KIỂM TRA HỌC KÌ II - KHỐI 8
Môn: Ngữ văn - Thời gian: 90’
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất :
Câu 1. Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pác Bó” ?
A. Giọng thiết tha, trìu mến. B. Giọng buồn thương, phiền muộn.
C. Giọng nghiêm trang, chừng mực. D. Giọng vui đùa, dí dỏm.
Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ “Đi đường” ?
A.Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
B. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được
thành công.
C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
D. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
Câu 3. Văn bản nào sau đây là văn bản nghị luận ?
A. Hịch tướng sĩ. B. Tôi đi học.
C. Lão Hạc. D. Tức nước vỡ bờ.
Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào câu sau: “ Như nước ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.
A. Âu Lạc. B. Đại Nam.
C. Việt Nam. D. Đại Việt.
Câu 5. “Bàn luận về phép học” được trích dẫn từ đâu ?
A. Bài cáo của vua Quang Trung. B. Bài hịch của Nguyễn Thiếp.
C. Bài tấu của Nguyễn Thiếp. D. Bài tấu của Nguyễn Trãi.
Câu 6. Tác phẩm nào là sáng tác của Bác Hồ với bút danh Nguyễn Ái Quốc ?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Tức cảnh Pác Bó.
C. Nhật kí trong tù. D. Cảnh khuya.
KIỂM TRA HỌC KÌ II - KHỐI 8 Môn: Ngữ văn - Thời gian: 90’ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất : Câu 1. Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pác Bó” ? A. Giọng thiết tha, trìu mến. B. Giọng buồn thương, phiền muộn. C. Giọng nghiêm trang, chừng mực. D. Giọng vui đùa, dí dỏm. Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ “Đi đường” ? A.Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ. B. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công. C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ. D. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh. Câu 3. Văn bản nào sau đây là văn bản nghị luận ? A. Hịch tướng sĩ. B. Tôi đi học. C. Lão Hạc. D. Tức nước vỡ bờ. Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào câu sau: “ Như nước ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. A. Âu Lạc. B. Đại Nam. C. Việt Nam. D. Đại Việt. Câu 5. “Bàn luận về phép học” được trích dẫn từ đâu ? A. Bài cáo của vua Quang Trung. B. Bài hịch của Nguyễn Thiếp. C. Bài tấu của Nguyễn Thiếp. D. Bài tấu của Nguyễn Trãi. Câu 6. Tác phẩm nào là sáng tác của Bác Hồ với bút danh Nguyễn Ái Quốc ? A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Tức cảnh Pác Bó. C. Nhật kí trong tù. D. Cảnh khuya. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) - Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. - Chuyển các câu khẳng định sau thành câu phủ định có ý nghĩa tương đương: a. Cái áo này rất xấu. b. Tôi đang mệt. c. Bạn làm việc đó rất đúng. d. Ý thức của con người kém khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Câu 2. (5 điểm) Đề bài : Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) 1 2 3 4 5 6 D B A D C A II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm ) - Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định (1đ) : + Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: Không, chưa, chẳng... + Câu phủ định dùng để: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). - Chuyển thành câu phủ định có ý nghĩa tương đương (1đ) : a. Cái áo này không đẹp. b. Tôi không được khỏe lắm. c. Bạn làm việc đó không sai. d. Ý thức của con người không tốt khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Câu 2. (5 điểm) * Nội dung: A. Mở bài (0.75đ) - Vai trò của trang phục và văn hoá: Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói chung, đối với tuổi trẻ học đường nói riêng. B. Thân bài (3đ) - “Mốt” trang phục: Trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại nhất. - Nêu tình hình một số bạn đang chạy đua theo “mốt” trong nhà trường. - Tác hại của việc chạy theo các “mốt” ấy trong nhà trường (mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập, dễ chán nản vì không có điều kiện kinh tế ). - Thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc. C. Kết bài (0.75đ) - Tự nêu nhận xét về trang phục của bản thân, nêu hướng phấn đấu. - Lời khuyên cho các bạn chạy theo “mốt” nên nghĩ lại. * Hình thức: Bài viết phải đúng thể loại; bố cục hợp lí; dùng từ, đặt câu chính xác; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả. (0.5đ)
Tài liệu đính kèm: