Kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học: 2012- 2013 - Trường THCS Hải Vân

Kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học: 2012-  2013 - Trường THCS Hải Vân

I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn trước đáp án mà em cho là đúng nhất.

Câu1: Nhận xét nào không đúng với toàn bộ tác phẩm” Truyền kỳ mạn lục”

A. Viết bằng chữ Hán

B. Nội dung khai thác dã sử, cổ tích, truyền thuyết

C. Nhân vật chính là những người phụ nữ đức hạnh nhưng đau khổ

D. Hầu hết nhân vật, sự việc dều diễn ra ở nước ta

Câu 2: Nhận xét nào đủ, đúng về giá trị tác phẩm” Truyện Kiều”?

A. Giá trị nhân đạo sâu sắc

B. Giá trị hiện thực lớn lao

C. Giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả

D. Giá trị tố cáo, lên án

Câu 3: Hai câu thơ sau trích trong văn bản nào?

 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

 A. Ánh trăng

 B. Đồng chí

C. khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

 D.Bài thơ về tiểu đội xe không kính

 Câu 4: Từ “cày” trong “ cày đồng đang bưổi ban trưa” và từ “cày” trong “ vác cổ cày tay giong trâu” có phải là từ đồng nghĩa không?

A. Có B. Không

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học: 2012- 2013 - Trường THCS Hải Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng GD & ĐT Hải Hậu Kiểm tra chất lượng học kì I
Trường THCS Hải Vân Năm học:2012-2013 
 Thời gian làm bài( 90 phút)
I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn trước đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu1: Nhận xét nào không đúng với toàn bộ tác phẩm” Truyền kỳ mạn lục”
Viết bằng chữ Hán
Nội dung khai thác dã sử, cổ tích, truyền thuyết
Nhân vật chính là những người phụ nữ đức hạnh nhưng đau khổ
Hầu hết nhân vật, sự việc dều diễn ra ở nước ta
Câu 2: Nhận xét nào đủ, đúng về giá trị tác phẩm” Truyện Kiều”?
Giá trị nhân đạo sâu sắc
Giá trị hiện thực lớn lao
Giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả
Giá trị tố cáo, lên án
Câu 3: Hai câu thơ sau trích trong văn bản nào?
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
 A. Ánh trăng 
 B. Đồng chí
C. khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 
 	D.Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 Câu 4: Từ “cày” trong “ cày đồng đang bưổi ban trưa” và từ “cày” trong “ vác cổ cày tay giong trâu” có phải là từ đồng nghĩa không?
A. Có B. Không
Câu 5:Câu thơ: Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
 ( Phạm Tiến Duật)
Sử dụng biện pháp tu từ nào?
Điệp từ nhìn
 Nhân hoá và chuyển dổi cảm giác
Cả A và B
 Câu 6: Bài thơ đồng chí viết về đề tài gì? 
Tình đồng chí, đồng đội
Tình quân dân
Tình anh em
Tình bạn bè
Câu 7: Trong văn bản tự sự: 
A.Người viết cần đuua ra các luận điểm, luận cứ một cánh đầy đủ có hệ thống
B. Nghị luận là yếu tố xen kẽ cốt làm nổi bật sự việc và con người, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý
C. Không cần yếu tố nghị luận
Câu 8: Trong v¨n b¶n tù sù cã thÓ sö dông c¸c yÕu tè cña v¨n b¶n kh¸c nh­ miªu t¶,biÓu c¶m,nghÞ luËn hay kh«ng ?
 A.Cã thÓ B.Kh«ng thÓ.
II> Tự luận.
Câu 1: (1đ): Thế nào là thuật ngữ? Lấy một ví dụ về thuật ngữ?
Câu 2:(2đ) 
a. Nêu hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích truyện Kiều của Nguyễn Du.
b. Câu thơ nào trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” thể hiện rõ tâm trạng của Thuý Kiều?
Câu 3:(5đ) Kể về một lần gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22- 12). Trong buổi gặp đó em thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc
Đáp án
Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm.
Câu 1: C; Câu 2:C; Câu 3:A: Câu 4: B; Câu5 C; Câu 6 A; Câu 7 B; Câu 8 A
II: Tự luận
 Câu 1:a. Nêu được những ý chính sau: ( mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
Sau hàng loạt những bi kịch đau xót: Gia đình bị hoạ oan khuất, Kiều bán mình chuộc cha, trao duyên cho Thuý Vân, những tưởng đổi thay được cuộc sống yên phận, ai ngờ Mã Giám Sinh giả danh cưói nàng làm thiếp để đem Kiều về lầu xanh của Tú Bà. Bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, bị Tú Bà đánh đập tàn nhẫn, Kiều định tử tự nhưng không xong. Sợ Kiều tự tự, mất món hàng vừa bỏ vốn mua về, Tú Bà đã cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích ,chờ dịp dở trò ” mưu ma chứơc quỷ”, buộc nàng phải làm gái lầu xanh
Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích , sống như một cô gái cấm cung đau đớn về một tương lai mù mịt, vốn là tâm hồn nhạy cảm, nàng đã sống lại với quá khứ và suy tư về thực tại phũ phàng đang trải qua
Thi hào Nguyễn Du đã đặt nàng trong cảnh ngộ ấy,để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng đoạn trích là một trong những trang tuyệt bút của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm trạng Thuý Kiều. Theo mỗi dòng thơ, tâm trạng Thuý Kiều hiện dần lên theo mỗi cảnh vật.đó là tam trạng cô đơn, trơ trọi, buồn tủi đau đớn, vô vọng, hoảng sợ, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông đến rợn ngợp...
b. ( 0,5 điểm) Chọn đúng câu thơ: “ Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”
Câu 3: 5 điểm
Mở bài (0,25 điểm)
Yêu cầu: 
- Đưa dẫn cuộc gặp gỡ của em với các anh bộ đội nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và chuyện muốn kể
Các mức điểm: - đạt yêu cầu; 0,25 điểm
 - Thiếu hoặc sai hoàn toàn: 0 điểm
Thân bài: 4,5 điểm
* Yêu cầu
– chủ yếu dùng phương thức biểu đạt tự sự, có kết hợp các yếu tố miêu tat biểu cảm, nghị luận khi cần thiết phải sử dụng hình thức đối thoại , độc thoại ,độc thoại nội tâm
-Thể hiện đúng nội dung yeu cầucủa đề bài.
-Chọn, sắp xếp các sự việc, chi tiết theo một trình tự tự nhiên hợp lý, tạo được tình huống truyện hấp dẫn, để các nhân vật bộc lộmột cách tư nhiên lời nói, hành vi, từ đó làm sáng dần từng biến thái tâm lí, từng nét phẩm chất tính cách của nhân vật, hướng tới làm toả sáng chủ đề tư tởng của câu chuyện, khơi gợi nhận thứclành mạnh, trong sáng, tích cực ở người đọc.
Cách cho điểm: 
điểm 4-4,5: đáp ứng đầy đủ, sâu sắc các yêu cầu ở trên
điểm 3- 3,75 :đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu ở trên
điểm 2- 2,75; đúng kiểu văn bản, đúng nội dung nhưng nhiều chỗ còn non
điểm 1-1,75 : đúng nội dung nhưng ngôn ngữ diễn đạt yếu.
điểm 0,25-0,75: có chi tiết chạm vào yều cầu của đề
điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn
 C: Kết bài: 0,25
Yêu cầu:
Kết thúc câu chuyện đồng thời bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất về chuyện được kể
Các múc điểm: - điểm 0,25 đạt yêu cầu
 - điểm 0 thiếu hoặc sai hoàn toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docV9 hai van.doc