về chân lí:	
Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông,
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Ngàn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Lời ca của “khách” tiếp nối lời các bô lão là bài ca ca ngợi sự “anh minh” của “hai vị thánh quân” (vua Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông). Đồng thời ca ngợi giá trị của những chiến công (đem lại nền thái bình muôn thuở):
Anh minh hai vị thánh quân	,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
Tiếp nối phần bình luận của các vị bô lão về lịch sử, hai câu cuối của bài ca này lại là lời khẳng định của một chân lí nữa - chân lí về mối quan hệ giữa “địa linh” (đất hiểm) và “nhân kiệt” (người tài). Trong mối quan hệ ấy, tác giả khẳng định “nhân kiệt” là nhân tố giữ vai trò quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn còn là bởi dân tộc ta có “đức cao”. Khẳng định chân lí này cũng là nêu cao vai trò của con người trong lịch sử. Sau này trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng nhắc đến cái “đức” của nhân dân ta:
Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức.
Câu 6. 
Giá trị nội dung: Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước thời Lí - Trần. Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc - tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống, đạo lí nhân  ... ất chóng.
(Nguyễn Đình Thi - Nhận đường)
	Gợi ý:
	- Sự luân phiên bằng - trắc;
	- Các âm tiết ở cuối các cụm từ và cuối các câu: sự sống mới đang chói lọi; nóng rực, xôn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng nói;
	2. Phân tích sự giống và khác nhau về nhịp, tiết tấu và vần của hai đoạn trích sau:
	(1) Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn.
	Đi vay, đi tạm được tám quan hai
	Xuống dưới chợ Mai
	Mua một cái đó.
	(2) Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn.
	Đi vay, đi tạm được một quan tiền
	Ra chợ Kẻ Diên 
	Mua một vác tre.
(Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,)
	Gợi ý:
	- Giống nhau: nhịp, tiết tấu;
	- Khác nhau: vần (hai - Mai, tiền - Diên); thanh ở hai tiếng cuối (đó / tre)
	3. Lấy một đoạn văn trong bài viết số 7 của anh (chị) để:
	- Tự đánh giá về chính tả;
	- Tự nhận xét về sự hoà phối âm thanh.
VIẾT QUẢNG CÁO
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Văn bản quảng cáo là loại văn bản thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ. Kích thích họ mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
2. Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
3. Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu qui nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Câu 1. 
Cả ba văn bản quảng cáo này đều viết rất ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần quảng cáo. Từng quảng cáo đều nêu được tính ưu việt của sản phẩm. Cách viết rất hấp dẫn.
a. Chiếc xe không những là sản phẩm có nhiều điểm vượt trội về vẻ đẹp sang trọng và tiện lợi (sang trọng, tinh tế, mạng mẽ, quyến rũ) mà còn là người bạn đáng tin cậy (xe như người vậy).
b. Sữa tắm đặc biệt thơm ngát hương hoa, là bí quyết làm đẹp.
c. Sự thông minh, tự động hóa cao độ làm cho máy ảnh vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng.
Câu 2. 
Viết quảng cáo theo nội dung yêu cầu:
a. Quảng cáo cho việc đi xe buýt
Bạn sẽ được đưa đón tận tình, chu đáo. Chỉ vui lòng chờ đợi trong ít phút.
Xe buýt Liên Hiệp.
b. Quảng cáo cho một trận bóng đá
Sự xuất hiện của các ngôi sao Bình Dương trên con đường chinh phục bóng đá đỉnh cao năm 2008, và lối đá đẹp mắt của đội bóng Cảng Sài Gòn già dặn, trận đấu trên sân Thống Nhất sẽ hứa hẹn nhiều pha bóng hấp dẫn. Hãy đến xem và cổ động cho trận đấu vào 17h chiều chủ nhật ngày 26 tháng 10.
c. Quảng cáo cho một tờ báo tường của lớp
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, báo “Tiến lên” của lớp 10B1 sẽ ra mắt bạn đọc. Hãy đến với chúng tôi để cùng khám phá những kỉ niệm tuyệt đẹp của tình thầy trò.
Bài 35
TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT (tiếp theo)
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 8
TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
	1. Đọc - hiểu văn bản văn học, phải biết dựa vào ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóc để xác định ý nghĩa của văn bản. Ngữ cảnh văn bản là tổ chức văn bản quy định ý nghĩa và giá trị của các thành phần tạo nên văn bản. Ngữ cảnh tình huống là tình huống cụ thể khi văn bản và ngôn từ xuất hiện. Ngữ cảnh văn hoá là bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hoá mà người phát ngôn sống và sáng tác.
	2. Đọc - hiểu văn bản văn học, phải biết lấy tư tưởng chính của văn bản mà soi sáng mọi chi tiết của văn bản. Trong quá trình đọc, qua các chi tiết người đọc có thể dự đoán trước tư tưởng chính của văn bản và sau đó qua các chi tiết khác lại điều chỉnh dự đoán ban đầu, khi nào thấy có sự phù hợp giữa khái quát và tư tưởng chính với tất cả các chi tiết thì mới có thể coi là hiểu được tư tưởng của văn bản.
	3. Đọc - hiểu văn bản văn học, phải biết lấy kinh nghiệm sống của bản thân và những người xung quanh mà thể nghiệm ý nghĩa của văn bản. Muốn thể nghiệm, người đọc phải tưởng tượng, liên tưởng để “cụ thể hoá”, “hiện thực hoá” các chi tiết trong văn bản.
	4. Đọc - hiểu văn bản văn học, cần tránh cắt xén văn bản, tránh suy diễn tuỳ tiện.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
	1. Hãy cho biết ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá của các tác phẩm: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du).
	Gợi ý:
	- Ngữ cảnh tình huống của các bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) được thể hiện trong phần tiểu dẫn; ngữ cảnh tình huống của các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) được nói đến trong bài Truyện Kiều.
	- Đọc lại toàn bộ các văn bản để tìm hiểu ngữ cảnh văn bản:
	+ Bố cục của các văn bản: Ý nghĩa của mỗi phần được thể hiện trong mối liên hệ ý nghĩa với các phần khác.
	+ Từ ngữ, hình ảnh, trong văn bản đều chứa đựng liên hệ ý nghĩa với các từ ngữ, hình ảnh trong câu, đoạn và toàn văn bản.
	- Ngữ cảnh văn hoá: Các điển cố, điển tích, động thái hoài cổ, hình ảnh ước lệ, thể hiện đặc thù của văn hoá thời trung đại.
	Riêng các đoạn trích Truyện Kiều, việc xác định ngữ cảnh tình huống còn là xác định vị trí đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm, trong mạch diễn biến cốt truyện.
	2. Nêu mối liên hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Trao duyên (Nguyễn Du), Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên).
	Gợi ý:
	- Cảnh ngày hè: Cảm xúc về sức sống thiên nhiên và tấm lòng yêu cuộc sống được thể hiện ở các chi tiết miêu tả: hoè lục đùn đùn, hoa lựu phun thức đỏ, hương sen ngát, lao xao chợ cá,
	- Trao duyên: Mối giằng xé đau đớn giữa ý thức về nghĩa vụ với ý thức, khát vọng sống của cá nhân thể hiện ra ở ngôn ngữ nhân vật, độc thoại nội tâm, các hình ảnh,
	- Thái sư Trần Thủ Độ: Các sự kiện, chi tiết đều nhằm khẳng định nhân cách trung trực, cứng cỏi, bản lĩnh của nhân vật Trần Thủ Độ trong việc giữ gìn kỉ cương, phép nước.
	3. Cho biết các nhận định dưới đây đã thoả đáng hay chưa và giải thích lí do:
	(1) Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lí tưởng của người muốn lập công danh.
	(2) Ở bài thơ Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình.
	(3) Đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh.
	Gợi ý: Đối chiếu các luận điểm với nội dung đọc - hiểu đã học. Nhận định (1) đúng, nếu hiểu công danh là lập công trạng trong sự nghiệp giữ nước. Nhận định (2) không đầy đủ, Nguyễn Du trong Đọc “Tiểu Thanh kí” không “chỉ mượn chuyện Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình” mà còn bộc lộ niềm thương cảm chung cho những kiếp tài hoa mệnh bạc. Nhận định (3) sai hoàn toàn, đoạn trích Nỗi thương mình diễn tả thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàng chứ không phải “chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh”.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT (tiếp theo)
	3. Về mặt từ ngữ, khi nói (hoặc viết) trước tiên là phải dùng đúng nghĩa của nó. Hơn nữa, còn phải cần hết sức coi trọng tính nghệ thuật khi sử dụng từ ngữ; nghĩa là phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất.
	4. Về mặt ngữ pháp, khi nói (hoặc viết) phải tuân thủ những quy tắc dùng từ cấu tạo nên cụm từ, câu, đoạn. Không những thế, người sử dụng ngôn ngữ cần sáng tạo để tạo ra sự đa dạng về khả năng kết hợp của các yếu tố ngôn ngữ nhằm biểu đạt hiệu quả những nội dung sâu sắc, tinh tế, sinh động.
	5. Về phong cách chức năng ngôn ngữ, cần nhận rõ những đặc điểm phân biệt phong cách ngôn ngữ này với phong cách ngôn ngữ khác để lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ thích hợp với từng văn bản cụ thể.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
	1. So sánh nghĩa của mua, bán trong trường hợp (a) với mua, bán trong trường hợp (b) dưới đây:
	(a) - Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn.
	Đi vay, đi tạm được tám quan hai
	Xuống dưới chợ Mai
	Mua một cái đó.
(Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn)
	- Hằng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng.
(Tấm Cám)
	(b) Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
	Gợi ý: 
	- Nghĩa của bán, mua trong (a):
	+ bán: đổi vật (thường là hàng hoá) lấy tiền;
	+ mua: đổi tiền lấy vật (thường là hàng hoá).
	- bán và mua trong (b) không liên quan đến “tiền” (không bao gồm nét nghĩa “lấy tiền” hay “đổi tiền”).
	2. Từ ăn và đớp trong hai câu sau đây có quan hệ gì với nhau về nghĩa, có nét nghĩa nào khác nhau?
	a) Bống bống bang bang
 Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
(Tấm Cám)
	b) Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tâm ném xuống.
(Tấm Cám)
	Gợi ý: Đây là hai từ đồng nghĩa. Nhưng từ đớp có nghĩa trái ngược vơi từ ăn: há miệng ngoạm nhanh lấy.
	3. a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của cụm danh từ (in đậm) trong câu sau: 
	Mỗi bữa ăn Tấm bớt một bát cơm, giấu đi đem cho bống.
(Tấm Cám)
	b) Hãy chứng minh rằng, trong câu dưới đây, có sự vận dụng linh hoạt quy tắc ngữ pháp về cấu tạo của cụm danh từ (in đậm):
	Con đem cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống.
(Tấm Cám)
	Gợi ý: Ở câu (a), có thể xem một bát cơm là cụm danh từ đầy đủ. Còn ba bát, hai, một trong câu (b) là những cụm danh từ rút gọn; có thể khôi phục đầy đủ: ba bát cơm, hai bát cơm, một bát cơm.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 8

Tài liệu đính kèm:

  • dochoc tot ngu van 10 tap 2.doc