Hướng dẫn ôn thi học kì I môn: Ngữ văn 9

Hướng dẫn ôn thi học kì I môn: Ngữ văn 9

A. PHẦN VĂN Yêu cầu:

 1- Văn bản nhật dụng:

 - Nắm vững chủ đề,hệ thống luận điểm, luận cứ, những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung,ý nghĩa của văn bản.

 - Nhận thức vấn đề được cập nhật trong văn bản và liên hệ bản thân.

 2- Văn bản văn học

- Nắm vững tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, xuất xứ đoạn trích.

- Đặc điểm nhân vật chính, giá trị nội dung , ý nghiã và nghệ thuật, chủ đề của văn bản.

- Giải thích nhan đề tác phẩm.

- Nhận biết được phương thức biểu đạt chủ yếu, ngôi kể.

- Học thuộc văn bản thơ, tóm tắt được các tác phẩm tự sự, tình huống truyện, mạch cảm xúc của bài thơ

- Viết đoạn phân tích, cảm thụ đoạn thơ, khổ thơ theo ba kiểu đoạn văn cơ bản ( tổng -phân-hợp, qui nạp, diễn dịch).

I- Cụm văn bản nhật dụng:

-Phong cách Hồ Chí Minh.

- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

- Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em.

I. Thơ và truyện trung đại:

 1- Chuyện người con gái Nam Xương.

2- Hoàng Lê nhất thống chí – hồi thứ 14.

3- Truyện Kiều (3 đoạn trích): “Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

4- Truyện Lục Vân Tiên (Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn thi học kì I môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
 Năm học: 2012 - 2013
 HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC KÌ I Thầy: Trần Đăng Tá
 Môn : Ngữ Văn 9
 PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN
PHẦN VĂN vYêu cầu: 
 1- Văn bản nhật dụng:
 - Nắm vững chủ đề,hệ thống luận điểm, luận cứ, những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung,ý nghĩa của văn bản.
 - Nhận thức vấn đề được cập nhật trong văn bản và liên hệ bản thân.
 2- Văn bản văn học
- Nắm vững tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, xuất xứ đoạn trích.
- Đặc điểm nhân vật chính, giá trị nội dung , ý nghiã và nghệ thuật, chủ đề của văn bản. 
- Giải thích nhan đề tác phẩm.
- Nhận biết được phương thức biểu đạt chủ yếu, ngôi kể.
- Học thuộc văn bản thơ, tóm tắt được các tác phẩm tự sự, tình huống truyện, mạch cảm xúc của bài thơ
- Viết đoạn phân tích, cảm thụ đoạn thơ, khổ thơ theo ba kiểu đoạn văn cơ bản ( tổng -phân-hợp, qui nạp, diễn dịch).
I- Cụm văn bản nhật dụng:
-Phong cách Hồ Chí Minh.
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em.
I. Thơ và truyện trung đại:
 1- Chuyện người con gái Nam Xương.
2- Hoàng Lê nhất thống chí – hồi thứ 14.
3- Truyện Kiều (3 đoạn trích): “Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
4- Truyện Lục Vân Tiên (Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).
II. Thơ và truyện hiện đại:
1- Đồng chí
2-Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3- Đoàn thuyền đánh cá
4- Bếp lửa
5- Ánh trăng
6- Làng
7- Lặng lẽ Sa Pa
8- Chiếc lược ngà
(Xem lại câu hỏi đọc hiểu văn bản trong SGK và đề của Phòng giáo dục cho kiểm tra những năm trước)
B-PHẦN TIẾNG VIỆT. vYêu cầu: 
I.Lí thuyết: Học thuộc các ghi nhớ về:
+ Các phương châm hội thoại.
+ Thuật ngữ.
+ Sự phát triển của từ vựng.
+ Các biện pháp tu từ từ vựng tiếng Việt.
+ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
+ Xưng hô trong hội thoại.
+ Trau dồi vốn từ.
Ôn lại các kiến thức trong bài tổng kết về từ vựng Tiếng Việt.
II.Bài tập: Làm bài tập theo các dạng sau:
- Bài tập nhận diện.
- Bài tập phân tích (vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức đã học trong từng văn cảnh cụ thể)
- Bài tập vận dụng (viết đoạn có sử dụng các yếu tố tiếng Việt đã học).
(Xem lại các bài tập trong sách giáo khoa và đề của Phòng giáo dục cho kiểm tra những năm trước)
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN vYêu cầu: 
1. Ôn tập văn thuyết minh: nắm vững vai trò và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miểu tả trong văn thuyết minh. Biết sử dụng thành thạo các yếu tố đó trong bài văn thuyết minh.
2. Ôn tập kiểu bài tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
(Tham khảo các đề bài trong sách giáo khoa và đề của Phòng giáo dục cho kiểm tra những năm trước)
PHẦN II: YÊU CẦU LÀM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
I- Cụm văn bản nhật dụng:
1- Vẽ sơ đồ tóm tắt hệ thống luận điểm, luận cứ.
2- Làm bài tập liên hệ ở sách giáo khoa.( Viết đoạn văn cảm nhận)
I. Thơ và truyện trung đại:
1- Lập bảng hệ thống các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã học ở kì I lớp 9:( Học thuộc)
TT
Tên văn bản
Tên tác giả
và hoàn cảnh sáng tác
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật chủ yếu
2, Viết đoạn văn (tổng -phân-hợp, diễn dịch hoặc quy nạp) khoảng 12 câu: Ví dụ:
- Phân tích nhân vật Vũ Nương: người phụ nữ đẹp người đẹp nết.
- Tóm tắt hồi thứ 14 (Hoàng Lê nhất thóng chí).
- Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Giới thiệu vè tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều.
- Phân tích nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật Thúy Vân (Chị em Thúy Kiều).
- Phân tích nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều (Chị em Thúy Kiều).
- Phân tích bức tranh chiều tà qua 6 câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân.
- Phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
II. Thơ và truyện hiện đại:
1. Lập bảng hệ thống các tác phẩm văn học hiện đại đã học ở lớp 9: ( Học thuộc)
a. Bảng hệ thống các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam:
TT
Tên truyện, tác giả
Hoàn cảnh sáng tác
Ngôi kể, tác dụng
Tình huống truyện, tác dụng
Đặc điểm nhân vật chính
Nội dung
Nghệ thuật
b. Bảng hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam:
TT
Tác phẩm
Tác giả
Hoàn cảnh sáng tác
Thể thơ
Bố cục
Mạch cảm xúc
Nội dung
Nghệ thuật
2-Viết đoạn văn (diễn dịch, quy nạp hoặc tổng-phân-hợp) khoảng 12 câu: Ví dụ: 
- Tóm tắt đoạn trích Làng (Kim Lân) trong khoảng nửa trang giấy thi.
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây cho đến khi tin ấy được cải chính, qua đó thể hiện tình cảm yêu làng, yêu nước thiết tha sâu nặng của ông.
- Cảm nhận về một số đoạn thơ, khổ thơ theo hướng dẫn của sách giáo khoa.
- Phân tích những hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường(Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
- Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Xuyên suốt bài thơ Ánh trăng là hình tượng ánhtrăng. Em hiểu như thế nào về hình tượng đó?
- Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa, hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
- Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
- Cảm nhận về tình cảm của bé Thu đối với cha (Chiếc lược ngà).
- Cảm nhận về tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu (Chiếc lược ngà).
 3- Lập dàn ý thuyết minh về loài cây ( Cây lúa),con vật ( Con trâu) ,di tích lịch sử ,thắng cảnh ( Ở điạ phương)
 4- Lập dàn ý thuyết minh về tác giả , tác phẩm được học
 5- Lập dàn ý kể chuyện đời thường các đề trong sách giáo khoa
 6- Lập dàn ý kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo từ văn bản theo vai cuả người kể chuyện.
1- Tham khảo dạng ra đề tự luận của phòng giáo dục trong những năm qua
vĐề năm 2008-2009
Câu 1: :Trình bày ngắn gọn các phương châm hội thoại đươc học, xác định các câu thoại liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
Câu 2: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Duy và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Ánh trăng”
Câu 3: Thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hoặc viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ với Lục Vân Tiên.....
vĐề năm 2009-2010
Câu 1: Chép và phân tích vẽ đẹp3 câu thơ cuối của bài thơ Đống chí. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Làm bài tập về phương châm hội thoại.( Điền từ ngữ thích hợp và liên quan đến phương châm hội thoại nào?)
Câu 3: Kể chuyện gặp gỡ anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và nêu suy nghĩ của bản thân.
vĐề năm 2010-2011
Câu 1: Chép và phân tích, cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Câu 2: Làm bài tập xác định nghĩa gốc , nghĩa chuyển và trường từ vựng trong đoạn thơ của bài Đồng chí.
Câu 3: Tưởng tượng mình là bé Thu kể chuyện theo sự kiện và phát biểu suy nghĩ của bản thân .
v Đề năm 2011-2012
Câu 1: Nêu tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong văn bản : Chiếc lược ngà
Câu 2: Làm bài tập về phương châm hội thoại( BT5/24), bài tập trau dồi vốn từ ( BT2/ 100, BT3/102)
Câu 3: Tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt kể lại kỉ niệm tuổi thơ gắn bó bên bà.

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG DAN ON THI HKI.doc