Kiểm tra 45 phút Tiết 74 (Tiếng Việt) lớp 9

Kiểm tra 45 phút Tiết 74 (Tiếng Việt) lớp 9

Đề bài:

I. Trắc nghiệm (10 x 0,5đ = 5đ): Chọn một đáp án đúng nhất điền vào bảng kẻ ở phần bài làm.

Câu 1: Từ phức là từ như thế nào ?

A. Có cấu tạo phức tạp B. Có từ hai tiếng trở lên C. Có hai tiếng D. Có nhiều nghĩa

Câu 2: Nghĩa gốc của từ là nghĩa:

A . được phát triển trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ. B . được sử dụng nhiều nhất trong đời sống.

C . xuất hiện đầu tiên khi từ mới được hình thành. D . được cha ông ta sử dụng từ xa xưa.

Câu 3: Từ “đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo

C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió

Câu 4: “Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì ?

A. Không thích đánh trống bằng dùi B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm

C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó

Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ?

A. Lênh khêng B. Lảo đảo C. Rào rào D. Chênh vênh

Câu 6: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ?

A. Mong manh B. Nhũng nhẵng C. Bọt bèo D. Rắn rỏi

Câu 7: Từ nào không thuộc cùng trường từ vựng với các từ còn lại?

A. Vó B. Chài C. Lưới D. Thuyền

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 45 phút Tiết 74 (Tiếng Việt) lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS 
Lớp 9A..
Họ và tên:.
Điểm:
Ngày tháng 12 năm 2010
Kiểm tra 45 phút
Tiết 74 (TV)
Đề bài:
I. Trắc nghiệm (10 x 0,5đ = 5đ): Chọn một đáp án đúng nhất điền vào bảng kẻ ở phần bài làm.
Câu 1: Từ phức là từ như thế nào ?
A. Có cấu tạo phức tạp	B. Có từ hai tiếng trở lên	C. Có hai tiếng	D. Có nhiều nghĩa
Câu 2: Nghĩa gốc của từ là nghĩa:
A . được phát triển trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ.	B . được sử dụng nhiều nhất trong đời sống.
C . xuất hiện đầu tiên khi từ mới được hình thành.	D . được cha ông ta sử dụng từ xa xưa.
Câu 3: Từ “đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long	B. Đầu súng trăng treo
C. Đầu non cuối bể	D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 4: “Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì ?
A. Không thích đánh trống bằng dùi	B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm
C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống	D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó
Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ?
A. Lênh khêng	B. Lảo đảo	C. Rào rào	D. Chênh vênh
Câu 6: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ?
A. Mong manh	B. Nhũng nhẵng	C. Bọt bèo	D. Rắn rỏi
Câu 7: Từ nào không thuộc cùng trường từ vựng với các từ còn lại?
A. Vó	B. Chài	C. Lưới	D. Thuyền
Câu 8: Trong các từ sau từ nào là từ ghép ?
A. Quần áo	B. Mịn màng	C. Lơ lửng	D. Lao xao
Câu 9: Từ trái nghĩa là từ như thế nào ?
A. Có nghĩa khác nhau	B. Có cách phát âm khác nhau
C. Có chức vụ ngữ pháp khác nhau	D. Có nghĩa trái ngược nhau
Câu10: Đối với những từ ngữ nước ngoài đang thâm nhập vào nước ta ngày càng nhiều, thái độ nào sau đây là thích hợp nhất?
A . chấp nhận để làm giàu cho tiếng Việt.	 	B . hạn chế sử dụng vì khó hiểu.
C . mượn những từ không có sẳn, khó dịch. 	D . sử dụng song song cùng với tiếng Việt.
II. Phần tự luận: (5đ) 
Câu 11 (1 đ): Trong các câu thơ sau, đâu là lời dẫn trực tiếp?
	Vân Tiên ghé lại bên đàng, 
	Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
	Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, 
	Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
 	(Nguyễn Đình Chiểu)
Câu 12 (1 đ): Tìm từ địa phương ở các dòng thơ sau:
	“Khi mô anh về thăm Huế xưa 
 	nhớ gói giùm em một chút mưa.” 
 	(Hồ Đắc Thiều Anh)
Câu 13 (3đ)	
	Chú bé loắt choắt	
	Cái xắc xinh xinh
	Cái chân thoăn thoắt	
	Cái đầu nghênh nghênh. 
 	(Lượm – Tố Hữu)
Tìm từ tượng hình trong đoạn thơ sau và phân tích vai trò tác dụng của nó?
Những từ tượng hình ấy thuộc loại từ nào?
Trong khổ thơ những từ này có tác dụng gì?
Bài làm
I. Trắc nghiệm (10 x 0,5đ = 5đ): Chọn một đáp án đúng nhất điền vào bảng kẻ bên dưới đây
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
II. Phần tự luận: (5đ) 
Câu 11 (1 đ): Lời dẫn trực tiếp truong các dòng thơ là: 
.
Câu 12 (1 đ): Từ địa phương ở các dòng thơ là: .
Câu 13 (3đ)	
a) Từ tượng hình trong đoạn thơ là: .
.
Những từ tượng hình ấy thuộc loại từ .
Những từ này trong khổ thơ có tác dụng ..
Đáp án
I. Trắc nghiệm (10 x 0,5đ = 5đ): 
II. Phần tự luận: (5đ) 
Câu 11 (1 đ): Lời dẫn trực tiếp trong các dòng thơ là: “Bớhại dân”
Câu 12 (1 đ): Từ địa phương ở các dòng thơ là: “mô”, “giùm”.
Câu 13 (3đ): 	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
C
B
C
C
D
A
D
C
a) Tìm từ tượng hình trong đoạn thơ là: “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”.
Những từ tượng hình ấy thuộc loại từ láy.
Vai trò tác dụng của các từ láy ấy đó là góp phần khắc họa một cách sinh động, cụ thể hình ảnh hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh nghịch nhưng cũng rất gan dạ, dũng cảm của nhân vật Lượm
Ma trận
 Mức độ 
 Lĩnh 
 vực nội dung	
Nhậnbiết
Thông hiểu
Vận dụng
TS
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ phức
Nghĩa của từ
Từ tượng hình
Từ láy
Trường từ vựng
Từ ghép
Từ trái nghĩa
Sự phát triển của từ vựng
Lời dẫn trực tiếp
Từ địa phương
Phân tích tác dụng của từ láy
C1
C2
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C3,4
C11
C12
C13
Tổng số câu
8
2
2
1
13
Tổng số điểm
4
1
2
3
10

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_45_phut_tiet_74_tieng_viet_lop_9.doc