Hướng dẫn tự ôn Ngữ văn 9 để thi vào lớp 10 phổ thông trung học

Hướng dẫn tự ôn Ngữ văn 9 để thi vào lớp 10 phổ thông trung học

Phần tiếng Việt

I. Từ vựng

Các lớp từ.

 a. Từ xét về cấu tạo.

Từ đơn.

+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.

Từ ghép.

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Phân loại từ ghép:

 Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

 Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

Từ láy.

+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.

+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.

 

doc 57 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn tự ôn Ngữ văn 9 để thi vào lớp 10 phổ thông trung học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN TỰ ÔN NGỮ VĂN 9
ĐỂ THI VÀO LỚP 10 PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN TIẾNG VIỆT - TẬP LÀM VĂN
Phần tiếng Việt
I. Từ vựng
Các lớp từ.
 a. Từ xét về cấu tạo.
Từ đơn.
+ Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.
Từ ghép.
+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Phân loại từ ghép:
	Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
	Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
Từ láy.
+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.
b. Từ xét về nghĩa 
Nghĩa của từ:
+ Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,) mà từ biểu thị.
+ Cách giải thích nghĩa của từ: 
	Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
	Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Từ nhiều nghĩa.
+ Khái niệm: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
+ Các loại nghĩa của từ nhiều nghĩa:
	Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
	Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
	Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Thành ngữ.
+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh
+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. 
Các loại từ xét về quan hệ nghĩa:
Từ đồng nghĩa.
+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. Một từ nhiều nghĩacó thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
+ Phân loại: ( 2 loại).
	Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
	Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Từ trái nghĩa.
+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Từ đồng âm.
+ Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
+ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
Cấp độ khái quát nghĩa của từ: 
Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Trường từ vựng:
Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Từ có nghĩa gợi liên tưởng:
Từ tượng thanh, từ tượng hình.
+ Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
+ Công dụng: Tử tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động, có giả trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
Từ xét về nguồn gốc
Từ thuần Việt: Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
Từ mượn: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tương, đặc điểm,mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Từ mượn gồm phần lớn là từ Hán Việt ( là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt) và từ mượn các nước khác ( Ấn Âu).
Nguyên tắc mượn từ: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
 - Từ toàn dân: là những từ ngữ được toàn dân sử dụng trong phạm vi cả nước.
 - Từ địa phương, biệt ngữ xã hội: 
+ Khái niệm:
 Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ được sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định.
 	 Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
	+ Cách sử dụng: 
	Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
	Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
Các biện pháp tu từ từ vựng
So sánh: 
+ Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hính, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
	Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
	Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.
	Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
	Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
	Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
	Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
+ Phân loại : Có hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
+ Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Nhân hoá.
+ Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
+ Các kiểu nhân hoá:
	Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
	Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
	Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Ẩn dụ.
+ Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ hình thức; ẩn dụ cách thức; ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Hoán dụ.
+ Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Nói quá: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách iễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Liệt kê: 
+ Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
+ Các kiểu liệt kê: 
Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến.
Điệp ngữ:
+ Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
+ Các kiểu điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng; điệp ngữ nối tiếp; điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Chơi chữ:
+ Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
+ Các lối chơi chữ: Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.
 Sự phát triển và mở rộng vốn từ.
Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo hai cách:
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ, người ta có thể gán thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ: Trong quá trình sử dụng từ ngữ, người ta có thể mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ yếu là từ Hán Việt) để làm tăng nhanh số lượng từ.
Cách phát triển và mở rộng vốn từ:
+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới hoàn toàn.
+ Mượn từ của tiếng nước ngoài.
Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao.
II. Ngữ pháp
Phân loại từ tiếng Việt
Danh từ:
+ Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
+ Phân loại danh từ:
Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ đơn vị có hai nhóm:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ).
Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: danh từ chỉ đơn vị chính xác; danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
Danh từ chỉ sự vật: có hai nhóm:
* Danh từ riêng: là tên riên ... ép của bạn hoặc bài mẫu. Tự học qua sách tham khảo là tìm hiểu thêm những kiến thức mới hoặc những chỉ dẫn, những phương pháp tiếp cận bài học cụ thể của từng môn học. Tự học thuộc lòng những kiến thức cần ghi nhớ của bài học và những kiến thức bổ sung cần thiết. Tự học khi thực hành và liên hệ thực tế để rút ra những bài học cho bản thân về phương pháp hay kiến thức. Tự học chính là biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của bản thân, là quá trình rèn luyện nghị lực, ý chí phấn đấu vươn lên, đem lại cho bản thân khả năng hiểu biết, phân tích, cảm thụ sáng tạo. 
 Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn quy nạp ( khoảng 10 câu), có sử dụng câu hỏi tu từ bàn về tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
Đoạn văn tham khảo:
Ngày nay xã hội ngày càng tốt đẹp, cuộc sống con người ngàu càng phát triển hơn. Nhưng thật đáng buồn, điều đó lại đồng nghĩa với việc các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, mà điển hình là tệ nưn ma tuý đang hoành hành ghê gớm, đục khoét bao gia đình và xã hội. Ma tuý là độc dược, ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh của con người. Hậu quả đầu tiên mà ma tuý đem lại chính là cho những người sử dụng ma tuý. Những con nghiện dù khoẻ mạnh mấy nhưng chỉ sau vài năm nghiện thì cơ thể sẽ tiều tụy, thậm chí đôi khi phải trả giá bằng cả mạng sống của mình khi bị “sốc thuốc”! Nhưng kinh khủng hơn, tiêm chích ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn tới AIDS- người nghiện sớm muộn rồi sẽ chết. Đại dịch AIDS là một thảm hoạ của thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, tiêm chích ma tuý còn huỷ hoại công danh sự nghiệp của người nghiện: bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, bị đuổi việc, con đường tương lai tươi sáng phía trước bỗng vụt tắt, tối tăm. Vậy gia đình và xã hội có phải chịu hậu quả đáng buồn của những người nghiện ma tuý hay không? Những người mẹ, người vợ cho tới những đứa con và mọi người khác trong gia đình người nghiện luôn sống trong sự đau khổ, hạnh phúc tan vỡ, của cải đội nón ra đi. Xã hội thì an ninh không được đảm bảo vì những vụ trấn lột, giết người cướp của do những con nghiện gây ra. Đại dịch AIDS đe doạ sự tồn tại và tương lai phát triển của cả xã hội và nhân loại. Ma tuý kinh khủng là thế nhưng chúng ta vẫn có thể phòng trừ nó. mỗi chúng ta hãy nói “không” với ma tuý; hãy biết tự kiềm chế mình, tránh xa ma tuý, tự biết bảo vệ mình. Hơn thế nữa, chúng ta hãy nói với mọi người, với gia đình, bạn bè cần biết rõ tác hại của ma tuý. Hãy cùng nhau ngăn chặn nó. Và quan trọng hơn nữa, mỗi chúng ta hãy cùng nhau giúp đỡ những người nghiện để họ đừng quá lún sâu vào ma tuý. Kiên quyết bài trừ tệ nạn ma tuý là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tập thể, của cả xã hội nhằm xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho con người.
12. Bài tập: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Em hãy viết đoạn văn tổng phân hợp ( khoảng 10-12 câu), có sử dụng ít nhất hai phương tiện liên kết câu để bàn về lời khuyên trên.
Đoạn văn tham khảo:
Tình yêu thương đoàn kết dân tộc được thể hiện trong câu ca dao:
	“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
	Người trong một nước phải thương nhau cùng”
là vô cùng cao cả và thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ trong câu ca dao đều chứa đựng tâm ý sâu sắc. “ Giá gương” là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy ghi một vài nét về tiểu sử, công đức của người đsng được thờ cúng. Giá gương thường được son thiếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm. “ Nhiễu điều” là một thứ hang dệt cao cấp( vóc, nhiễu, the, lụa) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp lại càng them đẹp, them trang trọng. Chữ “phủ” trong câu ca dao có nghĩa là che chở, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm long tôn kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng vừa thương cảm. Đi từ cụ thể tới trừu tượng, từ so sánh tới khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh “ nhiễu điều phủ lấy giá gương” để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam gìn giữ và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc. “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” bởi cùng chung cội nguồn, nòi giống con Rồng cháu Tiên. Năm mươi tư dân tộc anh em, dù là Nam hay Bắc, miền ngược hay miền xuôi đều là anh em trong đại gia đình Việt Nam, chung một lãnh thổ, chung một lịch sử, chung một nền văn hoá lâu đời. Tình thương yêu đoàn kết dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là đạo lí sống của nhân dân ta, là cơ sở của tình yêu nước. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc tạo cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thiên tai lũ lụt, thù trong giặc ngoài, tương thân tương ái, xây dựng một “ xã hội văn minh, dân giàu, nước mạnh”.
 Bài tập: Hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn “ Đẽo cày giữa đường” theo phép quy nạp ( khoảng 8 – 10 câu), có sử dụng phép thế. 
Đoạn văn tham khảo: 
Trong kho tàng văn học dân gian, cùng để gửi gắm một tư tưởng, một nhận xét về hiện thực khách quan, có thể có nhiều sáng tác. Trong những câu chuyện cười, truyện ngụ ngôn hoặc thành ngữ ( “ Treo biển”, “ Yết thị”, “ Lắm thầy thối ma”, “ Rằm cũng ừ, mười tư cũng gật”,) có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” là một truyện rất độc đáo, ấn tượng. Người kia muốn kiếm một nghề để mưu sinh, điêù đó thật đáng khen. Anh chọn nghề đẽo cày để bán, điều đó cũng thật đáng khen. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờmột tình huống đặc biệt xuất hiện: Nghe người ta mách trên rừng người ta cày bằng voi, phải đẽo cày thật cao, thật to cho voi cày ắt sẽ bán chạy, anh làm theo. Kết quả cuối cùng là cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Như vậy, mặc dầu có ý đồ ban đầu tốt, nhưng vì nghe theo lời người khác một cách mù quáng, không động não suy nghĩ, không tìm hiểu kĩ lưỡng nên anh dã chuốc lấy thất bại thảm hại. Từ đó mới có thành ngữ “đẽo cày giữa đường” để răn dạy những kẻ ba phải, không có chính kiến trước một sự việc, hiện tượng 
14. Bài tập: Viết một đoạn văn tổng phân hợp, trong đó sử dụng ít nhất hai phép liên kết ( khoảng 10 câu), nêu lên vai trò và tác dụng của sách trong đời sống con người. 
Đoạn văn tham khảo:
“ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” ( M. goocki), Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên. Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong nuốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến mai sau. Sách là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình camt tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào trang sách. Sách đã vượt qua được giới hạn của không gian và thời gian: có sách, các thế kỉ và các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau. Sách khoa học giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó. Sách xã hội học giúp ta hiểu biết vrrf đời sống con người trên các vùng đất khác nhau với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng. Sách văn học giúp ta hiểu biết về thế giới bên trong của con người với những vui buồn, hạnh phúc và đau khổ, khát vọng và tranh đấu, giúp ta phát hiện ra chính mình, Những trang sách hay, có ích không chỉ làm tăng thêm hiểu biết, giá trị và sức mạnh của mỗi cá nhân mà nó còn phát huy tác dụng kì diệu, “mở rộng những chân trời mới” cho cả nhân loại.
Bài tập: Viết đoạn văn quy nạp, bàn luận câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”.
Đoạn văn tham khảo:
“ Lá lành đùm lá rách” gợi lên hình ảnh những lớp lá, chiếc lá lành, chiếc lá rách được xếp đặt cạnh nhau để gói các loại bánh lá. Bài học về nhữngchiếc lá gói bánh gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Trong cuộc sống, con người cần được sự giúp đỡ chia sẻ của người khác, nhất là khi gặp khó khăn. Sự đùm bọc lẫn nhau, sự tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn đã trở thành đạo lí làm người. Đây là thái độ “ nhường cơm sẻ áo” giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy “lành”, “rách” khác nhau nhưng cùng là lá. Đây không phải là “bố thí” mà là sự chia sẻ, sự thông cảm khi hoạn nạn khó khăn. Con người sốngtrong xã hội không thể lẻ loi, đơn độc một mình. Trong cuộc sống, mỗi ngườicũngcó những hoàn cảnh , khó khăn riêng cần có sự chia sẻ của người khác.
Bài tập luyện tập:
Tháng 3, trường em tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề “ Quà dâng mẹ”. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, trong đó có phép thế, phát biểu suy nghĩ của mình về buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy ấn tượng ấy.
Tháng 11, trường em tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề “ Tôn sư trọng đạo”. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 – 12 câu, trong đó có sử dụng phép lặp từ ngữ, phát biểu suy nghĩ của mình về buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đầy ấn tượng âý với em.
Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) bàn về “ văn hoá hội họp” hiện nay theo phép tổng phân hợp, có sử dụng ít nhất hai phép liên kết. 
Bạn em say mê học toán nhưng chưa thích học văn. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) góp ý kiến với bạn để giúp bạn học tập toàn diện hơn.
Một số bạn em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu) để thuyết phục các bạn ấy tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở: nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm việc gì có ích.
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy đặt một nhan đề cho hiện tượng ấy và viết mmột đoạn văn ( khoảng 10-12 câu) nêu suy nghĩ của mình.
Lớp em tổ chức buổi trao đổi về đề tài: Cái gì quý nhất? Em hãy viết một đoạn văn (10-12 câu) bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc trao đổi đó.
Viết một đoạn văn quy nạp từ 6-8 câu nói về mục đích học tập của người học sinh ( có sử dụng phép liên kết).
Viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nội dung nó về nhiệm vụ của người học sinh phải bảo vệ môi trường sống của quê hương. 
 Viết một đoạn văn quy nạp từ 8- 10 câu, trong đó có dùng phép liên tưởng để liên kết câu, nội dung nói về phát triển dân số của nước ta và thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_tu_on_ngu_van_9_de_thi_vao_lop_10_pho_thong_trung.doc