Kiểm tra 45 phút môn Tiếng Việt 9 (2 đề)

Kiểm tra 45 phút môn Tiếng Việt 9 (2 đề)

Đề 1:

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?

a. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.

b. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

c. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.

d. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Câu 2: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?

a. Phương châm về lượng c.Phương châm quan hệ

b. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức

Câu 3: Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?

a. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

b. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

c. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

d. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 45 phút môn Tiếng Việt 9 (2 đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:	KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: TIẾNG VIỆT 9
Lớp: Mã số:
Điểm
Lời phê của thầy cô
Đề 1:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Câu 2: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng 	c.Phương châm quan hệ
Phương châm về chất	d. Phương châm cách thức
Câu 3: Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Câu 4: Trong tiếng Việt , chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
a. Tiếng Anh.	B. Tiếng Pháp.	C. Tiếng Hán.	D. Tiếng Nhật
Câu 5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
“..Là từ ngữ để biểu thị khái niệm khoa học ,công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học , công nghệ”
Câu 6: Từ “nhà” trong câu văn sau được dùng với nghĩa gốc, đúng hay sai?
“ Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho!”
a. Đúng.	B. Sai
Câu 7: Tại sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt như: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết?
Để nhắc lại điều mình vừa nói( cho người nghe tiện theo dõi) mà không vi phạm phương châm về lượng.
Để nhấn mạnh điều ai cũng biết mà không vi phạm phương châm về lượng.
Cả a,b đúng
Cả a, b sai
Câu 8:Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả chỉ là một nhưng vẫn xưng “chúng tôi”. Giải thích tại sao?
Để thể hiện sự khiêm tốn và chứng tỏ tính khách quan của các luận điểm
Để thể hiện sự lịch sự
Để khỏi chịu trách nhiệm cá nhân
Cả a,b,c đều đúng
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1(2đ): Cho hai câu thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý nghĩa của hình ảnh mặt trời đó?
Câu 2 (3đ): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
“ 	Có một chiến sĩ không may bị rơi vào tay địch. Bọn địch bắt anh phải khai thật tất cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta lần này. Người chiến sĩ đó đã nói những điều sai sự thật khiến cho kẻ thù đã nguy khốn lại càng thêm nguy khốn”.
Theo em, về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Những lời nói sai sự thật của người chiến sĩ trong tình huống trên có cần thiết không? Vì sao?
Xác định trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trên của người chiến sĩ thuộc nguyên nhân nào?
Câu 3(3đ): Hãy chọn một trong các câu tục ngữ sau và viết một đoạn văn mở bài trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp:
Uống nước nhớ nguồn
Aên quả nhớ kẻ trồng cây
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Bài làm:
Họ và tên:	KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: TIẾNG VIỆT 9
Lớp: Mã số:
Điểm
Lời phê của thầy cô
Đề 2:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
 Câu 1: Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
a. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.
b. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
c. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
d. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Câu 2: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ
	b. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức
Câu 3: Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
a. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
b. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
c. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
d. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Câu 4: Trong tiếng Việt , chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
a. Tiếng Anh.	B. Tiếng Pháp.	C. Tiếng Hán.	D. Tiếng Nhật
Câu 5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
“..Là từ ngữ để biểu thị khái niệm khoa học ,công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học , công nghệ”
Câu 6: Từ “nhà” trong câu văn sau được dùng với nghĩa gốc, đúng hay sai?
“ Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho!”
a. Đúng.	B. Sai
Câu 7: Tại sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt như: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết?
a. Để nhắc lại điều mình vừa nói( cho người nghe tiện theo dõi) mà không vi phạm phương châm về lượng.
b. Để nhấn mạnh điều ai cũng biết mà không vi phạm phương châm về lượng.
c. Cả a,b đúng
d. Cả a, b sai
 Câu 8:Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả chỉ là một nhưng vẫn xưng “chúng tôi”. Giải thích tại sao?
a. Để thể hiện sự khiêm tốn và chứng tỏ tính khách quan của các luận điểm
b. Để thể hiện sự lịch sự
c. Để khỏi chịu trách nhiệm cá nhân
d. Cả a,b,c đều đúng
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1: Cho hai câu thơ sau: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ ,em nằm trên lưng”
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý nghĩa của hình ảnh “mặt trời”đó?
Câu 2: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: 
“ Một người mẹ nuôi hai đứa con học đại học xa. Đến kì đóng học phí, người mẹ đó đã phải vất vả vay mượn tiền để lo cho con. Nhưng bà vẫn luôn giấu cái vất vả đó và không nói cho con biết. Người mẹ vẫn thường xuyên nói với các con rằng :”kinh tế gia đình ngày càng khá giả, các con cứ lo học hành , khi cần là mẹ gửi tiền lên ngay.”
Theo em, về mặt hình thức, người mẹ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Việc người mẹ nói không đúng về hoàn cảnh kinh tế gia đình mình như thế để nhằm mục đích gì?
Xác định trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trên của người mẹ thuộc nguyên nhân nào?
Câu 3: Chọn một trong các câu tục ngữ sau và viết một đoạn văn mở bài , trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Uống nước nhớ nguồn.
Aên quả nhớ kẻ trồng cây
Bài làm:
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM(2Đ): (Mỗi câu đúng=0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
c
d
c
Thuật ngữ
b
c
a
PHẦN TỰ LUẬN(8Đ):
Đề 1:
Câu 1: (2đ): - Biện pháp ẩn dụ
Ý nghĩa: Hình ảnh mặt trời là Bác, Bác là người đem lại ánh sáng của tự do, đem lại hòa bình và sự sống cho nhân dân , cho đất nước.
Câu 2(3đ): - a. Không tuân thủ phương châm về chất(1đ)
	 Việc không tuân thủ đó là cần thiết vì để bảo vệ bí mật của quân ta.(1đ)
b.Thuộc nguyên nhân: Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.(1đ)
Câu 3(3đ): Hs viết mở bài hợp lí, dẫn dắt tốt, sử dụng đúng hình thức dẫn trực tiếp.
Đề 2:
Câu 1(2đ):
Biện pháp ẩn dụ(1đ)
Ý nghĩa: Hình ảnh mặt trời là đứa con, con là niềm hi vọng, sựï sống và là nguồn vui, nguồn hạnh phúc ,là sức mạnh để mẹ sản xuất và tham gia chiến đấu.(1đ)
Câu 2(3đ):
Không tuân thủ phương châm về chất.(1đ)
Mục đích của người mẹ: Muốn con yên tâm học hành mà không phải lo lắng cho hoàn cảnh gia đình(1đ)
Thuộc nguyên nhân: Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc một yêu cầu quan trọng hơn(1đ)
Câu 3(3đ): Hs viết mở bài hợp lí, dẫn dắt tốt và sử dụng đúng hình thức dẫn trực tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_45_phut_mon_tieng_viet_9_2_de.doc