Kế hoạch dạy ôn thi Ngữ văn lớp 9 năm học 2009 - 2010

Kế hoạch dạy ôn thi Ngữ văn lớp 9 năm học 2009 - 2010

Tổng kết từ vựng - Củng cố và nâng cao kiến thức về từ vựng đã học

- Rèn kĩ năng phân tích giá trị ngữ nghĩa của từ ngữ và khả năng sử dụng từ vựng tiếng Việt.

- GD học sinh hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Các phương châm hội thoại - Củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại: PC về lượng, PC về chất, PC quan hệ, PC cách thức, PC lịch sự.

- Rèn kĩ năng giao tiếp

Một số vấn đề văn học trung đại - HS hiểu được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của các tác phẩm : Truyện Kièu, Chuyện ngươì con gái Nam Xương,Truyện Lục Vân Tiên.

- Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ văn Trung đại.

- Gd học sinh yêu quý và trân trọng vẻ đẹp con người, biết lên án chống thế lực tàn bạo, đồng cảm, sẻ chia với nỗi thống khổ của con người.

Thơ hiện đại VN - Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản phần thơ trữ tình hiện đại VN . HS hiểu được vẻ đẹp của người lính cụ Hồ, vẻ đẹp của người phụ nữ Vn trong thời kì kháng chiến, sức sống bền vững của những tình cảm thiêng liêng.

- Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy ôn thi Ngữ văn lớp 9 năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hiến Thành
 Kế hoạch dạy ôn thi ngữ văn lớp 9
 Năm học 2009-2010
STT
Tên chuyên đề
Mục tiêu cơ bản
Buổi
1
Tổng kết từ vựng
- Củng cố và nâng cao kiến thức về từ vựng đã học
- Rèn kĩ năng phân tích giá trị ngữ nghĩa của từ ngữ và khả năng sử dụng từ vựng tiếng Việt.
- GD học sinh hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt.
1->2
2
Các phương châm hội thoại
- Củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại: PC về lượng, PC về chất, PC quan hệ, PC cách thức, PC lịch sự.
- Rèn kĩ năng giao tiếp
3
3
Một số vấn đề văn học trung đại
- HS hiểu được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của các tác phẩm : Truyện Kièu, Chuyện ngươì con gái Nam Xương,Truyện Lục Vân Tiên.
- Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ văn Trung đại.
- Gd học sinh yêu quý và trân trọng vẻ đẹp con người, biết lên án chống thế lực tàn bạo, đồng cảm, sẻ chia với nỗi thống khổ của con người.
4->8
4
Thơ hiện đại VN 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản phần thơ trữ tình hiện đại VN . HS hiểu được vẻ đẹp của người lính cụ Hồ, vẻ đẹp của người phụ nữ Vn trong thời kì kháng chiến, sức sống bền vững của những tình cảm thiêng liêng.
- Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ.
9->14
5
Truyện hiện đại VN 
- Củng cố và nâng cao kiến thức đã học phần truyện VN. Giúp HS hiểu đời sống tình cảm của con người VN: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và tinh thần chiến đấu hi sinh của con người VN trong kháng chiến.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích truyện.
14->20
6
Ôn tập về văn nghị luận
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận.
- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận
20->25
7
Ôn tập chung
- Rèn luyện kĩ năng chữa đề kiểm tra
- Tổng hợp những vấn đề dễ và khó trong chương trình Ngữ văn 9
25->30
Buôỉ 9	 Soạn : 24/2/10
	Dạy : 27/2/10
Chuyên đề truyện hiện đại Việt Nam sau năm 1945
Ôn tập văn bản : làng
A.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao kiến thức đã học về văn bản Làng của nhà văn Kim Lân.
- HS hiểu rõ hơn về phẩm chất của người nông dân trong nhữmg năm kháng chiến. Đó là sự thống nhất giữa tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần nhiệt tình ủng hộ kháng chiến.
- Rỡn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn.
B. Nội dung:
I- Kiến thức cơ bản :
1- Tác giả : sgk 
- Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh.
- Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, chủ yếu viết về cảnh sinh hoạt ở làng quê và số phận của người nông dân. Ông đã để lại nhiều trang văn xuất sắc : Vợ nhặt, làng, con chó xấu xí...
2- Tác phẩm :
a- Hoàn cảnh sáng tác : 1948 .
b- Đặc sắc nghệ thuật :
- Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí .
- Tác giả đã sáng tạo tình huống căng thẳng , thử thách nội tâm nhân vật , từ đó bộc lộ đời sống bên trong , tình cảm và tư tưởng của nhân vật .
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc , tinh tế .
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động mang tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân .
- Cách trần thuật của tác giả linh hoạt , tự nhiên , có nhiều chi tiết sinh hoạt , đời sống hàng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn .
c- Giái trị nội dung :
_ Truyện Làng thể hiện chân thực và sinh động một tình cảm bề chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai .
II- Luyện tập :
Câu 1.
 Truyện ngắn làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em.
 Gợi ý :
I/ Tìm hiểu đề :
 - Đề yêu cầu phân tích một nhận xét : Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái tình cảm có tính chất chung được nhà văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai. Vì thế cần phân tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.
 - Nhưng truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân tích kĩ diễn biến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nước của nhân vật.
 - Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng điịnh sự gắn bó giữa tình yêu làng có tính truyền thống với những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong sự giác ngộ cách mạng.
 - Dựa vào đoạn trích là chủ yếu, nhưng để phân tích được trọn vẹn, có thể trình bày lướt qua về nhân vật ở những đoạn khác.
II/ Dàn bài chi tiết 
 A- Mở bài:
 - Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
 - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B- Thân bài
 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
 a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
 - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
 - Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
 b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
 - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”; rồi ông lo “cái chòi gác, những đường hầm bí mật,” đã xong chưa?
 - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
 c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
 - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
 - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
 - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
 - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
 - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
 + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
 + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
 d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
 - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
 - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
 3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
 - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
 - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
 Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
 C- Kết bài:
 - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
 - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
Câu 2. 
 Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
 Em hãy phân tích để làm rõ.
 Gợi ý :
 1. Yêu cầu về nội dung :
 * Đề bài yêu cầu người viết phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm tự sự để phân tích, làm rõ nghệ thuật thể hiện sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật. Tâm trạng của nhân vật cần làm rõ ở đây là ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân với diễn biến đầy phức tạp khi  ... , qua suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường. Đây là bút pháp độc đáo của Nguyễn Thành Long trong truyện này. Cần phân tích tác dụng của cách viết đó.
 II/ Dàn ý đại cương.
 A- Mở bài :
 - Giới thiệu chủ đề của truyện Lặng lẽ Sa Pa và nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của Nguyễn Thành Long.
 - Nêu suy nghĩ của cô kĩ sư nông nghiệp (xem đề bài).
 B- Thân bài :
 1. Anh luôn háo hức và mơ mộng trong công việc
 - Tính chất cộng việc có vẻ đơn điệu nhàm chán, lại phải làm một mình.
 - Hăng hái nhận nhiệm vụ, làm việc hết mình, luôn vươn lên những kết quả cao hơn.
 - Lúc nào cũng mơ ước, say sưa về công việc, gắn bó với nó thắm thiết.
 2. Anh luôn háo hức và mơ mộng trong cuộc sống
 - Hăm hở, sôi nổi, hồn nhiên khi tiếp xúc với mọi người
 - Sống đầy mộng mơ : Một mình mà trồng cả một vườn hoa to, trò chuyện với sách như với bạn, cư xử tinh tế, sống có chiều sâu (nhiều suy ngẫm, triết lí về cuộc đời, về quan hệ với cuộc sống chiến đấu, sản xuất của cả nước, )
 3. Những đặc điểm đó ở anh không chỉ dễ gây xúc động mà còn khiến người khác khi tiếp xúc với anh phải suy nghĩ.
 - Những suy nghĩ, nhận xét của bác lái xe.
 - Những suy nghĩ và lời hứa quay trở lại với anh của ông hoạ sĩ.
 - Nhất là những suy nghĩ rút ra bài học vào đời của cô gái.
 4. Cách xây dựng nhân vật có chiều sâu của tác giả
 - Ngoài việc để nhân vật tự biểu hiện, còn để nhân vật hiện lên qua suy nghĩ của nhân vật khác.
 - Tác dụng : Sự đánh giá khách quan và sâu sắc.
 C- Kết bài
 - Cuộc gặp gỡ chỉ trong nửa giờ, được nhà văn kể thật dung dị qua những lời tâm sự, suy ngẫm, đối thoại.
 - Qua đó thể hiện thật sinh động nhân vật chín và chủ đề của truyện tự hiện ra nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 4- Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
 Gợi ý :
 a. Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm và nêu ấn tượng chung nhất về nhân vật b. Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm :
 b. Thân bài :
* Vẻ đẹp trong cách sống của nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa
 - Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo năng, tính mây, đo chấn động mặt đất 
 - Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở đậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
 - Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
 - Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học...
* Vẻ đẹp tâm hồn:
- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
- Cảm thấy cuộc sống không cô dơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.
c. Đánh giá, liên hệ.
- Tác phẩm đã khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang yêu lao động có tinh thần hi sinh vì sự nghiệp xây dựng CNXH.
	Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
C- Hướng dẫn về nhà :
- Học các nội dung ôn tập .
- Đọc lại văn bản : Chiếc lược ngà .
Buổi 11 Soạn: 28/2/10
 Dạy: /3/10
Ôn tập văn bản: Chiếc lược ngà
- Nguyễn Quang Sáng -
A. Mục tiêu :
- GV giúp HS ôn tập những kiến thức cơ bản đã học về văn bản Chiếc lược ngà. HS hiẻu rõ hơn tình cảm gia đình sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- GD học sinh tình cảm biết ơn và tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Từ đó có ý thức học tập và rèn luyện trở thành ngững công dân hữu ích.
- Rỡn kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ văn chương nghệ thuật
B. Nội dung
I/ Kiến thức cơ bản :
Tác giả :Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông là cây bút viết nhiều thể loại : Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. Sáng tác của Nguyễn Quang Sáng chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
Tác phẩm : Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Nhưng NQS không viết về cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù mà viết về một tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này : Tình cha con. Tình cảm ấy được thể hiện trong trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh nên càng cảm đọng và thấm thía.
Về nghệ thuật : Tác phẩm thể hiện rõ phong cách truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng : tình huống bất ngờ nhưng hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, thoải mái ; ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói của người Nam Bộ.
B. Bài tập vận dụng :
Câu 1 : 
a)Người kể chuyện trong tác phẩm này là ai ? Việc chọn ngôi kể như thế có tác dụng gì ?
b)Phân tích nghệ thuật tổ chức tình huống của nhà văn trong tác phẩm.
( Hướng dẫn : 
a)Người kể chuyện trong tác phẩm này là bạn của ông Sáu (nhân vật bác Ba). Bác Ba chính là người đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Việc lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng rất lớn :
+ Khiến cho câu chuyện trở lên khách quan, đáng tin cậy.
+ Làm cho mạch kể diễn ra tự nhiên. Người kể có thể xen vào những suy nghĩ, bình luận cá nhân giúp cho người đọc cùng chia sẻ với quan niẹm của mình về tình phụ tử cao đẹp.
 b) Nguyễn Quang Sáng đã dựng lên hai tình huống và gắn với nó là hai lần gặp gỡ:
+ Lần thứ nhất: Ông Sáu gặp con, khát khao con goi “ba” nhưng đã bị nó cự tuyệt mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi, thương yêu, chiều chuộng nó. MãI đến khi ông chuẩn bị ra đI, con bé mới bất ngờ gọi “ba” với tất cả tình yêu thương mà nó đã dồn nén suốt tám năm.
+ Lần thứ hai: Cuộc gặp gỡ giữa bác Ba và bé Thu ngày nào giờ đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Bác Ba đã thay mặt ông Sáu chuyển tới tận tay con gáI bạn mình chiếc lược ngà.
- > Tình huống thứ nhất đã bộc lộ rõ nét tính cách, tình cảm yêu thương mãnh liệt của bé Thu.
Câu 2. Tập làm văn
 Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên
 Gợi ý:
 - Hoàn cảnh của câu chuyện
 + Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu.
 + Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
 - Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
 + Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
 + Cô bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
 + Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
 Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
 - Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
 + Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
 + Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực.
 + Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
 + Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
 + Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người ạn mang cây lược cho con gái.
 - Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sờu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
 Câu 3
 Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 Gợi ý :
 - Yêu cầu cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản sau:
 a. Giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
 b. Phân tích được 2 luận điểm sau :
* Chiến tranh đã đặt tình cảm gia đình trước những thử thách ( Làm cho cha phải cha con sống trong nhớ nhung mòn mỏi; vợ xa chồng một mình gánh vác công việc gia đình vất vả; con xa cha , không biết mặt cha, thiếu t5hốn tình cha
* Hoàn cảnh chiến tranh càng làm cho tình cảm gia đình thêm toả sáng:
+ Tình cảm của Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
 - Bé thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết định không chịu gọi ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị la mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó đang tôn thờ và nang niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh mà chịu cảnh chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
 - Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu xúc động mạnh cho người đọc.
+ Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
 - Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nõi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
 - Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.
 - Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.
C. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành bài tập số 5. Viết bài phân tích nhân vật ông Sáu. Nêu suy nghĩ về tình cảm của người cha trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Ôn tập văn nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống.
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on thi van 9 cuc hot.doc