Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn 9 - Trường PTCS Quỳnh Hoa

Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn 9 - Trường PTCS Quỳnh Hoa

ĐỀ :

Câu1: ( 2 điểm )

Lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm mục đích gì ? Nêu tác dụng diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong câu thơ sau:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

( Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)

Câu 2: ( 2 điểm)

Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch ( 5-7 câu) với nội dung nêu lên tác hại của việc hút thuốc lá, trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép ( gạch chân dưới câu ghép đó).

Câu 3: ( 6 điểm )

 Có ý kiến cho rằng: “ Nước Đại Việt ta - Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn 9 - Trường PTCS Quỳnh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Quỳnh Lưu Khảo sát chất lượng đầu năm 
 Trường PTCS Quỳnh Hoa Năm học 2010 - 2011
 ------------------ 	 Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian làm bài: 9O phút
Đề :
Câu1: ( 2 điểm )
Lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm mục đích gì ? Nêu tác dụng diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong câu thơ sau:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
( Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)
Câu 2: ( 2 điểm)
Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch ( 5-7 câu) với nội dung nêu lên tác hại của việc hút thuốc lá, trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép ( gạch chân dưới câu ghép đó).
Câu 3: ( 6 điểm )
 	 Có ý kiến cho rằng: “ Nước Đại Việt ta - Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ---------------------------------------Hết-------------------------------------------
Phòng GD & ĐT Quỳnh Lưu 	 hướng dẫn chấm
 Trường PTCS Quỳnh Hoa Khảo sát chất lượng đầu năm 2010-2011 
 ----------------------------- Môn : Ngữ văn 9
Đáp án và biểu chấm
Câu 1: (2đ)
Lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm mục đích:
Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
Nhấn mạnh hình ảnh của sự vật hiện tượng; liên kết với những câu khác trong văn bản
Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm và lời nói. (1đ)
Nêu được tác dụng diễn đạt của việc sử dụng trong câu thơ: nhấn mạnh sự nhỏ nhoi, thưa thớt, quạnh vắng của Đèo Ngang lúc chiều tà bóng xế.( 1đ)
Câu 2: ( 2đ)
Biết viết một đoạn văn diễn dịch, có câu chủ đề đứng đầu đoạn. Những câu khác bổ sung cho câu chủ đề ( luận điểm chính), có sử dụng ít nhất 1 câu ghép.
Viết đúng đoạn văn diễn dịch ( 1đ ); đúng chính tả, ngữ pháp ( 0,5 đ); chỉ đúng câu ghép cóa gạch chân (0,5 đ).
Câu 3: ( 6 đ )
1 . Yêu cầu chung: Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh.
+ Về nội dung: Dựa vào bài Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo) để làm sáng tỏ nhận xét: Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
+ Về hình thức: Phải có bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
2 . Yêu cầu cụ thể: 
 a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, xuất xứ tác phẩm, dẫn được ý cần chứng minh.
 b) Thân bài: Chứng minh nhận xét Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc.
- Tự hào về một dân tộc có tên nước, có nền văn hiến lâu đời tốt đẹp.
- Tự hào về một dân tộc có cương vực lãnh thổ, có phong tục tập quán riêng.
- Tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời, vẻ vang với chế độ riêng tồn tại qua các triều đại song song ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa.
- Tự hào về một dân tộc có hào kiệt qua bao đời.
- Tự hào về một dân tộc với những chiến công oanh liệt trong lịch sử.
*Lòng tự hào dân tộc còn được thông qua cách diễn đạt biền ngẫu đầy thuyết phục, và biểu cảm, qua các từ ngữ có tính khẳng định mạnh mẽ, qua cách so sánh, qua giọng điệu thiết tha hào hùng đầy cảm xúc, qua cách lập luận chặt chẽ.
c) Kết bài: khẳng định lại nhận định và giá trị của văn bản Nước Đại Việt ta và tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
Biểu điểm:
Điểm 5,5-6: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đật ra, văn viết tỏ ra có năng khiếu, lập luận chặt chẽ, có một vài lỗi nhỏ về chính tả.
Điểm 4,5-5: Bài làm cơ bản đáp ứng được nhu cầu đặt ra, còn vài ý chưa sâu, sai vài lỗi chính tả .
Điểm 3,5-4: Chứng minh luận điểm của vấn đề chưa trọn vẹn, văn viết đúng nhưng chưa có sự cốn hút.
Điểm 2,5-3: Bài làm chưa tốt, xác định luận điểm chưa rõ, diễn đạt thiếu mạch lạc, sai nhiều lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 1-2: Không hiểu đề.
 ( Tùy vào bài làm của học sinh để chiết điểm phù hợp)

Tài liệu đính kèm:

  • dockhao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_9_truong_ptcs_quynh.doc