Kiểm tra học sinh xếp loại học lực giỏi năm học 2009-2010 môn Lịch sử 8

Kiểm tra học sinh xếp loại học lực giỏi năm học 2009-2010 môn Lịch sử 8

Câu 1. (3,0 điểm)

Bằng kiến thức lịch sử đã học về cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917:

 a. Em hãy cho giải thích tại sao sau khi cách mạng Tháng Hai kết thúc và giành thắng lợi, Lê - Nin cùng Đảng Bônsêvích phải tiếp tục làm cách mạng ?

 b. Phân tích những đóng góp to lớn của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đối với nhân loại. Lê -Nin có vai trò như thế nào đối với cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 2. (3,0 điểm)

Nêu những nội dung cần nắm vững của lịch sử thế giới hiện đại những năm 1917- 1945.

Câu 3. (4,0 điểm)

Về phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX.

 a. Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Du ?

 b. Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX có gì mới khác so với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX ?

 c. Vì sao các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đều bị thất bại ?

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học sinh xếp loại học lực giỏi năm học 2009-2010 môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU
KIỂM TRA HỌC SINH XẾP LOẠI HỌC LỰC GIỎI 
Năm học 2009-2010
Môn: Lịch sử 8 - Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. (3,0 điểm) 
Bằng kiến thức lịch sử đã học về cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917:
 a. Em hãy cho giải thích tại sao sau khi cách mạng Tháng Hai kết thúc và giành thắng lợi, Lê - Nin cùng Đảng Bônsêvích phải tiếp tục làm cách mạng ?
 b. Phân tích những đóng góp to lớn của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đối với nhân loại. Lê -Nin có vai trò như thế nào đối với cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 2. (3,0 điểm) 
Nêu những nội dung cần nắm vững của lịch sử thế giới hiện đại những năm 1917- 1945.
Câu 3. (4,0 điểm) 
Về phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX.
 a. Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Du ?
 b. Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX có gì mới khác so với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX ?
 c. Vì sao các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đều bị thất bại ?
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
HƯỚNG DẪN CHẤM
Kiểm tra HS học lực giỏi - Năm học 2009-2010
Môn: Lịch sử – Lớp 8 
Câu 1: (3 điểm)
 a. Giải thích được: - Cách mạng tư sản Tháng Hai đã lật đổ chế độ Nga hoàng, thực hiện thành công một phần nhiệm vụ của cách mạng tư sản . Nước Nga lúc này diễn ra cục diện chính trị đặc biệt. Hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản (Vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đề quốc, bất chấp sự phản đối của quần chúng nhân dân ) và chính quyền của các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân binh lính. (0,5điểm )
 - Trong bối cảnh chính trị như vậy, Lê - Nin và Đảng Bôn sê vích buộc phải chuẩn bị kế hoạch là tiếp tục làm cách mạng, dùng vũ lực để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. (0,5 điểm )
 b. Phân tích được:
 - Đối với nước Nga : + Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa người lao động lên nắm quyền, xây dựng một chế độ mới - Chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. ( 0,5 điểm )
- Đối với quốc tế : + Đây là cuộc cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở khâu yếu nhất, làm cho nó không còn là hệ thống duy nhất nữa. ( 0,25 điểm )
+ Ảnh hưởng, tác động tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới. Cung cấp cho cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý báu. Là sự kiện mở đầu thời kỳ lịch sử mới - Lịch sử thế giới hiện đại. (0,5 điểm)
 Công lao của Lê - Nin đối với cách mạng Tháng Mười:
+ Là người sáng lập ra đảng Bôn Sê vích Nga.Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn. Trực tiếp chỉ đạo cách mạng. (0,5 điểm )
+ Lê - Nin có những quyết đoán táo bạo và sáng suốt , trong hành động thì mau lẹ , đúng thời cơ (nhanh chóng chuyển từ cách mạng Tháng Hai sang khởi nghĩa vũ trang, làm cách mạng Tháng Mười, đưa chính quyền về tay các Xô viết) ( 0,25 điểm )
Câu 2: (3.0 điểm)
- Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, lần đầu tiên CNXH trở thành hiện thực ở một nước nằm giữa vòng vây của CNTB. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới. 
 (0.75đ)
- Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu -Mĩ lên cao và có nhiều chuyển biến mới. Nhiều nước có ĐCS ra đời, Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười (0.75đ)
- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á. (0.5đ) 
- Những năm 1929- 1933 các nước TBCN lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng này dẫn tới hậu quả là CNPX thắng thế ở Đức, Italia, Nhật bản. (0.5đ)
- Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945) là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại. (0.5đ) 
Câu 3: (4 điểm) Về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. 
a. Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Du (1905-1909 ) ? Nêu được:
 - Những năm đầu thế kỷ XX, ở nước ta kinh tế có những chuyển biến - xã hội phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo Trung Quốc. Hơn nữa, Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản. Trong đó có Phan Bội Châu, người đứng đầu phong trào Đông Du. ( 0,25 điểm )
- Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của hội là đánh Pháp, giành độc lập cho tổ quốc. Hội dự định dựa vào Nhật để xúc tiến việc chuẩn bị bạo động. ( 0,25 điểm )
- Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới , tiền bạc để đánh Pháp. Phát động phong trào Đông Du với việc đưa thanh niên sang Nhật học, chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang cứu nước. ( 0,25 điểm )
- Phong trào được nhiều người hưởng ứng, hàng trăm thanh niên đã sang Nhật học. Thực dân pháp đã cấu kết với quân phiệt Nhật đàn áp, trục xuất những người yêu nước Việt Nam ra khỏi nước Nhật. Tháng 3-1909, phong trào Đông Du tan rã và hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động. (0,25 điểm)
- Phong trào thất bại do chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận định rõ kẻ thù. Song đã thổi bùng lên một phong trào yêu nước mạnh mẽ và rộng lớn đầu thế kỷ XX. Cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm dành độc lập của nhân dân ta. ( 0,25 điểm )
 b. Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX có gì mới khác so với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX ?
 Cần nêu được: * Phong trào Cần Vương :
- Mục tiêu: + Đánh Pháp, dành độc lập dân tộc và khôi phục chế độ phong kiến. (0,25 điểm )
- Thành phần lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước. ( 0,25 điểm )
- Phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang.( 0,25 điểm )
- Tổ chức : Theo lề lối phong kiến. ( 0,25 điểm)
- Lực lượng tham gia: Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội phong kiến. (0,25 điểm)
* Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Mục tiêu: Đánh Pháp dành độc lập dân tộc, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ tư sản. ( 0,25 điểm )
- Thành phần lãnh đạo : Tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ , tức tầng lớp trí thức Nho học tư sản hóa ( 0,25 điểm )
- Tổ chức : Hình thành các tổ chức chính trị sơ khai.( 0,25 điểm )
- Lực lượng tham gia: Bên cạnh tầng lớp cũ của phong trào Cần Vương, còn có sự tham gia của tầng lớp mới xuất hiện như: công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc ( 0,25 điểm )
c. Vì sao các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX dều bị thất bại ?
Cần nêu được :
- Thiếu sự lãnh đạo của một gia cấp tiên tiến cách mạng. Giai cấp công nhân chưa trở thành lực lượng chính trị độc lập, chưa thể đảm nhận vai trò lãnh đạo. (0,25 điểm)
- Những sĩ phu tiến bộ đầu thế kỷ XX tuy yêu nước thiết tha, nhưng chưa nhận định rõ kẻ thù và chưa có đường lối cách mạng đúng đắn. (0,25 điểm) 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_sinh_xep_loai_hoc_luc_gioi_nam_hoc_2009_2010_mo.doc