Kiểm tra học kì II - Năm học 2008 - 2009 môn thi; Địa lý 9 - Trường THCS Phổ Châu

Kiểm tra học kì II - Năm học 2008 - 2009 môn thi; Địa lý 9 - Trường THCS Phổ Châu

Đề:

Câu 1: (1 đ)

 Vùng Biển nước ta bao gồm những bộ phận nào?

Câu 2: (2 đ)

Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.

Câu 3: (1 đ)

 Sự phân chia hành chính của tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện như thế nào?

Câu 4: (3 đ)

Nêu thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta. Nguyên nhân của thực trạng trên và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II - Năm học 2008 - 2009 môn thi; Địa lý 9 - Trường THCS Phổ Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2008 - 2009
Lớp : 9 .... Họ và tên thí sinh :................................................................ Số ký danh :...........
Ngày thi :.......................... Mơn thi : Địa Lý Thời gian : 45’ (khơng kể TG giao đề)
Giám thị 1 :.....................
Giám thị 2 :.....................
Số mật mã :.....................
(Chủ khảo ghi)
.............................................................................................................................................................
 Mật mã phúc khảo
(Chủ khảo PK ghi)
Chữ ký GK 1
Chữ ký GK 2
Điểm bài thi
(Bằng số)
Điểm bài thi
(Bằng chữ)
Số mật mã 
(Chủ khảo ghi)
Số tờ: ...........
Đề:
Câu 1: (1 đ)
	Vùng Biển nước ta bao gồm những bộ phận nào?
Câu 2: (2 đ)
Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
Câu 3: (1 đ)
	Sự phân chia hành chính của tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện như thế nào?
Câu 4: (3 đ)
Nêu thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta. Nguyên nhân của thực trạng trên và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
Câu 5: (3 đ)
	Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng Năm
( Triệu tấn)
1999
2000
2001
2002
Dầu thô khai thác
15,2
16,2
16,8
16,9
Dầu thô xuất khẩu
19,4
15,4
16,7
16,9
Xăng dầu nhập khẩu
7,4
8,8
9,9
10,0
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2002.
Nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
BÀI LÀM 
.......
PHÒNG GD – ĐT ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU	ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ 9
	 KỲ II – NĂM HỌC 2008-2009
Câu 1: (1 đ)
Phạm vi vùng Biển nước ta bao gồm các bộ phận: Vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. (mỗi ý đúng 0,2 đ)
Câu 2: (2 đ)
Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển:
Điều kiện tự nhiên:
Bờ biển dài và vùng biển rộng, nhiều vũng, vịnh. (0,5 đ)
Vùng biển nhiệt đới ẩm. (0,25 đ)
Các loài sinh vật biển phong phú. (0,25 đ)
Nhiều bãi tôm, bãi cá dọc bờ biển có khả năng khai thác lớn. (0,25 đ)
Có nhiều cảnh quan nổi tiếng để phát triển các loại hình tham quan trên biển. (0,25 đ)
Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, gần đường hàng hải quốc tế. (0,25 đ)
Giao thông biển thuận lợi giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. (0,25 đ)
Câu 3: (1 đ)
	Sự phân chia hành chính của tỉnh Quảng Ngãi gồm:
01 thành phố Quảng Ngãi. (0,25 đ)
13 huyện: 
06 huyện đồng bằng. (0,25 đ)
06 huyện miền núi. (0,25 đ)
01 huyện đảo. (0,25 đ)
Câu 4: (3 đ)
Thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta:
Diện tích rừng ngập mặn giảm. (0,25 đ)
Sản lượng đánh bắt giảm. (0,25 đ)
Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. (0,25 đ)
Nguyên nhân: 
Do ô nhiễm môi trường biển. (0,25 đ)
Đánh bắt, khai thác quá mức. (0,25 đ)
Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:
Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu, xa bờ. (0,5 đ)
Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. (0,5 đ)
Bảo vệ rạng san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. (0,25 đ)
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (0,25đ)
Phòng chống ô nhiễm biển bởi các nhân tố hóa học,đặc biệt là dầu mỏ (0,25đ)
Câu 5: (3 đ)
	a- Vẽ hình (1,5 đ)
Nhận xét:
 Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn; dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.(0,5đ) 
Toàn bộ dầu mỏ khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này chứng tỏ công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta.(o,5đ)
Trong khi xuất dầu thô thì nước ta phải nhập xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn.(0,25đ)
Mặc dù lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm lớn gấp hai lần lượng xăng dầu nhập nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn rất nhiều so với giá dầu thô(o,25đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docDia 9.doc