Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 - Năm học: 2008 – 2009

Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 - Năm học: 2008 – 2009

I. Đặc điểm tình hình :

* Tổng số viên Ngữ văn: 8 người.

 - Trình độ chuyên môn: + Đại học: 5 người.

 + Cao đẳng: 3 người

 - Trình độ vi tính: A tin: 5 người. Trình độ ngoại ngữ: A anh : 4 người

 - Giáo viên phân công giảng dạy khôi6 hai đồng chí : Cô Trân thị Lâm và cô Nguyễn Thị Hiền cả hai đồng chí đều có trình độ chuyên môn cao đẳng, hai đồng chí có chứng chỉ A tin

1. Thuận lợi :

 - Có tư liệu tham khảo, đồ dụng dạy học, SGK, SGV đầy đủ.

 - Đội ngũ giáo viên cùng bộ môn đông nên đễ dàng học hỏi, kinh nghiệm lẫn nhau.

 - Học sinh đa số gần trường , ngoan ngoãn biết vâng lời.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 - Năm học: 2008 – 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN 6.
 ------------------*&*---------------
 Năm học : 2008 – 2009.
 Đơn vị : Trường THCS Trường Chinh.
 Tổ : Nhữ văn – Nhạc - Họa
I. Đặc điểm tình hình : 
* Tổng số viên Ngữ văn: 8 người.
 - Trình độ chuyên môn: + Đại học: 5 người.
 + Cao đẳng: 3 người
 - Trình độ vi tính: A tin: 5 người. Trình độ ngoại ngữ: A anh : 4 người
 - Giáo viên phân công giảng dạy khôi6 hai đồng chí : Cô Trân thị Lâm và cô Nguyễn Thị Hiền cả hai đồng chí đều có trình độ chuyên môn cao đẳng, hai đồng chí có chứng chỉ A tin
1. Thuận lợi :
 - Có tư liệu tham khảo, đồ dụng dạy học, SGK, SGV đầy đủ.
 - Đội ngũ giáo viên cùng bộ môn đông nên đễ dàng học hỏi, kinh nghiệm lẫn nhau.
 - Học sinh đa số gần trường , ngoan ngoãn biết vâng lời.
2. Khó khăn :
 - Đa số học sing yếu kém về bộ môn Ngữ Văn rất nhiều nhất là đọc văn, chử viết và lỗi chính tả.
 - Nhiều học sinh mất căn bản từ lớp dưới nên việc tiếp thu kiến thức mới rất khó khăn.
 - Học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học, còn ham chơi chưa tự giác học tập.
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em, chỉ phó thác cho nhà trường, cho thầy cô giảng dạy.
 - Đa số học sinh chưa biết cách học như thế nào để có hiệu quả, cách học và trình độ tiếp thu còn chậm. Nhiều em chưa biết chú ý nghe giảng, tham gia góp ý xây dựng bài mà chỉ loay hoay lo viết để theo kịp bạn.
 - Về phía giáo viên vẫn còn lúng túng về mặt thời gian và phương pháp giảng dạy cho từng đối tượng học sinh vì trong lớp có nhiều học sinh khá giỏi nhưng vẫn còn nhiều học sinh yếu kém nên trình độ tiếp thu kiến thức không giống nhau. Nếu dạy để nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi thì học sinh yếu kém không theo kịp, mà quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém thì học sinh khá giỏi lại mất đi cơ hội nâng cao kiến thức.
3. Chất lượng đầu năm :
T T
Lớp
Sỉ Số
GIỎI
KHÁ
T. BÌNH
YẾU
KÉM
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
6A
35
8
22.9
18
51.4
6
17.1
3
8.6
x
x
2
6B
36
1
2.8
10
27.8
12
33.3
10
27.8
3
8.3
3
6C
35
2
5.7
14
40.0
10
28.6
7
20.0
2
5.7
4
6D
33
1
3.0
16
48.4
10
30.4
3
9.1
3
9.1
5
6E
33
1
3.0
7
21.2
11
33.3
11
33.3
3
9.2
TC
174
13
7.5
65
37.4
49
28.2
36
20.7
11
6.3
II. Yêu cầu bộ môn :
1. Kiến thức :
 - Cung cấp cho học sinh các kiểu văn bản văn học ( giúp học sinh tiếp tục phát triển kỉ năng : nghe_nói_đọc_viết )
 - Hoc sinh có kiến thức về các tác phẩm : Văn học dân gian, Văn học Trung Đại, Văn học Hiện Đại và Văn học Nước Ngoài.
 - Nắm được các kiến thức cơ bản về từ, về câu, về các phương diện tu từ.
 - Tim hiểu về các kiểu bài Tập làm văn : Tự sự, Miêu tả, Viết đơn.
2. Kỹ năng :
 - Phát triển kĩ năng : Nghe_nói_đọc_viết về các kiểu văn bản, có năng lực tiếp nhận, hiểu và cảm thụ các loại văn bản có kĩ năng phân tích, bình giá tác phẩm văn học.
 - Biết phân tích nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, thấy được cái hay của các hình thức nghệ thuật.
 - Biết kể, biết tóm tắt một câu chuyện bằng lời của mình. (1)
 - Biết vận dụng thành thạo và chín chắn những kiến thức về từ, về câu, về các phương tiện tu từ trong quá trình học tập.
 - Biết viết những văn bản tự sự, miêu tả, viết đơn theo yêu cầu của người khác hay do nhu cầu của chính mình. 
3. Giáo dục :
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, quí trọng, yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
 - Tự hào về nòi giống dân tộc, về truyền thống yêu nước và đấu tranh bảo vệ đất nước.
 - Biết ơn Tổ tiên, thờ cúng trời đất.
 - Yêu văn thơ Việt Nam.
 - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, yêu quí tiếng mẹ đẻ.
 - Bồi dưỡng tình cảm chân thật.
 - Hướng các em phấn đấu trở thành con người có ích cho xã hội noi gương cha anh đi trước.
 - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
III. Chỉ tiêu phấn đấu :
LỚP
Sĩ số
HỌC KÌ I
HOC KÌ II
CẢ NĂM
%từ Tbình-giỏi
SốHS giỏi
%từ Tbình-giỏi
SốHS
giỏi
%từ Tbình-giỏi
SốHS
giỏi
6A
35
85.0
9
9.0
10
90.0
10
6B
36
80.0
5
85.0
5
85.0
5
6C
35
80.0
4
85.0
5
85.0
5
6D
33
80.0
4
83.0
5
85
5
6E
33
85
5
90.0
6
90.0
6
IV. Biện pháp thực hiện :
1. Về phía Giáo viên :
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng giảng dạy bộ môn như : bài soạn, SGK, tranh minh họa, dụng cụ trực quan, bảng phụ, 
 - Xác định phương pháp, mục tiêu giảng dạy từng bài đúng đắn. 
 - Vận dụng phương pháp mới, phù hợp vào giảng dạy, cố gắng tìm nhiều câu hỏi tích hợp, nâng cao.
 - Luyện cách phát âm đúng, chuẩn. Giọng nói, đọc, kể nhẹ nhàng, diễn cảm gây hứng thú cho học sinh. 
 - Sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi, phải bao quát hết cả lớp.
 - Cần chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém. 
 - Không được nóng nảy la hét mà phải ân cần nhắc nhở chỉ bảo nhất là các học sinh yếu.
 - Đối với các bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới giáo viên cần gợi ý cách làm, hướng dẫn chuẩn bị phần trọng tâm ở bài sắp học. 
 - Động viên khuyến khích yêu cầu các em đến lớp nghe giảng theo dõi SGK kịp thời, về nhà làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị tốt bài mới và học thuộc bài.
 - Có các chế độ bồi dưỡng học sinh yếu kém và học sinh khá giỏi thường xuyên. 
( do nhà trường qui định )
 - Giáo viên luôn nghiên cứu học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ
 - Thực hiện đúng chương trình soạn giảng do bộ qui định.
 - Dự giờ, thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
2. Về phía học sinh :
 - Phải có đầy đủ SGK và vở ghi chép. (2)
 - Kết hợp việc học ở trường và học ở nhà, có thời gian biểu tự học ở nhà cụ thể. 
 - Phải học thuộc bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 - Tránh tình trạng bỏ giờ và nghỉ học không có lý do.
 - Phải đọc sách nhiều, nhất là sách tài liệu có liên quan đến bộ môn nâng cao kiến thức.
 - Rèn luyện chữ viết để có chữ viết đẹp và không sai lỗi chính tả.
 - Bài kiểm tra phải sạch sẽ và trình bày rõ ràng.
 - Nếu học sinh vi phạm sẽ bị giáo viên phạt như là : chép phạt, phê bình cảnh cáo trước lớp, bị điểm kém, viết giấy cam đoan, gặp phụ huynh, 
V. Kế hoạch từng phần :
 KẾ HOẠCH CHƯƠNG.
 Phần : Văn học ( Học kì I )
Chương
Cấu trúc
Yêu cầu
Biện pháp
ĐDDHọc
TRUYỀN THUYẾT
Số tiết
5 tiết
1. Kiến thức :
- Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa các truyện truyền thuyết : Con Rồng, cháu Tiên; Bánh Chưng, bánh Giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích hồ Gươm
- Nắm được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết xây dựng trên yếu tố tưởng tượng kì ảo, có cốt lõi là sự thật lịch sử.
- Qua đó thấy được cách giải thích của người xưa về nguồn gốc dân tộc, phong tục, cách lý giải hiện tượng lũ lụt, tên gọi Hồ Gươm và phản ánh quá trình chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm của dân tộc ta thời mở nước.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng đọc_ kể.
- Kỹ năng phân tích truyện dân gian với thể loại truyền thuyết.
- Kỹ năng phân tích đặc điểm truyền thuyết.
3. Thái độ :
- Lòng tự hào dân tộc, nhớ ơn các vua Hùng có công dựng nước.
- Ý thức đoàn kết làm nên sức mạnh và ý thức bảo vệ Tổ Quốc.
- Ý thức giữ gìn và phát huy những phong tục và thắng cảnh đất nước.
- Giáo viên soạn giảng đúng thể loại.
- Hướng dẫn tốt việc chuẩn bị bài.
- Học sinh kể truyện đã học một cách sinh động.
-Khi dạy chú ý tính lịch sử hóacác yếu tố thần thoại.
- Sử dụng một số kênh hình ở sách giáo khoa.
- Bộ tranh ở phòng thiết bị và ĐDDHọc.
- Tranh về Hồ Gươm.
- Tranh về đền Hùng và vùng đất Phong Châu.
- Tranh do HS minh họa.
TRUYỆN CỔ TÍCH
Số tiết
7 tiết
Kiểm tra 1 tiết
1. Kiến thức :
- Hiểu định nghĩa về truyện cổ tích.
- hiểu nội dung, ý nghĩa và đặc điểm kiểu nhân vật người dũng sĩ (Thạch Sanh), thông minh (Em bé thông minh), có tài năng kì lạ (Cây bút thần), 
- Nắm được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện cổ tích : thường có yếu tố hoang đường, thần kì và giàu ý nghĩa.
- Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng nhân vật (tiêu biểu cho người lao động với những phẩm chất tốt đẹp) và ước mơ của người xưa về sự đổi đời, về sự công lý xã hội và muốn sống hòa bình.
2. Kỹ năng :
- Đọc và kể truyện cổ tích.
- Kỹ năng phân tích truyện cổ tích.
- Kỹ năng so sánh : Truyền thuyết và Cổ tích.
3.Thái độ :
- Luôn hướng về cái thiện, làm điều tốt, sống thật thàvà tránh xa cái ác.
- Biết tôn trọng giá trị chân chính của người lao động.
- Ham thích tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết.
- Giáo dục cho các em về lòng nhân ái.
- Giáo viên soạn giảng đúng thể loại.
- Giáo viên kể chuyện để gây không khí dân gian.
- Học sinh kể diễn cảm.
- Học sinh diễn hoạt cảnh.
- Đọc thêm các truyện cổ tích khác.
- Thi kể chuyện.
- Kênh hình ở sách giáo khoa.
- Bộ tranh dân gian ở phòng thiết bị ĐDDH.
 (3)
TRUYỆN NGỤ NGÔN
Số tiết
3 tiết
1. Kiến thức :
- Hiểu định nghĩa về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của các truyện : Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo, Thầy bói xem voi, Chân Tay Tai Mắt Miệng.
- Qua đó biết ứng dụng những bài học trên vào thực tế sao cho phù hợp và hiểu ý nghĩa các thành ngữ : “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”, “Đeo nhạc cho mèo” trong giao tiếp hằng ngày.
2. Kỹ năng :
- Kỹ năng đọc và kể thuyện ngụ ngôn.
- Kỹ năng phân tích truyện ngụ ngôn.
- Kỹ năng đặt câu có các thành ngữ trên.
3. Thái độ :
- Tránh xa tính chủ quan, kiêu ngạo, cách đánh giá phiến diện.
- Rèn luyện óc thực tiễn : Học đi đôi với hành; sống hòa đồng, không ghen tị. 
- Vận dụng phương pháp phân tích truyện ngụ ngôn qua lối nói ngụ ý.
- Học sinh tìm ví dụ để ứ ... ước và tinh thần nhân ái.
2. Kỹ năng :
- Kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
- Kỹ năng cảm thụ phân tích hình tượng văn học và vẻ đẹp thiên nhiên.
3. Thái độ :
Ý thức ôn luyện và chuẩn bị tốt phần ôn tập để kiểm tra học kì , cuối năm.
Lýthuyết
15 tiết
Ôn tập
2 tiết
Kiểm tra
1 tiết 
Trả bài
1 tiết
 KẾ HOẠCH CHƯƠNG
Phần : TIẾNG VIỆT (Học kì I)
1. Kiến thức : Cung cấp HS kiến thức về :
- Từ : Nắm khái niệm về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt.
- Từ mượn : Nắm nguồn gốc từ mượn và biết cách sử dụng từ mượn.
- Nghĩa của từ : Biết một số cách giải thích nghĩa của từ. 
 - Nhận biết được hiện tượng chuyển nghĩa, nguyên nhân tạo ra từ nhiều nghĩa;hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- Nắm được nguyên nhân và hướng khắc phục các lỗi về dùng từ, củng cố và nâng cao kiến thức về từ loại. 
- Danh từ : Đặc điểm của danh từ và phân loại danh từ. Phân loại được : D đơn vị, D chỉ sự vật, D chỉ đơn vị tự nhiên, D từ chỉ đơn vị qui ước, D từ chung, D từ riêng.
- Nắm đực chức năng quan trọng của danh từ (làm chủ ngữ)
- Động từ : Nắm được 3 đặc điểm của động từ. Phân biêt : Đ chỉ hành động, trạng thái, tình thái.Chức năng quan trọng của động từ là làm vị ngữ.
- Tính từ: Nắm được 3 đặc điểm của tính từ và hai loại tính từ : T chỉ đặc điểm tương đối, T chỉ đặc điểm tuyệt đối. Chức năng : T có thể làm CN, VN trong câu.
- Nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ, trong câu chỉ từ có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ. Chức vụ quan trọng là thường làm phụ ngữ cho cụm danh từ. 
- Hiểu cum DT, cụm ĐT, cụm TT và cấu tạo của chúng. Đồng thời thấy được hoạt động của mỗi cụm từ trong câu :
 Cụm D hoạt động như D
 Cụm Đ ‘’ Đ
 Cụm T ‘’ T
Qua kiến thức về Tiếng Việt giúp học sinh biết vận dụng vào việc tạo lập văn bản ở TLV.
2. Kỹ năng :
- Nhận diện và phân biệt từ, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Kỹ năng vận dụng từ mượn hợp lý và đúng lúc
- Kỹ năng giải thích nghĩa của từ sử dụng từ chính xác.
- Kỹ năng phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm.
- Kỹ năng nhận diện và phân biệt được các từ loại : động từ, danh từ, tính từ, chỉ từ, số từ, lượng từ.
- Kỹ năng nhận diện các cụm từ trong câu.
- Kỹ năng vận dụng linh hoạt trong nói, viết.
3. Thái độ :
- Có ý thức dùng từ đúng, chính xác trong khi nói, viết.
- Thích tìm hiểu về từ loại.
- Có ý thức tránh mắc lỗi chính tả, tự rèn viết chính tả, tránh mắc lỗi dùng từ, trau dồi chữ viết, vốn từ Tiếng Việt.
- Phát huy khả năng viết câu, tính độc lập trong suy nghĩ, tính chụi khó siêng năng làm bài tập.
- Giáo viên vận dụng phương pháp QSNN kết hợp qui nạp nêu vấn đề.
- Giáo viên đưa thêm bài tập sáng tạo (chú ý kiến thức trắc nghiệm) 
- Học sinh vẽ sơ đồ phân loại danh từ.
- Giáo viên cho học sinh thực hành ngôn ngữ (miệng) và thuyền xuyên làm bài tập phân biệt 3 từ loại trên.
- Giáo viên củng cố kỹ năng từng phần và vận dụng thêm bài tập tổng hợp. 
- Bảng phụ.
 (7)
- Bản phụ về mô hình :
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
Để học sinh tự điền.
- Đèn chiếu.
 (8)
Lýthuyết
16 tiết
Kiểm tra
1 tiết
Tổng kết
1 tiết
TIẾNG VIỆT HỌC (KÌ II)
1. Kiến thức :
- Hiểu thêm về từ loại : Phó từ đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Đồng thời nắm được các loại phó từ.
- Hiểu và vận dụng các biện pháp tu từ : So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
- Hiểu cấu tạo của một phép so sánh, cách thực hiện nhân hóa và những kiểu ẩn dụ thường gặp.
- Nắm khái niệm của hóa dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng.
- Hiểu thành phần chính của câu để phân biệt với thành phần phụ.
- Hiểu vai trò cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong câu và cách đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Nắm chắc khái niệm về câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn không có từ “là” các kiểu câu trần thuật đơn và tác dụng.
- Biết cách khắc phục lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ bằng cách đặt câu hỏi.
- Củng cố cách sử dụng các dấu kết thúc câu (.), (?), (!) .
2. Kỹ năng : 
- Kỹ năng đặt câu có phó từ thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
- Kỹ năng vận dụng linh hoạt các phép tu từ trên trong nói, viết (các bài viết về miêu tả) một cách hợp lý.
- Kỹ năng nhận diện thành phần chính, nhận diện chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Kỹ năng đặt câu trần thuật đơn.
- Kỹ năng tự sửa lỗi sai về chủ ngữ, vị ngữ.
- Kỹ năng chính xác trong việc sử dụng dấu kết thúc câu.
3. Thái độ :
- Có ý thức trong việc vận dụng : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính của câu.
- Có ý thức nói, viết câu đúng.
- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.
- Giá dục tình cảm phẩm chất tốt đẹp qua viết câu, viết đoạn văn.
- Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp.
- Học sinh sưu tầm các ví dụ trong văn bản đã học về các phép tu từ.
- Học sinh giao tiếp bằng đối thoại.
- Giáo viên sáng tạo thêm một số bài tập để rèn luyện kỹ năng.
- Học sinh phải nắm vững cấu tạo ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
- Học sinh chú ý đặt câu đầy đủ hai thành phần và có nội tốt.
- Tổng kết theo sơ đồ. 
- Bảng phụ.
- Đèn chiếu.
- Bảng phụ.
Lýthuyết
17 tiết
Bài viết
6 tiết
Trả bài
3 tiết
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
Phần: TẬP LÀM VĂN.
1. Kiến thức:
- Bước đầu hình thành khái niệm: văn bản, mục đích, giao tiếp, phương thức biểu đạt.
- Nắm mục đích và phương thức văn tự sự.
- Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự là sự việc và nhân vật hiểu ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn. tự sự
- Nắm được chủ đề và dàn bài, mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Biết cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
- Biết dùng lời văn tả người, tả việc, biết xây dựng đoạn văn qua chủ đề và liên kết cấu, qua đó xây dựng được đoạn văn giới thiệu, đoạn văn kể chuyện.
- Biết dùng một số kiểu câu giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc.
- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể lại một cách chân thật bằng miệng.
- Hiểu được đặc điểm ý nghĩa của ngôi kể thứ nhất_ngôi kể thứ ba. Qua đó biết lựa chọn ngôi kể thích hợp trong tự sự.
- Thấy trong tự sự có thể kể “xuôi” kể “ngược”, biết kể ngược phải có điều kiện.
- Biết kể chuyện người thật, việc thật.
- Biết xây dựng bài tự sự: kể chuyện đời thường ( tìm ý, lập dàn ý ).
- Biết cách kể chuyện tưởng tượng bằng trí tưởng tưởng của mình nhưng cơ sở phải dựa vào điều có thật, có ý nghĩa.
- Biết tự lập dàn bài cho kể chuyện tưởng tượng.
2. Kỹ năng :
- Kỹ năng phân biệt các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm,  để nhận biết văn bản tự sự.
- Kỹ năng chọn sự việc, nhân vật.
- Kỹ năng lập dàn bài tự sự, kể chuyện thật, chuyện đời thường, chuyện tưởng tượng,  trước khi viết.
- Kỹ năng viết bài văn hoàn chỉnh bằng lời văn của mình, bằng trí tưởng tượng sáng tạo.
- Luyện tập kỹ năng kể bằng miệng.
- Kỹ năng trình bày bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Có ý thức độc lập suy nghĩ khi lập văn bản tự sự ( không sao chép trong SGK hoặc của người khác ).
- Phát huy trí tưởng tượng sáng tạo.
- Ham thích sáng tác văn chương. 
- Soạn bài và làm bài tập chủ yếu cần thực hiện tốt ở mỗi tiết.
- Giáo viên đầu tư soạn giảng vận dụng phương pháp phù hợp. 
 (9)
- Bảng phụ.
- Máy chiếu. 
VĂN MIÊU TẢ
Lýthuyết
8 tiết
Bài viết
4 tiết
Trả bài
3 tiết
Ôn tập
1 tiết
1. Kiến thức: 
- Nắm những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả, khi nào cần miêu tả và thế nào là miêu tả.
- Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, nhận xét và bước đầu hình thành các kỹ năng trên khi miêu tả.
- Nắm được cách tả người, tả cảnh và bố cục bài văn tả người tả cảnh. Qua đó biết quan sát, lựa chọn trình bày theo trình tự hợp lí.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng nhận diện bài văn kể, bài văn tả.
- Kỹ năng quan sát lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát theo trình tự hợp lý.
- Rèn kỹ năng viết bài văn tả cảnh, tả người ( diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp)
- Rèn kỹ năng quan sát khi miêu tả.
- Rèn kỹ năng trình bày miệng ( diễn đạt, sự tự tin ).
- Kỹ năng viết bài văn miêu tả: Tả người và tả cảnh.
- Rèn trí tưởng tượng và sáng tạo khi viết văn miêu tả sáng tạo.
3. Thái độ: 
- Có ý thích chọn lựa ( hình ảnh ), đối tượng miêu tả.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người.
- Biết rung động trước cái đẹp.
- Giáo viên cho học sinh nắm vững lý thuyết, nắm các kỹ năng miêu tả.
- Học sinh cần chuẩn bị bài tốt trước tiết học ( các tiết về quan sát )
 (10)
- Bảng phụ.
- Các bài văn mẫu.
VIẾT ĐƠN
Số tiết
2 tiết
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết cách viết đơn, hiểu các tình huống cần viết đơn: khi nào viết đơn, viết đơn để làm gì?
- Biết viết đơn đúng qui cách.
- Biết nhận ra các lỗi thường mắc khi viết đơn để khắc phục sửa chữa.
- Biết viết một số lá đơn thông thường.
- Chú ý những điểm không thể thiếu trong đơn.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập cách viết đơn.
- Kỹ năng trình bày một lá đơn thông thường.
- Biết trình bày nội dung trong lá đơn theo yêu cầu: viết đơn theo mẫu ( in sẵn ), và đơn không theo mẫu.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng người nhân đơn.
- Ý thức tránh mắc lỗi khi viết đơn.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi viết đơn.
- Giáo viên vận dụng phương pháp diễn dịch và qui nạp.
- Chú ý loại đơn không theo mẫu, phân biệt đơn và bản kiểm điểm, báo cáo, tường trình. 
- Dụng cụ trực quan (các loại đơn).
DUYỆT BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN Hòa Hiệp Bắc, ngày 15 tháng 8 năm 2008
 Tổ trưởng
 Võ Văn Chọn

Tài liệu đính kèm:

  • dockhbmon van 6.doc