Kiểm tra định kì - Phần: Tiếng Việt 9 - Trường THCS Phú Hữu

Kiểm tra định kì - Phần: Tiếng Việt 9 - Trường THCS Phú Hữu

I.PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 04 đ )

Câu 01 : Câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?

A. So sánh B. Nhân hóa C. An dụ D. Nói quá

Câu 02 : Câu văn “Tôi thấy đôi mắt mênh mông của bé Thu bỗng xôn xao” miêu tả phương diện nào của nhân vật ?

A. Ngoại hình B. Nội tâm C. Tính cách D. Phẩm chất

Câu 03 : Thành ngữ nào được sử dụng trong bài thơ “Đồng chí” ?

A.Nước mặn đồng chua

B.Đất cày lên sỏi đá

C.Giếng nước gốc đa

D.Rừng hoang sương muối

Câu 04 : Câu sai về cách dùng từ là :

A.Vào đêm khuya, đường phố rất vắng lặng.

B.Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng.

C.Vào đêm khuya, đường phố rất vắng vẻ.

D.Vào đêm khuya, đường phố rất yên lặng.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì - Phần: Tiếng Việt 9 - Trường THCS Phú Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phú Hữu	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Lớp 9A4	Phần : Tiếng Việt
Họ và tên :	Thời gian : 45 phút ( Không kể phát đề )
Điểm
I.PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 04 đ )
Câu 01 : Câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
A. So sánh	B. Nhân hóa	C. Aån dụ	D. Nói quá
Câu 02 : Câu văn “Tôi thấy đôi mắt mênh mông của bé Thu bỗng xôn xao” miêu tả phương diện nào của nhân vật ?
A. Ngoại hình	B. Nội tâm	C. Tính cách	D. Phẩm chất
Câu 03 : Thành ngữ nào được sử dụng trong bài thơ “Đồng chí” ?
A.Nước mặn đồng chua
B.Đất cày lên sỏi đá
C.Giếng nước gốc đa
D.Rừng hoang sương muối
Câu 04 : Câu sai về cách dùng từ là :
A.Vào đêm khuya, đường phố rất vắng lặng.
B.Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng.
C.Vào đêm khuya, đường phố rất vắng vẻ.
D.Vào đêm khuya, đường phố rất yên lặng.
Câu 05 : Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài, tránh lạc đề là phương châm hội thoại :
A.Phương châm quan hệ	B.Phương châm về lượng
C.Phương châm cách thức	D.Phương châm lịch sự
Câu 06 : Từ nào dưới đây không phải từ địa phương xưng hô đồng nghĩa với từ “ ba” ?
A. Tía	B.Bố	C.Cha	D.Tui
Câu 07 : Đặc điểm của thuật ngữ là :
A.Mang tính biểu cảm
B.Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm
C.Mỗi thuật ngữ biểu thị nhiều khái niệm
D.Thường dùng trong các tác phẩm thơ văn.
Câu 08 : Câu nói của bé Thu : “Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !” có mục đích nói gì ?
A.Trình bày	B.Điều khiển	C.Hứa hẹn	D.Bộc lộ cảm xúc
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 06 đ )
Câu 01 : Phân tích nghệ thuật tu từ trong câu :
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Câu 02 : * Hãy thưởng thức đoạn văn sau :
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.() Buổi sáng hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh . Mẹ tôi âu yếm, nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học.
	( Thanh Tịnh )
? Hãy tìm và giải thích nghĩa của tất cả các từ láy có trong đoạn văn trên ? 	
? Tìm các từ ngữ hướng vào ý : “cuối thu” và cho biết chúng gợi tả điều gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_dinh_ki_phan_tieng_viet_9_truong_thcs_phu_huu.doc