Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 8 sinh

Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 8 sinh

Câu 1. ( 2.0 điểm )

 Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức phận của hồng cầu.

Câu 2.( 4.0 điểm )

 Sự khác nhau cơ bản giữa 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ của người.

Câu 3.( 2.0 điểm )

 Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ ( tè dầm )

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 8 sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KÌ THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI LÔÙP 8 
Câu 1. ( 2.0 điểm )
 Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức phận của hồng cầu.
Câu 2.( 4.0 điểm )
 Sự khác nhau cơ bản giữa 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ của người. 
Câu 3.( 2.0 điểm )
 Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ ( tè dầm )
Câu 4. ( 2.0 điểm )
 Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim ? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 5. ( 2.0 điểm )
 Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
Câu 6 ( 4,0 điiểm)
 - Tại sao người ta cho rằng phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động trong cơ thể người ?
 - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có sự khác nhau cơ bản gì?
Câu 7 ( 2 điểm )
 Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?
Câu 8. ( 2.0 điểm )
 Lấy máu của 4 người: An, Bình, Cúc, Yên - Mỗi người là 1 nhóm máu khác nhau. rồi tách ra thành các phần riêng biệt ( Huyết tương và hồng cầu riêng ). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
 Huyết tương
Hồng cầu
An
Bình
Cúc
Yên
An
- 
-
-
-
Bình
+
-
+
+
Cúc
+
-
-
+
Yên
+
-
+
-
 Dấu : ( + ) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
 Dấu : ( - ) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.
 Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên 
 HẾT 
 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (1 .0 điểm)
Hình Dạng
 Hình dĩa, lõm 2 mặt
Làm tăng diện tích tiếp xúc của HC với O2 và CO2
0,5
Cấu tạo
 Không có nhân
Giảm bớt tiêu tốn năng lượng cho HC trong khi làm việc.
0,5 
 Có Hemoglobin
Kết hợp lỏng lẻo với O2 và CO2 ; giúp vận chuyển và trao đổi các khí dễ dàng.
0,5
 Có số lượng nhiều
Vận chuyển được nhiều khí cho cơ thể khi lao động nhiều, kéo dài
0,5
Câu 2: ( 4.0 điểm)
Vòng TH lớn
Vòng TH nhỏ
- Máu ra khỏi tim là máu đỏ tươi, xuất phát từ tâm thất trái theo động mạch chủ
- Máu ra khỏi tim là máu đỏ thẫm, xuất phát từ tâm thất phải theo động mạch Phổi
1,0 đ
- Máu trở về tim là máu đổ thẫm, theo tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải
- Máu trở về tim là máu đổ tươi, theo T/M phổi đổ về tâm nhĩ trái.
1,0
- Trao đổi chất diễn ra ở TB và cơ quan.
- Trao đổi chất diễn ra ở phế nang , 
1,0
- Cung cấp Oxi, dinh dưỡng cho TB + mô, đồng thời thải CO2 , chất thải từ TB -- > tim, thải ra ngoài. 
- Nhận oxi từ K.K vào máu và đưa về Tim, thải CO2 vào phế nang -- > ngoài
1,0
Câu 3. ( 2.0 điểm )
 - . Ở người, khi ý thức hình thành thì phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân, lúc này đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành và phát triển, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.
 - Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh.
Câu 4. ( 2.0 điểm )
- Một chu kì hoạt động Tim gồm 3 pha ~ 0,8 s . 
 Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1 s; co 2 tâm thất = 0,2 s; Giãn chung = 0,4 s
0,5
- Tâm nhĩ co: 0,1 s , nghỉ 0,7 s ; Tâm thất co 0,3 s nghỉ 0,5 s
0,5
- Thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ phục hồi hoạt động
0,5
- Lượng máu nuôi tim nhiều: Chiếm 1 / 10 lượng máu của cơ thể
0,5
Câu 5. ( 2.0 điểm )
- Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:
 + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. 
 + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
Câu 6. (3 điểm)
- Phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động sống vì:
 Tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể người đều hoạt động dưới sự điều khiển và điều hòa của hệ thần kinh thông qua con đường phản xạ: sự co cơ, co giãn mạch máu, sự tiêu hóa, sự tuần hoàn, bài tiết,...(1 điểm)
- Sự khác nhau cơ bản giữa PXKĐK và PXCĐK: (3 điểm)
PXKĐK
PXCĐK
- Là hoạt động thần kinh đơn giản
- Xuất hiện một cách tự nhiên ở 1 giai đoạn nhất định trong đời sống.
- Có tính chất chủng loại, bẩm sinh, di truyền, bền vững.
- Căn cứ thần kinh, trụ não, tủy sống.
- Là hoạt động TK phức tạp.
- Tiếp thu được trong đời sống do thường xuyên học tập, rèn luyện.
- Có tính chất cá thể không di truyền, không bền vững.
- Căn cứ thần kinh vỏ não.
Câu 7. ( 2.0 điểm )
 Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?
- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2
0,5 đ
- Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh đẻ thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.
1,0
- Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường
0,5
Câu 8. ( 2.0 điểm )
 Nhóm máu từng người như sau:
An
Nhóm máu : O
Bình
Nhóm máu : AB
Cúc
Nhóm máu : A ( hoặc B )
Yên
Nhóm máu : B ( hoặc A )

Tài liệu đính kèm:

  • docbdhsg(1).doc