Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hải Hà

Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hải Hà

I- Phần trắc nghiệm. (2 điểm)

 Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên gọi nào khác?

A. Kiều Vân Kiều truyện B. Đoàn trường tân thanh

C. Truyện Vương Thúy Kiều D. Chuyện kể về người con gái họ Vương

2. Nhận xét nào đúng, đủ về giá trị nội dung truyện Kiều?

A. Giá trị nhân đạo B. giá trị hiện thực lớn lao

C. Giá trị hiện thực và nhân đạo D. Giá trị nhân đạo và yêu thương con người

3. Trong văn bản tự sự, có thể sử dụng các yếu tố của văn bản như: miêu tả, biểu cảm, nghị luận.hay không?

A. Có thể B. không thể

4. Thà rằng liều một thân con

 Hoa chè rã cánh lá còn xanh cây.

Trong hai câu thơ trên Nguyễn Du sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh B. Hoán dụ

c. ẩn dụ D.Nhân hóa

5. Trong các từ : nho nhỏ, rơi rụng, lung linh, lấp lánh từ nào không phải là từ láy?

A. Nho nhỏ B. Rơi rụng

C. Lung linh D. Lấp lánh

6. Được sử dụng thích hợp trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả chủ yếu có tác dụng gì?

A. Làm rõ đặc điểm của câu chuyện. B. Làm rõ mạch tình cảm, cảm xúc của câu chuyện.

C. Làm cho câu chuyện trở lên sinh động. D. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

7. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hình ảnh “hát” xuất hiện nhiều lần, rải suốt bài thơ gợi lên điều gì?

A. Gợi lên sức sống căng đầy của thiên nhiên. B. Gợi lên sự bao la hùng vĩ của biển cả.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hải Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hải Hà Kiểm tra chất lượng học kỳ I 
 Năm học 2012-2013
 Môn: Ngữ văn lớp 9
 (Thời gian làm bài 90 phút)
Phần trắc nghiệm. (2 điểm)
 Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên gọi nào khác?
A. Kiều Vân Kiều truyện
B. Đoàn trường tân thanh
C. Truyện Vương Thúy Kiều
D. Chuyện kể về người con gái họ Vương
Nhận xét nào đúng, đủ về giá trị nội dung truyện Kiều?
A. Giá trị nhân đạo
B. giá trị hiện thực lớn lao
C. Giá trị hiện thực và nhân đạo
D. Giá trị nhân đạo và yêu thương con người
3. Trong văn bản tự sự, có thể sử dụng các yếu tố của văn bản như: miêu tả, biểu cảm, nghị luận...hay không?
A. Có thể
B. không thể
4. Thà rằng liều một thân con
 Hoa chè rã cánh lá còn xanh cây.
Trong hai câu thơ trên Nguyễn Du sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Hoán dụ
c. ẩn dụ
D.Nhân hóa 
5. Trong các từ : nho nhỏ, rơi rụng, lung linh, lấp lánh từ nào không phải là từ láy?
A. Nho nhỏ
B. Rơi rụng
C. Lung linh
D. Lấp lánh
6. Được sử dụng thích hợp trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả chủ yếu có tác dụng gì?
A. Làm rõ đặc điểm của câu chuyện.
B. Làm rõ mạch tình cảm, cảm xúc của câu chuyện.
C. Làm cho câu chuyện trở lên sinh động.
D. Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
7. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hình ảnh “hát” xuất hiện nhiều lần, rải suốt bài thơ gợi lên điều gì?
A. Gợi lên sức sống căng đầy của thiên nhiên.
B. Gợi lên sự bao la hùng vĩ của biển cả.
C. Gợi lên sự giữ dội của thiên nhiên, biển cả.
D. Gợi lên khí thế và niềm vui phấn chấn của người lao động.
8. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh tình huống cơ bản nào?
A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa pa.
B. Cuộc nói chuyện giữa người lái xe lên Sa Pa với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.
C. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tự kể về công việc của mình.
D. Ông họa sĩ già lên Sa Pa để tìm cảm hứng sáng tác.
II- Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Mỗi câu thành ngữ sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Ông nói gà bà nói vịt
Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
 Câu 2: (1 điểm)
 Vì sao Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
 Câu 3: (2 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 ( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá ).
 Câu 4: (4 điểm)
 Hãy kể về một lần trót xem nhật kí của bạn.
 Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
B
C
A
C
B
C
D
A
Phần II: Tự luận.
Câu 1: (1 điểm) H/S nêu được:
Thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm quan hệ. (0.5 điểm)
Thành ngữ “Nói như dùi đục chấm mắm cáy” liên quan đến phương châm lịch sự. (0.5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
 Các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” không có tên riêng mà được gọi tên theo nghề nghiệp của mình ( ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên làm công tác khí tượng, bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư....Điều này giúp cho tác giả thể hiện ý đồ tư tưởng: họ là những con người vô danh đang lặng thầm cống hiến cho đất nước. Trên mỗi trận địa, mỗi ngành nghề đều có những con người khiêm nhường, bình dị mà say mê, sáng tạo lao động, xây dựng cuộc sống mới.
Câu 3: (2 điểm)
Sử dụng nghệ thuật so sánh cho thấy hình ảnh hoàng hôn trên biển thật sinh động. Mặt trời như một quả cầu lửa đang dần dân đi vào lòng biển khơi...
Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cho thấy vũ trụ như một căn nhà khổng lồ đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi (bóng đêm là cánh cửa của ngôi nhà, lượn sóng là then cài).
Vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, người lao động bắt đầu công việc của mình.
Từ “lại” cho thấy tính chất nối tiếp và đều đặn trong công việc của người dân chài.
Khổ thơ cho thấy vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên biển và khí thế của người dân chài ra khơi đánh cá.
Câu 4: (4 điểm)
a, Mở bài: (0,5 điểm)
 Tình huống xảy ra câu chuyện ( có thể là đến thăm bạn ốm; bạn vvo tình để quên nhật ký trong lớp học).
b, Thân bài: (3 điểm)
 - Tâm trạng nhân vật tôi khi phát hiện ra đó là nhật kí của bạn.
Cuộc đấu tranh giữa ý thức và tò mò. Cuối cùng sự tò mò thắng cuộc.
-Tâm trạng “tôi” khi đọc nhật kí của bạn (sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, độc thoại, độc thoại nội tâm).
- Khi đọc một trang nào đó, hiểu về hoàn cảnh của bạn như thế nào và từ đó suy nghĩ về mọi vật xung quanh.
- Khi đọc một trang khác, hiểu suy nghĩ, tình cảm của bạn.
- Từ đó hiểu gì về bạn.
- Trả nhật kí của bạn về chỗ cũ và suy nghĩ sau khi đọc nhật kí của bạn.
- Hiểu mình, hiểu hoàn cảnh của bạn, quý bạn hơn.
- Hiểu việc làm của mình là có lỗi. Thầm xin lỗi bạn.
c, Kết bài:( 0.5 điểm)
Những ngày sau khi đọc nhật kí của bạn, tình cảm của mình với bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Ha.doc