Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 9

Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 9

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN 9

Câu 1(1,5 điểm):

- Ý 1: Nêu các phương thức chủ yếu nhằm biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ (0.5 điểm):

+ Phương thức ẩn dụ (0,25 điểm).

+ Phương thức hoán dụ (0,25 điểm).

- Ý 2: Xác định từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ có trong các ví dụ.(1 điểm).

Ví dụ a):

+ Từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển:"chân trời" (0.25điểm).

+ Phương thức chuyển nghĩa: Hoán dụ (0.25điểm).

Ví dụ b):

+ Từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển: "mặt trời" (trong câu thơ thứ hai) (0.25điểm).

+ Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ (0.25điểm).

Câu 2(1 điểm):

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh:

- Là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

Caâu 3(2,5 điểm):

Về hình thức: Đề không giới hạn độ dài của đoạn văn; học sinh cần căn cứ vào yêu cầu nội dung câu hỏi, căn cứ biểu điểm và tổng thể đề bài để tự định lượng độ dài của đoạn văn; tuy nhiên cần đảm bảo đúng yêu cầu, cấu trúc của một đoạn văn.

 Về nội dung: Thông qua hình tượng ánh trăng, học sinh cảm nhận được những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ để thấy ý nghĩa biểu tượng, chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Về cơ bản, đoạn văn cần toát lên được các nội dung sau:

- Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh, ngoài nghĩa đen, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình đầy đặn, thủy chung, nhân hậu, bao dung; hình ảnh vầng trăng im phăng phắc có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở.Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lý của một người chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.

- Khổ thơ nói riêng và toàn bài thơ nói chung đã đặt ra vấn đề thái độ với quá khứ, với mỗi con người, gợi lên đạo lý sống tình nghĩa, thủy chung.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LÂM HÀ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________________________________
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2011 – 2012
_____________________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC 
Môn: NGỮ VĂN 9
Câu 1(1,5 điểm): 
- Ý 1: Nêu các phương thức chủ yếu nhằm biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ (0.5 điểm):
+ Phương thức ẩn dụ (0,25 điểm).
+ Phương thức hoán dụ (0,25 điểm).
- Ý 2: Xác định từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ có trong các ví dụ.(1 điểm).
Ví dụ a): 
+ Từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển:"chân trời" (0.25điểm).
+ Phương thức chuyển nghĩa: Hoán dụ (0.25điểm). 
Ví dụ b): 
+ Từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển: "mặt trời" (trong câu thơ thứ hai) (0.25điểm).
+ Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ (0.25điểm). 
Câu 2(1 điểm):
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh:
- Là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
Caâu 3(2,5 điểm): 
Về hình thức: Đề không giới hạn độ dài của đoạn văn; học sinh cần căn cứ vào yêu cầu nội dung câu hỏi, căn cứ biểu điểm và tổng thể đề bài để tự định lượng độ dài của đoạn văn; tuy nhiên cần đảm bảo đúng yêu cầu, cấu trúc của một đoạn văn.
 Về nội dung: Thông qua hình tượng ánh trăng, học sinh cảm nhận được những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ để thấy ý nghĩa biểu tượng, chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Về cơ bản, đoạn văn cần toát lên được các nội dung sau: 
- Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh, ngoài nghĩa đen, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình đầy đặn, thủy chung, nhân hậu, bao dung; hình ảnh vầng trăng im phăng phắc có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở...Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lý của một người chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình...
- Khổ thơ nói riêng và toàn bài thơ nói chung đã đặt ra vấn đề thái độ với quá khứ, với mỗi con người, gợi lên đạo lý sống tình nghĩa, thủy chung.
Câu 4 (5điểm): 
Bố cục định hướng:
A. Mở bài: 0,75 điểm
- Giới thiệu câu chuyện: nhân vật, sự việc; ấn tượng chung về câu chuyện.
B. Thân bài: 3,5 điểm:
- Kể lại câu chuyện.
- Nhận thức, bài học từ câu chuyện.
C. Kết bài: 0,75
- Cảm xúc cá nhân.
*Lưu ý: 
Đây là bài văn tự sự có tính chất "mở", HS có thể tùy chọn những câu chuyện, nhân vật mà bản thân đã có dịp trải nghiệm (kể cả trong cuộc sống và văn học), thậm chí đó là những câu chuyện có tính "sáng tạo". Do vậy, HS sẽ có những cách thể hiện khác nhau, GV cần chú ý đến khả năng vận dụng kiến thức đã học của HS, chú ý đến tính sáng tạo và cảm xúc của người kể chuyện.
Trên đây chỉ là những nét mang tính chất gợi ý, định hướng. Bài viết của HS không nhất thiết phải đầy đủ và rành rọt, tuân theo các thứ tự trên. GV chấm cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt và cân nhắc tổng thể bài viết của HS để cho điểm.
----------------Hết-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG DAN CHAM NGU VAN 9 HK I 2011.doc