Câu hỏi
Câu1:Em hiểu ý nghĩa của từ “bài thơ ”trong nhan đề của tác phẩm là gì ?
Trả lời
Từ “Bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm có hai ý nghĩa
+ Chỉ tác phẩm viết theo thể loại thơ .
+Mặt khác từ “bài thơ”còn được hiểu theo nghĩa ẩn dụ . Nghĩa biểu tượng chỉ chất thơ , chất đẹp được toát lên từ cuộc sống của những người chiến sĩ trong tiểu đội xe không kính .Nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn nói rằng từ hình ảnh những chiếc xe không có kính chắn gió vẫn có thể viết lên những vần thơ đẹp .Hay nói cách khác , Phạm Tiến Duật muốn nói tới cái đẹp ngay trong cái bình dị , bình thường của cuộc sống có chiến tranh .
Câu 2 :Em hãy lí giải tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió trong bài thơ là hình tượng đẹp đẽ .Mục đích sáng tác hình tượng thơ đẹp đẽ đó là gì ?Qua hình ảnh đó , ta thấy tác giả là con người như thế nào ?
Trả lời
Nói tới sự đẹp đẽ là nói tới tính cách khác lạ , mới mẻ mang dấu ấn riêng của mỗi cá nhân .Bởi thế, nói tới những chiếc xe không có kính chắn gió là hiện tượng thơ đẹp đẽ .Có nghĩa là hiện tượng thơ này chỉ xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật rất mới lạ . Bởi lẽ các nhà thơ khác khi miêu tả xe cộ thường làm cho nó đẹp thêm theo hướng mĩ lệ hoá , ý nghĩa của hình ảnh có tính chất tượng trưng . Nhưng trong bài thơ này , Phạm Tiến Duật đưa ngay những hình ảnh có thật trong đời sống chiến đấu vào trong thơ . Đó là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió , không đèn , không mui . Nhà thơ không hề tô vẽ , cường điệu . Mặt khác hình ảnh thơ cũng được hiểu theo ý nghĩa thực , chỉ những chiếc xe đang chạy trên tuyến đường Trường Sơn chuyên chở vũ khí, nương thực chi viện cho miền Nam . Đó chính là đặc điểm mới lạ , đẹp đẽ trong thơ Phạm Tiến Duật
Miêu tả hình ảnh những chiếc xe không có kính chắn gió vẫn chạy trên tuyến đường Trường Sơn .Mục đích của Phạm Tiến Duật muốn làm nổi bật tư thế hiên ngang , tinh thần dũng cảm , bất khuất vượt mọi khó khăn , hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ lái xe .
Qua bài thơ , ta thấy Phạm Tiến Duật là người có sự am hiểu về đời sống chiến tranh , có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn .Đồng thời là một tâm hồn thơ trẻ trung , sôi nổi , tinh nghịch thích mới lạ , có những ý tưởng đẹp đẽ .
Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật Câu hỏi Câu1:Em hiểu ý nghĩa của từ “bài thơ ”trong nhan đề của tác phẩm là gì ? Trả lời Từ “Bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm có hai ý nghĩa + Chỉ tác phẩm viết theo thể loại thơ . +Mặt khác từ “bài thơ”còn được hiểu theo nghĩa ẩn dụ . Nghĩa biểu tượng chỉ chất thơ , chất đẹp được toát lên từ cuộc sống của những người chiến sĩ trong tiểu đội xe không kính .Nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn nói rằng từ hình ảnh những chiếc xe không có kính chắn gió vẫn có thể viết lên những vần thơ đẹp .Hay nói cách khác , Phạm Tiến Duật muốn nói tới cái đẹp ngay trong cái bình dị , bình thường của cuộc sống có chiến tranh . Câu 2 :Em hãy lí giải tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió trong bài thơ là hình tượng đẹp đẽ .Mục đích sáng tác hình tượng thơ đẹp đẽ đó là gì ?Qua hình ảnh đó , ta thấy tác giả là con người như thế nào ? Trả lời Nói tới sự đẹp đẽ là nói tới tính cách khác lạ , mới mẻ mang dấu ấn riêng của mỗi cá nhân .Bởi thế, nói tới những chiếc xe không có kính chắn gió là hiện tượng thơ đẹp đẽ .Có nghĩa là hiện tượng thơ này chỉ xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật rất mới lạ . Bởi lẽ các nhà thơ khác khi miêu tả xe cộ thường làm cho nó đẹp thêm theo hướng mĩ lệ hoá , ý nghĩa của hình ảnh có tính chất tượng trưng . Nhưng trong bài thơ này , Phạm Tiến Duật đưa ngay những hình ảnh có thật trong đời sống chiến đấu vào trong thơ . Đó là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió , không đèn , không mui . Nhà thơ không hề tô vẽ , cường điệu . Mặt khác hình ảnh thơ cũng được hiểu theo ý nghĩa thực , chỉ những chiếc xe đang chạy trên tuyến đường Trường Sơn chuyên chở vũ khí, nương thực chi viện cho miền Nam . Đó chính là đặc điểm mới lạ , đẹp đẽ trong thơ Phạm Tiến Duật Miêu tả hình ảnh những chiếc xe không có kính chắn gió vẫn chạy trên tuyến đường Trường Sơn .Mục đích của Phạm Tiến Duật muốn làm nổi bật tư thế hiên ngang , tinh thần dũng cảm , bất khuất vượt mọi khó khăn , hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ lái xe . Qua bài thơ , ta thấy Phạm Tiến Duật là người có sự am hiểu về đời sống chiến tranh , có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn .Đồng thời là một tâm hồn thơ trẻ trung , sôi nổi , tinh nghịch thích mới lạ , có những ý tưởng đẹp đẽ . Câu 3 :Giọng điệu của baì thơ được biểu hiện như thế nào ?nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính lái xe hiện lên trong bài thơ :tiểu đội xe không kính Trả lời Giọng điệu bài thơ tự nhiên pha chút ngang tàng , tinh nghịch ,sôi nổi , trẻ trung phù hợp với đối tượng miêu tả là những người lính trẻ . +Những vẻ đẹp của người lính lái xe . +Tư thế hiên ngang , tinh thần bất khuất , dũng cảm vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ , có niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội . +tình yêu nước , yêu lí tưởng , có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt với khát vọng giải phóng đất nước . -------------------------------------------------------- Câu 4 Trình bày cảm nhận của em về câu thơ sau : “Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi , lại đi trời xanh thêm .” Trả lời Câu thơ có giá trị tạo hình lớn .Từ láy “chông chênh ”gợi ra trước mắt người đọc những chiếc võng vải dù mắc tạm ngay trên đường hành quân không hề vững trãi nhưng lại là những giây phút nghỉ ngơi rất thảnh thơi của người chiến sĩ .Từ láy ấy gợi ra cả nhịp võng đu đưa . Đọc đến câu thơ thứ 2 ta thấy bước chân hành quân của người chiến sĩ lại tiếp tục . “Lại đi , lại đi trời xanh thêm .” Từ “ lại đi ”được nhắc lại hai lần kết hợp với nhịp 2/2 .Câu thơ đã diễn tả bánh xe của đoàn xe không kính lại tiếp tục lăn bánh trên tuyến đường Trường Sơn . Người chiến sĩ cảm nhận bầu trời lúc này như xanh thêm .Phải chăng đây là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho cuộc sống thanh bình .Nhà thơ đã khẳng định bước chân hành quân của người chiến sĩ càng tiến sâu vào chiến trường miền Nam , tức là càng tiến gần tới độc lập tự do .Câu thơ biểu hiện niềm tin tưởng của người chiến sĩ vào sự thắng lợi của cách mạng , vào tương lai của đất nước .
Tài liệu đính kèm: