Kiểm tra 1 tiết Môn: Văn 8 (tiết 113)

Kiểm tra 1 tiết Môn: Văn 8 (tiết 113)

Trắc nghiệm (3đ): Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất:

Câu1: Thế nào là trường từ vựng?

A-Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.

B-Là tập hợp tất cả các từ thuộc cùng từ loại (danh từ,động từ tính từ ).

C-Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (Thuần việt, Hán việt)

D-Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.

Câu 2: Trong các từ dưới đây, từ nào có mức độ khái quát rộng nhất?

A-Sông nước B-Sông ngòi C-Biển D-Ao hồ

Câu 3: Theo em khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

A-Quan hệ ngữ nghĩa. B-Quan hệ ngữ pháp.

C-Quan hệ ngữ âm. D-Quan hệ từ loại.

Câu 4: từ nào dưới đây là từ tượng hình?

A-Rụt rè B-Róc rách C-Đùng đùng D-Om sòm

Câu 5: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm nói tránh?

A-Anh ăn nói như dùi đục chấm mắm cáy.

B-Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm.

C-Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn.

D-Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được nhưng tình cảm chưa đủ sâu.

Câu 6: trong câu văn “hai người giằng co, đu đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra áp vào vật nhau”. Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ gì?

A-Nối tiếp B-Nguyên nhân C-Tương phản D-Lựa chọn

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Môn: Văn 8 (tiết 113)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên : ..
Lớp : ..
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Văn 8
Tuần : 29 Tiết : 113 
I)Trắc nghiệm: (3đ) Hãy Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất trong mỗi câu sau:
1-Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ “Nhớ Rừng” là gì?
Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
Nghị luận kết hợp với biểu cảm.
Tự sự kết hợp với biểu cảm.
Tự sự kết hợp với miêu tả.
2-Qua bài thơ “ Tức cảnh Pác Pó” em hiểu gì về tâm hồn của Bác?
Quyết tâm kiên trì làm Cách mạng.
Lạc quan yêu đời.
Yêu thiên nhiên yêu nước, yêu đời.
Tâm hồn yêu thiên nhiên.
3-Cảm xúc trong bài “ Khi con tu hú ” được khơi dậy từ đâu?
Tiếng chim tu hú lọt vào xà lim.
Nỗi nhớ mùa hè.
Niềm khao khát tự do.
Nỗi nhớ những kỉ niệm.
4-Câu thơ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” trong bài Vọng Nguyệt của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
Sự bối rối của Bác trước cái đẹp của đêm trăng.
Chất nghệ sĩ đích thực của Bác.
Dáng vẻ ung dung của người tù Cách mạng.
Bác muốn được thưởng trăng.
5-Giá trị của bài Hịch Tướng Sĩ từ những điểm nào?
Kết hợp khéo léo giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén và tình cảm thiết tha tạo nên sức thuyết phục to lớn.
Lời văn giàu cảm xúc, nhịp nhàng cân xứng, văn xuôi có sử dụng văn biền ngẫu với những cặp câu, những cặp đoạn câu xứng với nhau.
Sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh tương phản và các điệp từ điệp ý tăng tiến.
Tất cả các ý trên.
6- Điểm tương đồng về nội dung tư tưởng của văn bản “Chiếu Dời Đô” ( Hịch Tướng Sĩ), “Nước Đại Việt ta” là gì?
 A. Điều thể hiện khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh vững bền
 B. Điều thể hiện ý thức tình yêu và niềm tự hào đân tộc
 C. Điều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc
 D. Điều thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược
II)Tự luận: 
1/ Bài thơ “ Đi Đường” của Hồ Chí Minh có mấy lớp nghĩa ? Hãy nêu rõ từng lớp nghĩa?(2đ)
2/ Cách đặt tên văn bản “Thuế Máu” có ý nghĩa như thế nào? (1đ)
3/ Phân tích đoạn văn tố cáo tội ác của giặc và nói lên lòng căm thù của tác giả trong bài “ Hịch Tướng Sĩ” của Trần Quốc Tuấn ?(4đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docbài kiểm tra tiết 113.doc