Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn - Khối 9

Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn - Khối 9

I/ Trắc nghiệm : (4 điểm - Mỗi câu đúng: 0,5 điểm)

1/ Câu nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương? (Chuyện người con gái Nam Xương) :

a/ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

b/ Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

c/ Nàng hết sức thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.

d/ Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu.

2/ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh thuộc thể loại nào?

a/ Tiểu thuyết.

b/ Truyền kỳ.

c/ Truyện ngắn.

d/ Tùy bút.

3/ Nhận định nào nói đúng và đủ về người anh hùng Quang Trung ở hồi thứ mười bốn? (Hoàng Lê nhất thống chí)

a/ Có hành động mạnh mẽ quyết đoán. d/ Có tài dụng binh như thần.

b/ Có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. e/ Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.

c/ Có ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa trông rộng f/ Kết hợp các ý trên.

4/ Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?

a/ Nụ cười và giọng nói. c/ Trí tuệ và tâm hồn.

b/ Khuôn mặt và hàm răng. d/ Làn da và mái tóc.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn - Khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC TP MỸ THO
TRƯỜNG THCS HỌC LẠC
&
KIỂM TRA 1 TIẾT
Mơn : NGỮ VĂN - Khối : 9
Tuần 11 - Tiết 53
I/ Trắc nghiệm : (4 điểm - Mỗi câu đúng: 0,5 điểm)
Câu nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương? (Chuyện người con gái Nam Xương) :
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
Nàng hết sức thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu.
Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh thuộc thể loại nào? 
Tiểu thuyết.
Truyền kỳ.
Truyện ngắn.
Tùy bút.
Nhận định nào nói đúng và đủ về người anh hùng Quang Trung ở hồi thứ mười bốn? (Hoàng Lê nhất thống chí)
Có hành động mạnh mẽ quyết đoán.
Có tài dụng binh như thần.
Có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.
Có ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa trông rộng
Kết hợp các ý trên.
Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thúy Kiều? 
Nụ cười và giọng nói.
Trí tuệ và tâm hồn.
Khuôn mặt và hàm răng.
Làn da và mái tóc.
Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ 2 câu thơ sau : 
“Cỏ non xanh tận chân trời ½ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống.
Nhẹ nhàng và thanh khiết.
Khoáng đạt và trong trẻo.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Tác dụng của việc nhắc lại bốn lần cụm từ “Buồn trông” trong tám câu thơ cuối (Kiều ở lầu Ngưng Bích) là : 
Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều
Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều.
Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ.
Gồm b và c.
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?
Được cứu người, giúp đời.
Có công danh hiển hách.
Trở nên giàu sang phú quý.
Có tiếng tăm vang dội.
Câu thơ nào dưới đây bộc lộ rõ bản chất con buôn sành sỏi của Mã Giám Sinh?
Đắn đo cân sắc cân tài.
Cò kè bớt một thêm hai.
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.
Tiền lưng sẵn có việc gì cũng xong.
II/ Tự luận : (6 điểm).
1/	Chép tám câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. (1,5 điểm)
2/	Em hãy giới thiệu thân thế, thời đại, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. (3 điểm)
3/	Trong phần văn học Trung đại có 2 tác phẩm cùng thể loại, đó là những tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Tóm tắt 2 tác phẩm đó. (1,5 điểm) ./.
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm : 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
d
f
c
d
d
a
c
II/ Tự luận : 
1/ Viết đúng chính tả, đủ 8 câu thơ cuối bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (2đ)
... 
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác là là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
2/ Giới thiệu tác giả Nguyễn Du : (3đ)
– Thân thế : Sinh 1765 - mất 1820 ; tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê huyện Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh; Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
– Thời đại : Sống trong chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.
– Cuộc đời : Sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc. Từng trải, vốn sống phong phú, có niềm thông cảm sâu sắc với nỗi đau của nhân dân. Một thiên tài văn học. Một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
– Sự nghiệp : Có nhiều tác phẩm giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.
3/ Hai tác phẩm đó là Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Thuộc truyện thơ Nôm lục bát.
Tóm tắt truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát chia làm 3 phần:
– Phần I 
:
Gặp gỡ và đính ước.
– Phần II
:
Gia biến và lưu lạc.
– Phần III
:
Đoàn tụ.
Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên gồm 2048 câu thơ lục bát chia làm 4 phần:
– Phần I 
:
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp đường.
– Phần II
:
Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
– Phần III
:
Kiều Nguyệt Nga gặp nạn được Phật Bà Quan Âm và dân cứu giúp.
– Phần IV
:
Lục Vân Tiên gặp lại Kiều Nguyệt Nga.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53 Kiem tra 1tiet.doc