I.Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
1. Thành phần cảm thán được dùng để làm gì?
A. Để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
B. Để bộc lộ tâm lí của người nói (vui,buồn,mừng,giận, )
C. Để tạo lập quan hệ giao tiếp.
D. Để duy trì quan hệ giao tiếp.
2. Xác định câu có chứa thành phần phụ chú.
A. Cô giáo đang giảng bài. B. Hoa lài rất thơm.
C. À ra thế-ông nghĩ thầm-bác ta từng quen nhiều họa sĩ. (Nguyễn Thành Long) D. Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. ( Chế Lan Viên)
3. Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao).
A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép đồng nghĩa. D. Phép trái nghĩa.
Điểm: Trường THCS Tân Nghĩa Kiểm tra 15 phút Họ Và tên: Năm học: 2008-2009 Lớp:.. Môn: Ngữ văn lớp 9(Bài số 5) I.Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất. 1. Thành phần cảm thán được dùng để làm gì? A. Để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. B. Để bộc lộ tâm lí của người nói (vui,buồn,mừng,giận,) C. Để tạo lập quan hệ giao tiếp. D. Để duy trì quan hệ giao tiếp. 2. Xác định câu có chứa thành phần phụ chú. A. Cô giáo đang giảng bài. B. Hoa lài rất thơm. C. À ra thế-ông nghĩ thầm-bác ta từng quen nhiều họa sĩ. (Nguyễn Thành Long) D. Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. ( Chế Lan Viên) 3. Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn sau: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao). A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép đồng nghĩa. D. Phép trái nghĩa. 4.Xác định khởi ngữ trong câu : ‘Tôi¹ thì tôi² không đi được đâu.” : A.Thì. B.Tôi¹ C.Tôi² D. Đâu. 5. Từ in đậm trong câu thơ “Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.” thuộc thành phần nào? A. Trạng ngữ. B. Khởi ngữ. C. Thành phần tình thái. D. Thành phần cảm thán. 6. Thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là: A. Thành phần chính của câu. B. Thành phần phụ của câu. C. Thành phần biệt lập . D. Nòng cốt câu. II. Tự luận: (7 đ) 1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví dụ minh họa. (4 đ) 2. Viết một đoạn văn từ 3->5 câu ,có sử dụng ít nhất 1 câu có chứa hàm ý (gạch chân câu đó).(3 đ) Bài làm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA 15’ MÔN: NGỮ VĂN 9 (BS5) I/ Trắc nghiệm: (3 đ) Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D B D C II/ Tự luận (7 đ) Câu 1: -HS phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý được 2 đ. -Lấy được ví dụ được 2 đ (mỗi ví dụ được 1 đ) NGHĨA TƯỜNG MINH NGHĨA HÀM Ý -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. -Nghĩa hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ đó. Ví dụ: Ngày mai bạn có đi chơi với bọn tớ không?(lời mời đi chơi) -Ở Mũi Né tuyệt lắm đấy. (lời mời đi chơi) Câu 2: Hs tự viết đoạn văn. Đạt được những yêu cầu sau được 3 đ. -Đoạn văn ngắn gọn nhưng hàm súc . -Sử dụng ít nhất một câu chứa hàm ý . -Gạch chân và chỉ ra được hàm ý đó. -Không mắc lỗi chính tả,sạch đẹp,sử dụng dấu câu phù hợp. *Lưu ý :Tùy vào sự sáng tạo và bài làm của hs mà gv cho điểm phù hợp.
Tài liệu đính kèm: