Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Đậu Kim Tuyến – Trường THCS Bạch Ngọc

Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Đậu Kim Tuyến – Trường THCS Bạch Ngọc

Tuần 9 Bài 9

 Tiết 41 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

 (Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp HS:

- Kiến thức: Qua phân tích cái thiện, cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tác giả và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường; Tìm hiểu và đánh giá tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.

 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả.

 - Thái độ: GD HS biết giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn

B. CHUẨN BỊ.

 GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, tác phẩm Lục Vân Tiên

 HS : Học bài cũ, soạn bài, đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.

 - Đọc thuộc lòng đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga". Qua đoạn trích, phẩm chất người anh hùng Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào?

Hoạt động 2. Dẫn vào bài. ( . )

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Đậu Kim Tuyến – Trường THCS Bạch Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9 Bài 9
 Tiết 41 Lục vân tiên gặp nạn
 (Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Kiến thức: Qua phân tích cái thiện, cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tác giả và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường; Tìm hiểu và đánh giá tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả.
 - Thái độ: GD HS biết giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn
B. Chuẩn bị.
 GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, tác phẩm Lục Vân Tiên	
 HS : Học bài cũ, soạn bài, đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga". Qua đoạn trích, phẩm chất người anh hùng Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2. Dẫn vào bài. ( ... ) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chung văn bản
 ? Đoạn trích nằm ở phần nào của câu chuyện? Nội dung đoạn này là gì?.
- GV hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu, gọi 1 -2 HS đọc.
? Em hiểu thế nào là "phui pha, luỵ, hẩm hút, kinh luân" ? 
- HS dựa vào chú thích trả lời.
? Em có nhận xét gì về bố cục của đoạn trích? 
Hoạt động 4. Tìm hiểu chi tiết văn bản
- HS đọc to 8 câu đầu.
? Trước khi gặp Trịnh Hâm cảnh tình thầy trò Lục Vân Tiên như thế nào?
? Để hãm hại Vân Tiên y đã hành động như thế nào?
? Vì sao Trịnh Hâm lại quyết tâm hãm hại Vân Tiên (mặc dù Vân Tiên đã bị mù)?
? Em có nhận xét gì về hành động đó? Qua đó em thấy Trịnh Hâm là con người như thế nào?
- HS đọc đoạn còn lại của đoạn trích.
? Em có nhận xét gì về chi tiết giao long cứu Vân Tiên? Qua đó thể hiện quan niệm gì của tác giả?
? Sau khi giao long đưa vào bờ Vân Tiên được ai cứu giúp? Câu thơ nào thể hiện việc làm cao cả nhân đức đó?
? So sánh với hành động của Trịnh Hâm và rút ra nhận xét?
- Trịnh Hâm ích kỷ, nhỏ nhen, độc ác.
- Ông Ngư bao dung, nhân ái, hào hiệp.
? Cái thiện còn được bộc lộ qua những hành động nào của ông Ngư? Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả cuộc sống đó.
? Đó là một cuộc sống như thế nào?
? Qua đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn trích?
Hoạt động 5. Tổng kết
? Tư tưởng và tình cảm mà nhà thơ NĐC muốn gửi gắm qua sự việc LVT gặp nạn?
I. Tìm hiểu chung.
 1. Vị trí đoạn trích 
- Đoạn này nằm ở phần 2 của truyện: Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại.(câu 937- 976)
 2. Đọc, giải thích từ khó.
 3. Cấu trúc văn bản.
Bố cục: 2 phần.
- 8 câu đầu: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên.
- Phần còn lại: Vân Tiên được cứu giúp.
II. Tìm hiểu chi tiết.
 1. Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên
- Thời gian: giữa đêm khuya, khi mọi người ngủ yên trên thuyền.
- Không gian: khoảng trời nước mênh mông.
- Hành động: xô xuống bất ngờ "giả tiếng kêu trời" la lối om sòm lên, lấy lời phui pha kể lể bịa đặt để che lấp tội ác của mình.
-->Vì tính đố kỵ, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân. 
=> Hành động có tính toán, âm mưu, kế hoạch sắp sẵn kỹ lưỡng -> lột tả tâm địa của kẻ bất nhân, giả dối, nham hiểm, độc ác, hèn hạ
 2. Vân Tiên được cứu giúp
- Được giao long dìu vào bờ: "Giao long dìu đỡ vào trong bãi rày"
--> Thể hiện quan điểm thiện ác của tác giả theo quan niệm dân gian "ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
- Vợ chồng ông ngư cứu giúp:
 "Hối con vầy lửa một giờ
 Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày".
--> Cả nhà nhốn nháo, hối hả, lo chạy chữa cứu sống Vân Tiên -> việc làm nhân đức và tình cảm của ông ngư.
- Hỏi han, sẵn lòng cưu mang Lục Vân Tiên dù chỉ là chia sẻ cuộc sống đói nghèo
- Không cần đền ơn.
- Biểu hiện qua cuộc sống đẹp của ông Ngư.
 + Thanh tao, phóng khoáng (doi, vịnh, gió, trăng, ...) 
 + Con người hoà trong cảnh tự do, phóng khoáng.
--> Một cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh lợi, một cuộc sống tự do, phóng khoáng, con người hoà nhập với thế giới thiên nhiên.
=> Quan điểm NĐC: Hăng hái, nhiệt tình làm việc thiện, việc nghĩa để phò đời, cứu nước, không tính thiệt hơn; tác giả gửi gắm khát vọng vào niềm tin vào cái thiện, vào con người lao động bình thường.
- NT: giàu cảm xúc, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
III. Tổng kết
 Đoạn trích nói lên sự đối lập giữa cái thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với quần chúng nhân dân lao động
Hoạt động 6. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản trong bài đặc biệt là sự đối lập giữa ông Ngư và Lục Vân Tiên
 - Chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương.
 - Soạn bài " Đồng chí"
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy: ..............................
 Tiết 42 chương trình địa phương phần văn
 Văn bản: Thăm lúa - Hữu Thung
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học địa phương Nghệ An; Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ “Thăm lúa”.
 - Kỹ năng: Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu vể tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
 - Thái độ: Biết trân trọng những giá trị văn hoá của địa phương Nghệ An, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước
B. Chuẩn bị.
 GV: Sưu tầm một số tác phẩm, sách báo của địa phương mình cho HS.	
 HS : Đọc kỹ tài liệu Ngữ văn Nghệ An. Soạn bài "Thăm lúa". Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Hữu Thung và bài thơ "Thăm lúa".
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2. Dẫn vào bài.
 Nghệ An, mảnh đất có thiên nhiên hữu tình cùng các làn điệu dân ca, câu hò ví dặm làm say lòng người. Điều đó đã tạo nên một cốt cách rất riêng cho con người xứ Nghệ. Hình ảnh con người xứ Nghệ đi vào trong thơ ca như một mạch rất tự nhiên có sức neo đậu lớn, đặc biệt trong bài thơ "Thăm lúa" của Trần Hữu Thung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chung bài thơ
- Giới thiệu chân dung Trần Hữu Thung.
? Dựa vào phần chú thích ở sách Ngữ văn Nghệ An và những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về tác giả Trần Hữu Thung và bài thơ " Thăm lúa" ?
? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào ?
-> Bài thơ được viết năm 1950 khi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Trên chiến trường quân ta đã có những bước phát triển, ở hậu phương lo tăng gia sản xuất thi đua với tiền phương... Ra đời trong hoàn cảnh ấy bài thơ mang dấu ấn, không khí của những năm cả nước kháng chiến - cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
- Vì thế ngay từ khi mới ra đời bài thơ đã được quần chúng cả nước đón nhận và đi vào đời sống kháng chiến với một sức sống lâu bền .
- Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Trần Hữu Thung.
- Bài thơ thăm lúa đã được tặng thưởng tại Liên hoan Thanh niên thế giới tại Buycaret 1953.
- GV hướng dẫn đọc : giọng vừa giản dị tự nhiên, vừa thủ thỉ, tâm tình.
? Đọc bài thơ em có cảm nhận ban đầu như thế nào ?
? Xác định thể loại ? Thể thơ ấy có đặc điểm gì ?
- PTBĐ: biểu cảm + tự sự + miêu tả .
- Thể loại trưc tình , thể thơ 5 chữ. Thể thơ này thường có kết hợp tự sự, gần với hát dặm Nghệ Tĩnh.
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ?
? Cảm hứng chính của bài thơ là gì ? Mạch cảm xúc trong bài được triển khai như thế nào ? 
? Bài thơ dùng rất nhiều từ địa phương miền trung xứ Nghệ. Hãy chỉ ra một số từ
Hoạt động 4. Tìm hiểu chi tiết .
? Chúng ta đã biết bài thơ là tâm tình của người vợ có chồng đi kháng chiến. Vậy tâm tình ấy được bộc lộ trong hoàn cảnh nào ?
-> buổi sáng thăm đồng.
- HS đọc đoạn đầu (Từ đầu đến "lòng khấp khởi")
? Khung cảnh đó hiện lên qua những hình ảnh tiêu biểu nào ?
? Em có cảm nhận gì về khung cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây ?
? Khung cảnh như thế nào ?
? Những từ ngữ nào diễn tả tâm trạng ? Từ ngữ đó gợi được điều gì ?
-> “ Đứng chống quốc em trông
 Em thấy lòng khấp khởi ”
- (Khung cảnh của một cảnh đồng quê sắp vào mùa trong một buổi sáng đẹp trời, với một không gian thoáng đãng, trong trẻo , đầy sức sống -> không gian ruộng đồng rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam nói chung và con người xứ Nghệ nói riêng.
- Cô thôn nữ : lòng khấp khởi.
- Vừa có sự vui mừng, phấn chấn, vừa có cái gì đó như xốn xang, xao xuyến. Có lẽ đó là niềm vui khi cô ngắm nhìn thành quả lao động của mình sau bao ngày vất vả, rồi lòng chợt bâng khuâng xao xuyến khi nhớ đến hình ảnh người chồng ở phương xa và bao kỷ niệm trong buổi tiễn đưa chồng lên đường đã ùa về trong kí ức.
- HS đọc "Một buổi sáng mai ri...anh bảo em ngoái lại ".
? Đoạn thơ diễn tả điều gì ?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, âm hưởng, hình ảnh của đoạn thơ ?
? Theo em, hình ảnh nào có sức gợi mạnh mẽ nhất để đánh thức kỷ niệm ở người vợ ?
? Trong hồi ức của người vợ về buổi chia tay, cô ấy nhớ đến những hình ảnh nào ?
? Trong các hình ảnh ấy em ấn tượng với hình ảnh nào nhất ? Vì sao ? ( Tinh thần của người ra đi ? Nỗi lòng của người ở lại ? )
? Từ đó em hình dung như thế nào về cảnh chia tay ở đây ? Có gì khác so với cảnh chia tay trong đoạn trích "Sau phút chia li" (Trích Chinh phụ ngâm) ?
? Qua đoạn hồi ức đó, em thấy tâm trạng của người vợ như thế nào ?
=> Chị nhớ một cách tỉ mỉ đến từng màu sắc, âm thanh.
Chuyển : Trở lại với tâm trạng của người vợ trẻ . Trong hồi ức về buổi chia tay của chị , ta đã cảm nhận được nỗi nhớ chị dành cho chồng . Và nỗi nhớ ấy còn được thể hiện rõ ở đoạn thơ tiếp theo .
Theo dõi đoạn thơ từ ...Cam ba lần... đến hết.
? Hãy phát hiện và phân tích những nét đặc sắc trong cách diễn tả nỗi nhớ của người vợ?
- Nỗi nhớ chồng gắn liền với cảnh vật thiên nhiên: bưởi, cam, chuối, lúa, ruộng, vườn; người vợ đếm thời gian xa cách bằng những vụ mùa.
- Bằng cách bấm đốt ngón tay rất dân dã
- Nỗi nhớ gắn với các giai đoạn chiến đấu trên chiến trường.
- Nhớ thương chồng người vợ càng hăng say lao động, giành thắng lợi trên mặt trận sản xuất.
- Niềm tin chờ đợi ngày chiến thắng.
? Trong cách tính thời gian đó, các sự vật được xuất hiện như thế nào ?
? Cách lặp lại các sự vật ấy diễn tả được điều gì ? 
(Các sự vật như: bưởi, cam, chuối, lúa ruộng, vườn ... mỗi lần nhắc lại đều gắn với nỗi nhớ chồng ).
? Mỗi lần những hình ảnh đó xuất hiện thì đồng thời xuất hiện hình ảnh của ai ?
? Đọc các câu thơ : "Người ta bảo không trông .... nhớ anh răng được", em có cảm xúc như thế nào ?
? Cách thể hiện ấy bộc lộ nỗi nhớ thương của người vợ như thế nào ? -> nhớ cụ thể, tỉ mỉ.
? Có ý kiến cho rằng: bài thơ là lời bộc bạch nỗi nhớ chồng của người vợ trẻ, song cũng có ý kiến nói rằng: tình cảm của người phụ nữ trong bài thơ không dừng lại ở tình cảm vợ chồng mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước.
 ỳ kiến của em thế nào ?
? Em có cảm nhận gì về hìn ... ên cơ sở HS đã chuẩn bị bài ở nhà GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức.
? Nêu khái niệm về từ đơn và từ phức?
VD: Từ đơn: Cây, nhà, biển, đảo....
 Từ phức: quần áo, trầm bổng, đẹp đẽ..
? Từ phức gồm mấy loại? Đó là những loại nào?
- HS đọc VD2
? Trong những từ được dẫn trong VD từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
- HS đọc VD3
? Xác định từ láy giảm nghĩa và tăng nghĩa trong VD.?
? Nhắc lại khái niệm về thành ngữ?
- HS đọc mục 2
? Trong những tổ hợp đã nêu, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là TN? Giải thích nghĩa
- HS phát biểu nếu đúng GV cho điểm.
? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. 2 thành ngữ có yếu tổ chỉ thực vật. Giải thích nghĩa và đặt câu.
- GV chia lớp làm 3 nhóm để các nhóm thi nhau xem nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ hơn
? Nhắc lại khái niệm nghĩa của từ 
- HS đọc bài tập 2
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách đã nêu trong bài tập?
? Cách giải thích nào trong 2 cách giải thích là đúng? Vì sao?
? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- HS đọc VD 1: 
? Trong câu thơ đó từ hoa trong "Thềm hoa", "Lệ hoa" được đúng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng làm xuất hiện từ chuyển nghĩa được không?
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
? Thế nào là từ đồng âm? Cho VD
? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.?
- HS đọc bài tập 
? Trong 2 trường hợp a và b trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng đồng âm, vì sao?
? Nêu khái niệm từ đồng nghĩa.
- HS đọc yêu cầu bài tập(2) 
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu trong VD?
? Cho biết dựa trên cơ sở nào từ "Xuân" có thể thay thế cho từ "tuổi". Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
? Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa?
? Xếp các cặp từ trái nghĩa vào 2 nhóm
- Nhóm 1: Sống ><chết
- Nhóm 2: Già >< trẻ.
? Nhắc lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
VD: Từ "Chó" được coi là có nghĩa rộng vì nó bao hàm từ "chó săn, chó sói, chó nhà."
VD: Từ "Chó" được coi là nghĩa hẹp vì được bao hàm trong phạm vi của từ "gia súc"
--> Từ "Chó" vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp.
? Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ
- GV treo bảng phụ HS điền vào
I. Từ đơn và từ phức
 1. Khái niệm
a, Từ đơn: là từ chỉ gồm có một tiếng. 
b, Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên
c, Từ phức có 2 loại:
 + Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm 
giữa các tiếng.
2. Xác định từ ghép, từ láy.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
3. Xác định từ láy giảm nghĩa và tăng nghĩa
a, Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b, Tăng nghĩa: Nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
 II. Thành ngữ.
 1. Khái niệm: 
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
 2. Xác định thành ngữ, tục ngữ.
a, Thành ngữ: 
- Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi, đến chốn bỏ dở thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ, có cái này đòi cái khác.
- Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, rất đủ để lừa những người nhẹ dạ cả tin.
b, Tục ngữ 
- Gần mực .... thì rạng: Hình ảnh sống môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
- Chó treo mèo đậy: Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo, với mèo thì phải đậy
3. Các thành ngữ:
* Chỉ động vật
 - Chó: Chó cắn áo rách; chó ngáp phải ruồi; lên voi xuống chó; chó ăn đá gà ăn sỏi; chó chê mèo lắm lông; chó cậy gần nhà.
- Mèo : Mèo mù vớ cá rán, mèo mả gà đồng, mỡ để miệng mèo, giấu như mèo giấu cứt....
* Chỉ thực vật 
 Bèo dạt mây trôi, cây cao bóng cả, cây nhà lá vuờn, cưỡi ngựa xem hoa...
III. Nghĩa của từ 
 1. Kiến thức: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
 2. Bài tập 
- Cách hiểu a là đúng. Có thể bổ sung: "người phụ nữ có con do mình sinh ra hoặc con nuôi nói trong quan hệ với con" 
- Cách ẩiỉ thích (b) là đúng: Vì từ "rộng lượng" định nghĩa cho từ "độ lượng" phần còn lại là cụ thể hóa cho từ rộng lượng.
IV. Từ nhiều nghĩa và hình tượng chuyển nghĩa của từ
 1. Kiến thức:
 Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
 2. Bài tập:
- Từ "hoa" được dùng theo nghĩa chuyển
- Không thể dùng theo nghĩa chuyển đây là nguyên nhân khiến từ "hoa" trở nên nhiều nghĩa vì nó chỉ là nghĩa lâm thời chưa được cố định hoá và chưa được chú giải trong từ điển
V. Từ đồng âm
 1. Kiến thức: 
 Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa lại khác nhau.
VD : Từ "canh": món ăn, thời gian, trông coi,...
* Phân biệt hiện tượng đồng âm với từ nhiều nghĩa:
- Hiện tượng nhiều nghĩa: một từ có nhiều nghĩa khác nhau.
VD: "Chín": cơm chín, mít chín, vá chín
- Hiện tượng đồng âm: hai hoặc nhiều từ có nghĩa khác xa nhau.
VD: "Lồng": ngựa lồng, lồng vỏ chăn, lồng chim
 2. Bài tập
a, Hiện tượng nhiều nghĩa: "lá" trong lá phổi.
b, Hiện tượng đồng âm: từ "đường"
VI. Từ đồng nghĩa
 1. Kiến thức:
 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 2. Bài tập:
a, Cách hiểu c là đúng vì từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.
 b,
"Xuân" : Dựa vào mùa trong năm: một năm tương ứng với một tuổi.
4 mùa = 1 tuổi là cách so sánh ngang bằng
- Từ "xuân" thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả ngoài ra dùng từ này còn là để tránh lặp với từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa.
 1. Kiến thức:
 Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 2. Bài tập:
 * Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu >< hẹp 
 * Xếp theo nhóm: 
 Nhóm 1: Sống >< lẻ...
 Nhóm 2: Yêu >< nghèo
VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ
 1. Kiến thức:
- Một số từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác và ngược lại.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này nhưng lại có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
2. Bài tập. Điền từ ngữ thích hợp vào sơ đồ.
Từ 
(Xét về mặt cấu tạo)
Từ đơn
Từ phức
 Từ láy
 Từ ghép
Từ ghép 
Bộ phận
Từ láy hoàn toàn
Từ ghép 
C - P
Từ ghép 
đẳng lập
Từ láy vần
Từ láy âm
? Giải thích nghĩa của các từ trong sơ đồ bằng cách sử dụng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp.
- Hướng dẫn HS về nhà làm tương tự
? Nhắc lại khái niệm "Trường từ vựng"
- HS cho ví dụ
- HS đọc nội dung đoạn trích.
? Hãy tìm trường từ vựng (ẩn) không được nói đến nhưng có những từ thuộc trường từ vựng?
- GV ra cho HS một số bài tập bổ trợ làm tại lớp.
- VD: Từ ghép là từ phức được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
IX: Trường từ vựng
 1. Kiến thức:
 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
VD: Tay: - Bộ phận: bàn tay, cổ tay, ngón tay, ..
 - Hình dáng: to, nhỏ, gầy, béo, dài, ...
 - Hành động: cầm, nắm, bóp, chỉ, .....
 2. Bài tập: Phân tích sự độc đáo trong đoạn trích.
- Trường từ vựng "nước": tắm, bể
 Tác giả dùng 2 từ cùng 1 trường từ vựng là "tắm" và "bể" góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn?
Hoạt động 4. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV yêu cầu HS về nhà học lại những phần kiến thức đã ôn tập làm tiếp các bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị để trả bài viết số 2.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy: ..............................
 Tiết 45 Trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
 - Kỹ năng : Hình thành cho HS một số kĩ năng cần thiết khi sử dụng kiểu bài.
 - Thái độ : HS có ý thức tự chữa bài cho mình và cho bạn.
B. Chuẩn bị.
 GV: Chấm bài, phát hiện lỗi để sửa cho HS. 
 HS : Xem lại đề bài, chuẩn bị dàn ý.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2. Hình thành đáp án.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- HS nhớ lại và đọc đề.
- GV chỉ hướng dẫn một đề bài
? Xác định yêu cầu của đề bài về kiểu bài? Hình thức? ND? Đối tượng?
? Với đề bài đó em sẽ trình bày theo bố cục như thế nào? Nội dung chính của từng phần?
? Em kết hợp miêu tả như thế nào?
- Đề bài 2 HS thao tác tương tự.
Hoạt động 3 . Nhận xét bài làm
- HS tự đánh giá bài làm của mình căn cứ vào dàn ý vừa xây dựng 
- GV nhận xét chung.
- Nhấn mạnh những điểm đã và chưa đạt của HS trong bài viết cả về nội dung và hình thức.
- GV trả bài cho HS
Hoạt động 4. Đọc, bình bài viết
GV chọn một số bài khá, giỏi đọc. HS nhận xét. GV chỉ ra ưu điểm
GV chọn một số bài TB, yếu đọc. HS nhận xét. GV chỉ ra tồn tại, rút kinh nghiệm
I. Tìm hiểu đề.
 Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
* Yêu cầu: 
- Thể loại: Tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả.
- Hình thức: 1 lá thư.
- Đối tượng: Bạn học cũ
- ND: Kể lại buổi thăm trường (Tưởng tượng)
II. Lập dàn ý. 
a. Mở bài: Giới thiệu lý do viết thư
b. Thân bài: Tưởng tượng sau 20 năm.
- Khi ấy em đã trưởng thành
- Khi về trường cũ thì cảnh sắc thế nào? Gặp gỡ ai và không gặp được ai? Vì sao?
- Miêu tả quang cảnh sân trường những người đã gặp.
c. Kết bài: 
- Cảm xúc khi đến và khi ra về.
III. Nhận xét và đánh giá.
a, Ưu điểm: 
- Về kiểu bài: Hầu hết bài viết đi đúng thể loại.
- Về nội dung: Nhiều bài viết đi đúng trọng tâm của đề bài, một số trình bày khá đủ khía cạnh của đề bài.( Hòa, Đạt Hương, Thắng, Hiền...(9A); Lan Anh, Hiền, Xuân, Hồng, Hằng, ...(9B ).
- Về hình thức: Một số bài viết rõ ràng đúng chính tả, bố cục đầy đủ, biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài viết để câu chuyện sinh động, có cảm xúc.
b, Nhược điểm: 
- Về kiểu bài: Vẫn còn tình trạng bài viết lạc thể loại, sa vào liệt kê sự việc hoặc biểu cảm nhiều hoặc miêu tả nhiều.
- Về nội dung : Một số bài viết còn sơ sài, chưa đi sâu vào nội dung.
- Về hình thức : nhiều bài viết chữ còn xấu, sai lỗi chính tả, bố cục không rõ ràng, trình bày kém, chưa biết phân đoạn văn....
c, Kết quả:
- 9A: Giỏi: 1 Khá: 16 TB : 14 Yếu : 6
- 9B: Giỏi: 2 Khá: 8 TB : 23 Yếu: 7
4. Đọc, bình bài viết 
 Hoạt động 5 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
 - HS về nhà đọc lại bài tiếp tục sửa các lỗi mắc phải.
 - Soạn bài: Đồng chí.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_ngu_van_9_tuan_9_dau_kim_tuyen_truong_thcs.doc