A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu 1: “Truyền kì mạn lục” thuộc thể loại:
a. Tiểu thuyết b. Bút kí c. Truyện d. Tuỳ bút
Câu 2: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?
a. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
b. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
c. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
d. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
Câu 3: Yếu tố nào không phải là yếu tố truyền kì trong truyện: “Người con gái Nam Xương”?
a. Cái bóng trên tường là cha bé Đản thường đến vào mỗi đêm.
b. Vũ Nương tiếp tục cuộc sống mới ở thuỷ cung.
c. Phan Lang nằm mộng, thả rùa, khi chết được cứu sống và đưa về dương thế.
d. Vũ Nương lúc ẩn, lúc hiện dưới dòng sông trong lễ giải oan rồi biến mất.
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA: 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 9 LỚP: TUẦN 10 - TIẾT 48 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Câu 1: “Truyền kì mạn lục” thuộc thể loại: a. Tiểu thuyết b. Bút kí c. Truyện d. Tuỳ bút Câu 2: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương? Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. d. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Câu 3: Yếu tố nào không phải là yếu tố truyền kì trong truyện: “Người con gái Nam Xương”? Cái bóng trên tường là cha bé Đản thường đến vào mỗi đêm. Vũ Nương tiếp tục cuộc sống mới ở thuỷ cung. Phan Lang nằm mộng, thả rùa, khi chết được cứu sống và đưa về dương thế. Vũ Nương lúc ẩn, lúc hiện dưới dòng sông trong lễ giải oan rồi biến mất. Câu 4: Câu thơ nào sau đây thể hiện tâm trạng buồn của nàng Kiều cho chính bản thân mình? “Buồn trông cửa bể chiều hôm - Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. “Buồn trông ngọn nước mới sa - Hoa trôi man mác biết là về đâu”. “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. “Buồn trông nội cỏ rầu rầu - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Câu 5: Câu nào nói không đúng về nghệ thuật của “Truyện Kiều”? Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện. Nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn, miêu tả thiên nhiên tài tình. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi. Câu 6: Câu thơ: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? Vẻ đẹp của đôi mắt. b. Vẻ đẹp của mái tóc. c. Vẻ đẹp của làn da. d. Vẻ đẹp của dáng đi. Câu 7: Đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả? Muốn trở nên giàu sang, phú quý. b. Có công danh hiển hách. c. Có tiếng tăm vang dội. d. Được cứu người, giúp đời. Câu 8: Qua đoạn trích: “Lục Vân Tiên gặp nạn”, tác giả muốn gửi gắm điều gì? Niềm tin vào cái thiện của người lao động. b. Ước mơ của con người. c. Khát vọng tự do của con người. d. Niềm tin vào tương lai của người lao động. II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm) A. Tên văn bản B. Chủ đề của văn bản Nối 1. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh a. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua những con người giả dối, bất nhân, vì tiền. 1.. 2. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14) b. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến qua sự ăn chơi xa hoa, truỵ lạc của bọn vua chúa 2. 3. Mã Giám Sinh mua Kiều c. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua thái độ hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của vua tôi nhà Lê. 3.. 4. Chị em Thuý Kiều d. Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ công lí, chính nghĩa. 4 e. Khẳng định, đề cao vẻ đẹp con người. III. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để đoạn thơ sau đây được hoàn chỉnh (1 điểm) Đầu lòng hai ả ., . là chị em là Thúy Vân, Mai cốt cách . tinh thần, Mỗi người mười phân vẹn mười. (Truyện Kiều) B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” em hiểu gì về bản chất của Mã Giám Sinh?(1 điểm) Câu 2: Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hiểu như thế nào về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Tìm một số câu thơ để làm rõ điều đó? (1,5 điểm) Câu 3: Phân tích thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích “Vũ trung tuỳ bút”? (3,5 điểm) Đáp án A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I.1c, 2b, 3a, 4b, 5d, 6a, 7d, 8a. II.1b, 2c, 3a, 4e. III. Học sinh lần lượt điền các từ: tố nga, Thúy Kiều, tuyết, một vẻ. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Học sinh nói được: Mã Giám Sinh là điển hình của bản chất con buôn lưu manh với đặc tính giả dối, bất nhân và vì tiền. Câu 2: Học sinh hiểu được: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là dùng cảnh vật để nói về tâm trạng (cái tình) của nhân vật (Buồn trông ..ghế ngồi). Câu 3: Qua phân tích, HS thấy được chúa Trịnh cho xây nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả thích vui chơi; bày ra nhiều trò chơi giải trí lố lăng và tốn kém; cướp đoạt những của quý trong thiên hạ.
Tài liệu đính kèm: