I. Kiến thức: - HS biết được:
+ Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân
+ Chức năng của ARN
+ Khái niệm đột biến gen và các dạng đột biến, nguyên nhân của đột biến
+ Trẻ đồng sinh và ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh
II: Kỹ năng:
- HS có kĩ năng trình bày, phân tích, tư duy trừu tượng, khái quát hoá .
- Kĩ năng làm bài tập di truyền
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Môn: Sinh học 9 Năm học: 2011 – 2012 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) A. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA I. Kiến thức: - HS biết được: + Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân + Chức năng của ARN + Khái niệm đột biến gen và các dạng đột biến, nguyên nhân của đột biến + Trẻ đồng sinh và ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh II: Kỹ năng: - HS có kĩ năng trình bày, phân tích, tư duy trừu tượng, khái quát hoá . - Kĩ năng làm bài tập di truyền B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: tự luận C. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề (nôi dung chương...) Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn Chủ đề 1 Các thí nghiệm của Menđen (8 tiết) Lai một cặp tính trạng Số câu Số điểm Tỉ lệ 24% 1 2.5đ 1 2.5đ Chủ đề 2 Nhiễm sắc thể (7 tiết) -Trình bày sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân. Số câu Số điểm Tỉ lệ 20% 1 2đ 1 2đ Chủ đề 3. ADN và gen (6 tiết) Chức năng của các loại ARN Xác định trình tự các Nu Số câu Số điểm Tỉ lệ 18% 0.5 1đ 0.5 0.5đ 1 1.5đ Chủ đề 4. Biến dị (7 tiết) Đột biến gen các dạng đột biến, nguyên nhân Số câu Số điểm Tỉ lệ 20% 0.5 0.5đ 0.5 1.5đ 1 2đ Chủ đề 5. Di truyền học người -ứng dụng di truyền học (6 tiết) Ý nghĩa trẻ đồng sinh Trẻ đồng sinh Số câu Số điểm Tỉ lệ 18% 0.5 1đ 0.5 1đ 1 2đ Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2 3.5đ 35% 1.5 3.5đ 35% 1.5 3đ 30% 5 10đ 100% IV. Đề kiểm tra. Câu 1: (2.5 điểm) Ở chó lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. P: lông ngắn x lông dài →F1.Tìm kiểu gen và kiểu hình của F1 Câu 2 : (2 điểm) Trình bày sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân? Câu 3: ( 1.5 điểm) a. Nêu chức năng của các loại ARN? b. Cho một đoạn mạch của ARN có trình tự của các Nuclêotit như sau: - A – U – G – X – X – U – A – G – G – Hãy xác định trình tự các Nuclêotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. Câu 4 : (2 điểm) Đột biến gen là gì? Có các dạng nào? Nguyên nhân gây ra đột biến gen? Câu 5: ( 2 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng? Nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? V. Đáp án - Thang điểm: Câu 1 ( 2.5điểm) ĐÁP ÁN ĐIỂM Quy ước gen: A: lông ngắn > a: lông dài P lông dài là kiểu hình lặn ðkiểu gen: aa P lông ngắn là kiểu hình trội ðkiểu gen có thể là AA hoặc Aa TH1: Nếu P lông ngắn( AA) Sơ đồ lai: P: AA x aa GP: A a F1: Aa( lông ngắn) TH2: P lông ngắn ( Aa) Sơ đồ lai: P: Aa( lông ngắn) x aa( lông dài) GP:A,a a F1: Aa( lông ngắn) : aa ( lông dài) * HS có thể biện luận khác, mỗi trường hợp HS làm đúng tương ứng với nửa số điểm( 1đ).. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 2 ( 2 điểm) + Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào) , sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau. + Có sự nhân đôi của nhiễm sắc thể (NST) mà thực chất là sự nhân đôi của ADN ở kì trung gian,trải qua các kì phân bào tương tự nhau, ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân. + Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi và thu gọn cấu trúc để tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa. + Đều là cơ chế sinh học nhằm đảm bảo ổn định vật chất di truyền, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính). 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 3 (1.5 điểm) a. + mARN truyền đạt TTDT + tARN vận chuyển aa + rARN tham gia cấu trúc riboxom b. ARN - A – U – G – X – X – U – A – G – G – ADN (Mạch gốc)– T – A – X – G – G – A – T – X – X - 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 4 (2 điểm) - Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. - Đột biến gen có các dạng: + Mất một cặp hoặc một số cặp nuclêôtit. + Lặp lại một cặp hay một số cặp nuclêôtit nào đó. + Thay thế một cặp nuclêôtit. + Thêm một cặp nuclêôtit. - Nguyên nhân:Đột biến phát sinh là do những rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN dưới sự ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. + Các yếu tố ảnh hưởng làm xuất hiện đột biến gen là các tia phóng xạ biến đổi đột ngột của nhiệt độ, các hoá chất. 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Câu 5 (2điểm) - Khác nhau cơ bản: + Cùng trứng: có cùng kiểu gen luôn cùng giới. + Khác trứng: Có kiểu gen khác nhau co thể cùng giới hoặc khác giới. - ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh: + Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng. + Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ IV. RÚT KINH NGHIỆM ... ... ... ... Người ra để Nguyễn Trung Hưng Trường THCS Tân Hội ĐỀ THI HỌC KỲ I Họ và tên: ............................................................................... Năm học: 2011 – 2012 Lớp: ............ Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) Điểm Lời phê Câu 1: (2.5 điểm) Ở chó lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. P: lông ngắn x lông dài →F1.Tìm kiểu gen và kiểu hình của F1 Câu 2 : (2 điểm) Trình bày sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân? Câu 3: ( 1.5 điểm) a. Nêu chức năng của các loại ARN? b. Cho một đoạn mạch của ARN có trình tự của các Nuclêotit như sau: - A – U – G – X – X – U – A – G – G – Hãy xác định trình tự các Nuclêotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. Câu 4 : (2 điểm) Đột biến gen là gì? Có các dạng nào? Nguyên nhân gây ra đột biến gen? Câu 5: ( 2 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng? Nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? Bài làm
Tài liệu đính kèm: