1/ Để xác định công dân của một nước ta căn cứ vào đâu?( khoanh tròn vào ý đúng ).
a/ Dân tộc. b/ Tôn giáo. c/ Nơi sinh. d/ Quốc tịch.
2/ Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào là công dân Việt Nam?
a/ Bố mẹ là công dân Việt Nam.
b/ Bố là người Việt Nam mẹ là công dân nước ngoài, con theo quốc tịch mẹ.
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học : 2009 – 2010. TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : SÁU. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ). A/ Ma trận : Các chủ đề / nội dung Các mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1/ Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Câu 4: 1,5 đ. Câu: 1,2 1 đ 2/ Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 5: 0,5 đ. 3/ Thực hiện trật tự an toàn giao thông. Câu 3: 1,5 đ. Câu :3,6 1 đ. 4/ Quyền và nghĩa vụ học tập. Câu 4: 0,5 đ. 5/ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Câu 2: 2 đ. 6/ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 5: 1 đ. 7/ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 1: 1 đ. Tổng số câu 2 1 2 5 1 Tổng số điểm 3 0,5 3 2,5 1 B/ Đề thi : ( đính kèm theo ). PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học : 2009 – 2010. TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : SÁU. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ). I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ).( mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ ). 1/ Để xác định công dân của một nước ta căn cứ vào đâu?( khoanh tròn vào ý đúng ). a/ Dân tộc. b/ Tôn giáo. c/ Nơi sinh. d/ Quốc tịch. 2/ Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào là công dân Việt Nam? a/ Bố mẹ là công dân Việt Nam. b/ Bố là người Việt Nam mẹ là công dân nước ngoài, con theo quốc tịch mẹ. 3/ Nguyên nhân gây tai nạn giao thông là : a/ Khi đi đường chấp hành nghiêm chỉnh theo luật giao thông. b/ Không đội nón bảo hiểm. c/ Phóng nhanh, vượt ẩu. 4/ Chọn những biểu hiện đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập : a/ Chỉ chăm chú vào học trẻn lớp, ngoài ra không làm một việc gì. b/ Chỉ học trẻn lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. c/ Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà. 5/ Quyền bầu cử chỉ có khi : a/ Công dân đủ 16 tuổi. b/ Công dân đủ 18 tuổi. c/ Công dân đã xây dựng gia đình. 6/ Những câu dưới đây câu nào đúng luật an toàn giao thông? a/ Đi vào những chỗ đường trống không có người đi. b/ Người đi bộ đi trên vạch kẻ chính giữa đường. c/ Đi về phía tay phải theo hướng đi của mình. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : Để đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân Pháp luật quy định như thế nào? ( 1 điểm ). Câu 2 : Nhà nước ban hành pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể con người, điều này chứng tỏ gì? ( 2 điểm ). Câu 3 : Em hãy nêu tên các loại biển báo giao thông đã học? ( 1,5 điểm ). Câu 4 : Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu nhóm quyền cơ bản? Em hã kể tên các nhóm quyền đó. ( 1,5 điểm ). Câu 5 : Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì? ( 1 điểm ). PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : SÁU. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ). Năm học : 2009 – 2010. I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). Mỗi đáp án đúng 0,5 đ. 1/ - d. 2/ - a. 3/ - c. 4/ - c. 5/ - b. 6/ - c. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : ( 1 điểm ). Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoạc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. Câu 2 : ( 2 điểm ). Những quy định của pháp luật cho ta thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng con người. Trong đời sống, chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ quyền của mình; phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật. Câu 3 : ( 1,5 điểm ). 1/ Biển báo cấm. (0,5 đ). 2/ Biển báo nguy hiểm. (0,5 đ). 3/ Biển báo hiệu lệnh. (0,5 đ). Câu 4 : ( 1,5 điểm ). Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản. (0,5 đ). Tên các nhóm quyền : + Nhóm quyền sống còn. (0,25 đ). + Nhóm quyền bảo vệ. (0,25 đ). + Nhóm quyền phát triển. (0,25 đ). + Nhóm quyền tham gia. (0,25 đ). Câu 5 : ( 1 điểm ). Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : SÁU. Năm học : 2009 – 2010. 1/ Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền cơ bản? Kể tên các nhóm quyền đó. 2/ Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định là công dân mỗi nước? 3/ Em hãy nêu tên các loại biển báo giao thông đã học? 4/ Để đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân Pháp luật quy định như thế nào? 5/ Nhà nước ban hành pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể con người, điều này chứng tỏ gì? 6/ Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì? PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học : 2009 – 2010. TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : CHÍN. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ). A/ Ma trận : Các chủ đề / nội dung Các mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1/ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Câu 2: 0,5đ. 2/ Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Câu 1: 0,5đ. Câu 1 : 1,5đ. 3/ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 2 : 0,5đ. Câu 2 : 1đ. Câu 5: 0,5đ. 4/ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân. Câu 3 : 2,5đ. Câu 4: 0,5đ. 5/ Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân. Câu 3: 0,5đ. 6/ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. 7/ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Câu 4 : 1,5đ. Câu 6 : 0,5đ. Tổng số câu 2 3 1 2 3 Tổng số điểm 1 3,5 0,5 3,5 1,5 B/ Đề thi : ( đính kèm theo ). PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học : 2009 – 2010. TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : CHÍN. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ). I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). (Khoanh tròn vào ý đúng).Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ. 1/ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước. Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung. Đóng thuế là để xây dựng trường học. Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện. 2/ Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của nhà nước về hôn nhân? Kết hôn không phân biệt tôn giáo. Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân. Cả a,b,c. đều sai. 3/ Em tán thành những quan điểm nào sau đây? Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi công dân Việt Nam. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam. 4/ Trách nhiệm hình sự được áp dụng cho đối tượng nào sau đây? Người có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của nhà nước. Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Người có hành vi vi phạm nội quy của tổ chức. 5/ H 15 tuổi là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau: Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước. Xin làm hợp đồng. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động. Mở của hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi của hàng. 6/ Khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật, có người cho rằng: Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Câu a,b. đúng. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : Thuế là gì? Vì sao thuế có tác dụng ổn định thị trường? ( 1,5 đ ). Câu 2 : Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Hợp đồng lao động là gì? ( 1,5 đ ). Câu 3 : Trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa như thế nào? ( 2,5 đ ). Câu 4 : Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? ( 1,5 đ ). PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : CHÍN. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ). Năm học : 2009 – 2010. I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ. Câu 1 : - b. Câu 2 : - b. Câu 3 : - d. Câu 4 : - b. Câu 5 : - b. Câu 6 : - c. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : (1,5 đ). Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung (như an ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống,... (1đ). Thuế bao gồm có một hệ thống thuế, áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau. (0,5đ). Mỗi loại thuế có nhiều mức thuế xuất khác nhau, có tác dụng khuyến khích, ưu tiên phát triển hoặc hạn chế những mặt hàng, những ngành nghề trong nền kinh tế. (0,5đ). Câu 2 : ( 1,5 đ ). Quyền lao động của công dân là : Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chon nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đính. (0,25đ). Nghĩa vụ lao động của công dân là : Mọi người phải lao động, có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triến đất nước. (0,25đ). Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sứ dụng lao động, về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở tự nguyện,bình đẳng.(1đ) Câu 3 : ( 2,5 đ ). Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. (0,5đ) Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. (0,5đ). Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật (0,5đ). Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân (0,5đ) Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (0,5đ). Câu 4 : ( 1,5 đ ). Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích đó. (1đ). Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. (0,5đ). PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn : Giáo Dục Công Dân. Lớp : CHÍN. Năm học : 2009 – 2010. 1/ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? 2/ Hôn nhân là gì? 3/ Thuế là gì? Vì sao thuế có tác dụng ổn định thị trường? 4/ Quyền tự do kinh doanh là gì? 5/ Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Hợp đồng lao động là gì? 6/ Thế nào là vi phạm pháp luật? 7/ Trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa như thế nào. 8/ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân là gì? Ý nghĩa? 9/ Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? 10/ Thế nào là Sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật?
Tài liệu đính kèm: