Kế hoạch giảng dạy môn Sinh học 7 năm 2012 - 2013

Kế hoạch giảng dạy môn Sinh học 7 năm 2012 - 2013

 I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:

1. Thuận lợi:

- Sự quan tâm sâu sát của BGH, sự tận tình của GVCN, GVBM.

- Nhìn chung HS chấp hành tốt kỷ luật học tập, thực hành tốt nội quy nhà trường đề ra, chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ , có nhiều cố gắng học tập và đã được làm quen với phương pháp học tập mới.

- HS có đầy đủ SGK, dụng cụ phục vụ cho việc học tập.

- Số đông HS là con em nông dân lao động, nên các em ngoan hiền lễ phép. phụ huynh quan tâm đến việc dạy và học cũng như giáo dục đạo đức cho con em.

2. Khó khăn:

 - HS là con em ở nông thôn, nên nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, HS ngoài việc học còn phải phụ giúp gia đình nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học.

 - Địa bàn xã trải rộng nên tổ chức học nhóm, tổ khó thực hiện

 - Một số HS tiếp thu chậm, trong giờ học chưa tập trung nghe GV giảng bài, còn thu động ít phát biểu ý kiến, đặc biệt là HS viết chậm, chữ xấu, lỗi chính tả nhiều.

- Còn một số phụ huynh chưa quan tâm còn phó thác việc học của con em cho giáo viên nên việc dạy và học đạt hiệu quả chưa cao.

 

doc 19 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Sinh học 7 năm 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH 	 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY 
TRƯỜNG THCS CÁT TÂN 	 Năm học : 2012 - 2013 
 Họ và tên giáo viên : LÊ THỊ TUYẾT NGA
 Tổ : Hoá – Sinh – Địa - Công nghệ
	 Nhóm : Sinh
	 Giảng dạy các lớp : 7A1, 7A2
 I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Thuận lợi:
- Sự quan tâm sâu sát của BGH, sự tận tình của GVCN, GVBM.
- Nhìn chung HS chấp hành tốt kỷ luật học tập, thực hành tốt nội quy nhà trường đề ra, chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ , có nhiều cố gắng học tập và đã được làm quen với phương pháp học tập mới.
- HS có đầy đủ SGK, dụng cụ phục vụ cho việc học tập.
- Số đông HS là con em nông dân lao động, nên các em ngoan hiền lễ phép. phụ huynh quan tâm đến việc dạy và học cũng như giáo dục đạo đức cho con em.
2. Khó khăn:
	- HS là con em ở nông thôn, nên nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, HS ngoài việc học còn phải phụ giúp gia đình nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học.
 - Địa bàn xã trải rộng nên tổ chức học nhóm, tổ khó thực hiện 
	- Một số HS tiếp thu chậm, trong giờ học chưa tập trung nghe GV giảng bài, còn thu động ít phát biểu ý kiến, đặc biệt là HS viết chậm, chữ xấu, lỗi chính tả nhiều.	
- Còn một số phụ huynh chưa quan tâm còn phó thác việc học của con em cho giáo viên nên việc dạy và học đạt hiệu quả chưa cao.
Những thuận lợi và khó khăn nêu trên được thể hiện cụ thể ở từng lớp như sau:
Lớp 7A1:
Hầu hết các em đều có sách giáo khoa ,học sinh chú ý nghe giảng , phát biểu xây dựng bài sôi nổi nhưng bên cạch đó có một số em cá biệt ,không chú ý và không thuộc bài, thêm vào đó nói chuyện riêng làm lớp mất trật tự .
Lớp 7A2:
Các em đa số đều ngoan hiền , chăm học có chuẩn bị bài ở nhà , đây là lớp có số lượng học sinh khá giỏi nhiều nhất , tập trung ở một số ít em còn nói chuyện riêng chưa chú ý trong giờ học 
II/ THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG:
Lớp
Sĩ số
Đầu năm
Chỉ tiêu phấn đấu
Ghi chú
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Học kỳ I
Cả năm
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Yếu
TB
Khá
Giỏi
7A1
7A2
III/ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG:
1.Đối với giáo viên 
- Thực hiện tốt nội dung chương trình quy định của bộ GD - ĐT, đồng thời kết hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy học lấy HS làm trung tâm.
- HS phải có đầy đủ SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập theo yêu cầu của giáo viên, phải có tư tưởng đúng đắn đối với 
môn học. 
	- Soạn giáo án theo phương pháp mới. Soạn giáo án có chú ý đến mức độ phù hợp kiến thức với từng đối tượng học sinh. Đảm bảo tính chính xác, khoa học đối với từng đơn vị kiến thức.
- Sử dụng triệt để các phương tiện dạy học hiện có, đồng thời GV và HS cùng làm đồ dùng dạy học để giảng dạy tốt.
- Đọc lại chương trình tham khảo SGV, chú ý việc cập nhật kiến thức mới phù hợp với sự biến đổi về mặt nhận thức mới.Quán triệt tốt tinh thần thay sách, đổi mới phương pháp dạy học.
- Sử dụng, khai thác tối đa các đồ dùng dạy học được trang bị, có chú ý đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học, mở rộng nội dung bài giảng thêm phong phú gây kích thích hứng thú cho học sinh
- Kiểm tra thường xuyên việc học bài cũ, làm bài tập về nhà, việc soạn bài để tạo thói quen tự giác học tập trong bản thân mỗi học sinh
1.Đối với hoc sinh 
- Học sinh phải có đầy đủ sgk , vở ghi chép và dụng cụ học tập 
- Thực hiện tốt nội quy của trường , lớp 
- Hs phải quán triệt tốt nhiệm vụ của người học sinh , không học tủ, học lệch , chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức mới , có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống 
- Có ý thức tự giác trong học tập , cầu tiến và gáup đỡ các bạn cùng tiến bộ 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
Lớp
sĩ số
SƠ KẾT HỌC KỲ I
TỔNG KẾT CẢ NĂM
Ghi Chú
Yếu
T. bình
Khá
Giỏi
Y 
T. bình
Khá
Giỏi
7A1
7A2
V. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM :
Cuối học kì I: (So sánh kết quả đạt được với chỉ tiêu phấn đấu, biện pháp tiếp tục nâng cao chất lượng trong học kì II)
Cả năm học : (So sánh kết quả đạt được với chỉ tiêu phấn đấu, rút kinh nghiệm năm sau)
..
 VI/ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY :
Moân /Phaân moân : Sinh . Khoái lôùp : 7
Tên Chương
Toång soá tieát
Muïc ñích yeâu caàu
Kieán thöùc cô baûn
Phöông phaùp giaûng daïy
Chuaån bò cuûa giaùo vieân , hocï sinh
Ghi chuù
MỞ ĐẦU
2
1. Kiến thức :
- Học sinh nhận thấy động vật đa dạng về số loài, sự sai khác giữa cá thể trong loài. 
- Chúng còn đa dạng về hình dạng, kích thước và môi trường sống.
- Xác định nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú. 
- Phân biệt động vật với thực vật.
- Nắm được đặc điểm chung của động vật.
2. Kỹ năng:
- Tìm kiếm thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu thế giới động vật đa dạng và phong phú 
- Kĩ năng giao tiếp , lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm .
- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ , lớp 
3. Thái độ:
- Giáo dục sự yêu thích bộ môn và có ý thức bảo vệ động vật
- Giới thiệu tính đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể.
- Biết được đa dạng về môi trường sống.
- Phân biệt động vật với thực vật.
- Đặc điểm chung của động vật.
- Trực quan tìm tòi mô tả.
- Nêu và giải quyết vấn đề 
- Thảo luận nhóm
- Động não
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to về các loài động vật và môi trường sống của chúng.
 - Bảng phụ 
- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4- Tranh phóng to H2.1, 2.2
- Các loại tranh vẽ có liên quan đến bài.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài mới 
- Xem lại bài
CHƯƠNG I : NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
5
1. Kiến thức :
- Thấy được ít nhất 2 đại diện trùng roi, trùng đế giày.
- Phân biệt hình dạng, cách di chuyển.
- Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào
- Đặc điểm di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
- Thấy được sự phân hoá các bộ phận trong tế bào trùng giày.
- Nhận thấy được đặc điểm cấu tạo cơ bản của trùng kiết lị và tác hại của chúng. Một đại diện kí sinh của trùng chân giả.
- Hiểu được cấu tạo và sự dinh dưỡng đơn giản của trùng sốt rét. Thông qua vòng đời thấy được tác hại của chúng với con người. Cách phòng chống bệnh sốt rét. 
- HS nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
- Chỉ ra được vai trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.
2. Kỹ năng :
- Hợp tác , chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm 
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản động vật trong hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của động vật 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành
3. Thái độ 
- Giáo dục sự yêu thích bộ môn, nghiêm túc trong học tập.
- Giáo dục ý thức học tập , giữ vệ sinh nơi công cộng và cá thể.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.(Tích hợp BVMT)
- Thấy được hình dạng và cách di chuyển của trùng giày, trùng roi
- Nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi
- So sánh về trùng giày và trùng biến hình (cả trùng giày và trùng biến hình ).
- Nêu được cấu tạo và dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị
- Tác hại và những cách phòng chống.
- Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
- Chỉ ra được vai trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.
- Quan sát tìm tòi mô tả.
-Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Nêu và giải quyết vấn đề
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau. 
-Tranh vẽ trùng đế giày, trùng noi, trùng biến hình.
- Bình nuôi động vật nguyên sinh.
- Tranh H4. 2,3
- Tranh vẽ hình 5.2 và 5.3
- Tranh vẽ 6.2,6.4 SGK
- Bảng phụ 
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
- Mỗi học sinh mang chiếc lọ nuôi ĐVNS đã chuẩn bị trước.
- Kẻ bảng vào vở.
- Chuẩn bị bài mới
CHƯƠNG II : NGÀNH RUỘT KHOANG
3
1. Kiến thức :
 - Tìm hiểu hình dạng ngoài, cách di chuyển của thuỷ tức.
- Phân biệt được cấu tạo chức năng một số tế bào của thành cơ thể thuỷ tức.
- Đặc điểm và vai trò của ngành ruột khoang.
- Ngành ruột khoang sống chủ yếu ở biển, phong phú về số loài, số lượng cá thể, nhất là ở biển nhiệt đới.
2. Kỹ năng :
- Quan sát hình, tìm kiến thức.
- Phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, ý thức bảo vệ động vật nguyên sinh.
- Biết hình dạng ngoài,cấu tạo trong và cách di chuyển của trùng nước.
- 3 cách sinh sản của trùng nước.
- Nêu được cấu tạo và cách di chuyển của sứa Và biết nơi sống cấu tạo của hải quỳ.
- Nêu được nơi sống sinh sản của san hô
- Đặc điểm và vai trò của ngành ruột khoang.
- Ngành ruột khoang sống chủ yếu ở biển, phong phú về số loài, số lượng cá thể, nhất là ở biển nhiệt đới.
- Cấu tạo hảo quỳ và san hô, TN với lối sống cố định ở biển.
-Thảo luận nhóm, trực quan
- Nêu và giải quyết vấn đề.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình 8.1 và 8.2 cấu tạo trong thủy tức. 
- Tranh vẽ hình 9.1, 9.2 , 9.3 SGK có liên quan.
- Tranh vẽ 10.1, 10.2 SGK
- Mẫu vật san hô
- Bảng cấu tạo, chức năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức. 
 - Bảng phụ 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài học và tài liệu có liên quan.
- Bảng phụ
CHƯƠNG III : CÁC NGÀNH GIUN
8
1. Kiến thức :
- Nêu được đặc điểm nổi bật của ngành giun dẹp là đối xứng hai bên.
Chỉ rõ được cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
- Nhận biết một số đặc điểm của một số giun dẹp kí sinh khác nhau từ một đại diện các mặt: Kích thích thước, tác hại, khả năng xâm nhập vào cơ thể.
- Hiểu được cấu tạo và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.
- Nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh. 
- Nêu được tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.
- Học sinh nêu rõ một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn gây bệnh 
- Nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài, cách di chuyển của giun đất.
- Sơ lược vị trí các cơ quan, sự xuất hiện hệ cơ quan mới “Hệ tuần hoàn”.
- Hiểu được giun đất lưỡng tính nhưng sinh sản có giao phối. 
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng:
- Tự bảo vệ bản thân ,phòng tránh bệnh sán lá gan 
- Hợp tác , lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm về cách phòng tránh bệnh sán lá gan 
- Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk , quan sát tranh ảnh để rút ra những đặc điểm nơi sống,cấu tạo dinh dưỡng , sinh sản và vòng đời của sán lá gan; để rút ra những đặc diểm cấu tạo hoạt động sống và vòng đời giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh .
- So sánh , phân tích đối chiếu khái quát đặc điểm cấu tạo của một số loại giun dẹp để rút ra đặc điểm cấu tạo chung của ngành giun dẹp .
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường (Tích hợp BVMT), phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi. 
- Biết được nơi sống, cách dinh dưỡng, sự sinh sản, cơ quan sinh dục, vòng đời và cách phòng trừ.
- Hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp ký sinh.
- Đặc điểm cơ bản về cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh. 
- Học sinh biết được một số giun tròn khác cách tr ... , thuyết trình.
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình H22
- Tranh vẽ các hình trong bài ở SGK.
- Mẫu vật : Tôm sống, tôm chín.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài học và tài liệu có liên quan.
- Bảng phụ
CHƯƠNG VI : NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
25
1. Kiến thức :
 - Hiểu được các đặc điểm đời sống cá chép.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.
-Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò 1 số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
- Nắm được vị trí cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép.
- Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi đời sống ở nước.
- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống.
- Nêu được sự đa dạng của môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo và khả năng di chuyển của cá.
- Trình bày được đặc điểm chung và vai trò của cá đối với đời sống con người.
- Nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
- Trình bày được sự đa dạng của lớp lưỡng cư.
- Vai trò và đặc điểm chung cuả lớp lưỡng cư.
- HS nắm được đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng
 - HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống cạn
 - Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn 
- Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp.
 - Giải thích lí do phồn thịnh và diệt vong của khủng long.
- Vai trò của bò sát.
- Trình bày được đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài Thích nghi bay lượn. Phân biệt 2 kiểu bay. 
- Phân biệt một số đặc điểm của bộ xương chim-> thích nghi bay.
- Xác định các hệ cơ quan. Quan sát nhận biết trên mẫu mổ.
- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống -> đa dạng. Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.
- Nắm được những đặc điểm về đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
HS thấy được cấu tạo ngoàicủa thỏ.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan của thỏ. 
- Phân tích sự tiến hoá của thỏ so với các động vật 
- HS nêu được những đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ Thú huyệt, bộ Thú túi với các bộ Thú nhau .
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của thú mỏ vịt và thú túi thích nghi với đời sống của chúng. Giải thích sự sinh sản của Thú túi là tiến bộ hơn Thú huyệt.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng
- Quan sát, nhận biết , phân tích, so sánh.
- Mổ trên động vật có xương sống.
- Trình bày mẫu mổ (giáo dục kĩ năng sống ).
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi với đời sống bay.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với chế độ ăn thịt.
- So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú Móng guốc và giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh.
- So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú thuộc bộ Linh trưởng và giải thích sự thích nghi với đời sống ở cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.
- Nêu được vai trò của lớp thú.
- Nêu được đặc điểm chung của lớp thú.
3. Thái độ : 
-Ý thức yêu thích môn học và bảo vệ động vật .
- Nghiêm túc, cẩn thận chính xác.
- Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo những điều kiện sống khác nhau tạo hứng thú yêu thích môn học.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.(Tích hợp BVMT)
- Biết được các đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài và chức năng của các loại vây.
- Biết cách mổ cá.
- Quan sát cấu tạo trong trên mẫu.
- Biết được những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan : tiêu hoá, tuần hoàn,
- Vị trí của từng cơ quan.
- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống 
- Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống.
- Viết ra đặc điểm chung của cá và vai trò của cá.
- Biết được đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi đồng thời vừa ở nước vừa ở cạn.
- Sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.
- Sự đa dạng, vai trò và đặc điểm chung cuả lớp lưỡng cư.
- So sánh đặc điểm ,Cấu tạo và di chuyển của thằn lằn với ếch đồng.
- Cấu tạo ngoài thích nghi ở cạn.
- Cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn
- Sự tiêu hoá các cơ quan của thằn lằn và ếch.
- Đa dạng ,đặc điểm chung,vai trò của loài bò sát
- Giải thích sự phồn thịnh và nguyên nhân diệt vong của khủng long và biết một số loài khủng long qua tranh.
- Cấu tạo ngoài và di chuyển. So sánh sự sinh sản của chim bồ câu tiến hoá hơn thằn lằn bóng.
- Quan sát được bộ xương chim. 
- Xác định được các hệ cơ quan đối chiếu với hình vẽ.
- Biết được vị trí cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng -> thích nghi sự bay.
- Cấu tạo bộ não chim -> đời sống phức tạp.
- Biết được đặc điểm cơ bản để phân biệt ba nhóm : chim chạy, chim bay, chim bơi.
- Đặc điểm chung và vai trò của chim.
- Giải thích cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trón kẻ thù. 
- Giải thích sự sinh sản của thỏ tiến bộ hơn chim bồ câu. Đặc điểm di chuyển.
- Biết được bộ xương và hệ cơ. Các cơ quan dinh dưỡng. Thần kinh và giác quan. Từ đó thấy được sự tiến hoá hơn động vật trước đã học.
- Nêu được những đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ thú huyệt, bộ thú túi, với các bộ thú khác .
- So sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và thú có túi.
- Đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi với đời sống bay.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với chế độ ăn thịt.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn.
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ linh trưởng thích nghi với cách cầm nắm thức ăn.
- Quan sát, thuyết trình.
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thực hành
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ các hình SGK.
- Mẫu vật : cá chép
- Mô hình cấu tạo trong của ếch đồng
- Tranh vẽ hình 36.1, 36.2 , 36.3 SGK
- Tranh vẽ hình 37.1 SGK có liên quan.
- Mô hình, mẫu ngâm.
- Tranh vẽ hình thằn lằn bóng đuôi dài SGK
- Tranh vẽ 39.1, 39.2, 39.3 SGK
- Mẫu mổ chim bồ câu 
- Mô hình chim bồ câu.
- Tranh vẽ hình 41 SGK có liên quan.
- Tranh vẽ bài 42.1, 42.2 , 44, 46, 47, SGK
- Mô hình thu chuột chù, chuột đồng, chuột chũi, sóc, nhím.
- Bộ răng của thú ăn sâu bọ, Bộ răng của thú gặm nhấm, Bộ răng của thú ăn thịt.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Học bài cũ
- Đọc trước bài học và tài liệu có liên quan.
- Bảng phụ
CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT
4
1. Kiến thức :
- Nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
- Nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đén phức tạp.
- Thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính.
- Học sinh chứng minh được mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hoá thạch
- Học sinh đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.
2. Kỹ năng :
- Quan sát, nhận biết , phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
- Ý thức yêu thích môn học và bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường.
- Nắm được hướng tiến hoá trong tổ chức cơ thể.
- Minh hoạ được sự tiến hoá tổ chức thông qua các hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
- Phân biệt được sinh sản vô tính và hữu tính.
- Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính.
- Biết được bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật.
- Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh.
- Quan sát, thuyết trình.
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình bài học SGK có liên quan.
- Mô hình, mẫu vật
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài học và tài liệu có liên quan.
- Bảng phụ
CHƯƠNG VIII : ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
11
1. Kiến thức :
-Hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống khác nhau. 
- Học sinh thấy được đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
-Học sinh chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ sinh học.
- HS hiểu được thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học
- HS nêu được các biện pháp đấu tranh sinh học
 - HS thấy được những ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học
- Học sinh nắm được khái niệm về động vật quý hiếm thấy được nguy cơ tuyệt chủng của các động vật quý hiếm ở VN và đề ra biện pháp bảo vệ.
- Tìm hiểu thông tin từ sách báo thực tiễn sản xuất địa phương để bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương.
- Tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với thế giới thiên nhiên và thế giới động vật.
- Nghiên cứu động vật sống trong thiên nhiên.
2. Kỹ năng :
- Quan sát, nhận biết , phân tích, so sánh (giáo dục kĩ năng sống ).
- Kĩ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
- Tập cách nhận biết động vật (giáo dục kĩ năng sống ).
3. Thái độ:
- Ý thức yêu thích môn học và bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường.(Tích hợp)
- Học sinh biết được đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh.
- Đa dạng sinh học ở môi trường hoang mạc.
- Học sinh nêu được nguy cơ suy giảm và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Nêu được khái niệm đấu tranh sinh học.
- Giải thích được mục tiêu các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Ưu điểm và những hạn chế biện pháp đấu tranh sinh học.
- Học sinh biết được tiêu chí của động vật quý hiếm và cấp độ tuyệt chủng.
- Học sinh biết cách tìm tư liệu sinh học qua sách báo đọc thêm, sách tham khảo.
- Làm quen với phương pháp quan sát động vật. Có thái độ thận trọng trong tiếp xụ với động vật.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững.
- Trực quan, thuyết trình.
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận nhóm
-Tham quan trực quan
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình bài học SGK có liên quan.
- Mô hình, mẫu vật
- Bảng phụ
- Dụng cụ đào đất; vợt thủy tinh; vợt bướm; kẹp mềm; chổi lông; kim nhọn; khay đựng mẫu; lúp tay; ống hút sâu bọ nhỏ; lọ bắt thủy tức; hộp chứa mẫu sống; lọ làm chết sâu bọ; túi bướm (cách gấp); túi nilon trắng
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài học và tài liệu có liên quan.
- Bảng phụ
- Dụng cụ đào đất; vợt bướm; lọ bắt thủy tức; hộp chứa mẫu sống; lọ làm chết sâu bọ; túi bướm (cách gấp); túi nilon trắng
TOÅ TRÖÔÛNG CHUYEÂN MOÂN 	 NGÖÔØI LAÄP
 LÊ THỊ TUYẾT NGA

Tài liệu đính kèm:

  • dockE_HOACH_GIANG_DAY_SINH_7.doc