Kiểm tra học sinh xếp loại học lực giỏi năm học 2009-2010 môn Ngữ văn 8

Kiểm tra học sinh xếp loại học lực giỏi năm học 2009-2010 môn Ngữ văn 8

Câu 1: (4,0 điểm) Cho đoạn thơ.

 Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

 (Trích “ Quê hương ” – Tế Hanh, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hãy cảm nhận đoạn thơ trên để thấy: Tế Hanh là một cây bút trong phong trào thơ ca lãng mạn, nhưng thơ ông không có màu sắc bi lụy buồn thương mà hồn hậu, trong trẻo khỏe khoắn, thể hiện một tình yêu quê tha thiết nồng thắm.

Câu 2: (6,0 điểm) Sự phát triển của tinh thần yêu nước được thể hiện qua hai áng văn: “ Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta” (Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi).

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học sinh xếp loại học lực giỏi năm học 2009-2010 môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
KIỂM TRA HỌC SINH XẾP LOẠI HỌC LỰC GIỎI 
Năm học 2009-2010
Môn: Ngữ văn 8 - Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4,0 điểm) 	Cho đoạn thơ.
 Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
 (Trích “ Quê hương ” – Tế Hanh, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em hãy cảm nhận đoạn thơ trên để thấy: Tế Hanh là một cây bút trong phong trào thơ ca lãng mạn, nhưng thơ ông không có màu sắc bi lụy buồn thương mà hồn hậu, trong trẻo khỏe khoắn, thể hiện một tình yêu quê tha thiết nồng thắm.
Câu 2: (6,0 điểm) Sự phát triển của tinh thần yêu nước được thể hiện qua hai áng văn: “ Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta” (Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi).
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
HƯỚNG DẪN CHẤM
Kiểm tra HS học lực giỏi - Năm học 2009-2010
Môn: Ngữ văn Lớp 8 
Câu
Nội dung
Điểm
1
Câu 1: 
1.Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc:
Một số gợi ý có tính định hướng:
 1. Học sinh hiểu được:
 Cảm xúc chủ đạo trong Thơ mới lãng mạn thường buồn bã, cô đơn, bế tắc ... nhưng tiếng thơ Tế Hanh lại khác: Cảm xúc tươi tắn trong trẻo, được thể hiện ở những hình ảnh bình dị mộc mạc tươi tắn, giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết nhưng khỏe khoắn trong cảm xúc, niềm tin yêu.
2. Cảm nhận: Từ các tín hiệu nghệ thuật ( hình ảnh chọn lọc: chiếc thuyền, cánh buồm; biện pháp tu từ; dùng từ gợi cảm; giọng điệu..) và cách khám phá thơ trữ trữ tình hiện đại học sinh làm nổi bật: Không gian tươi sáng, yên bình êm ả; con người trong tư thế làm chủ, tràn đầy niềm vui sức mạnh chinh phục thiên nhiên.Tất cả được hòa ca trong cảm hứng lãng mạn bay bổng hình ảnh quê hương được tái hiện trong nỗi nhớ đằm sâu -> Tình yêu , niềm tự hào về quê hương. 
3. Đánh giá: Với những hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, giọng điệu tươi vui , tình cảm thiết tha nồng đậm. Bài thơ Quê hương của Tế Hanh được xem là một giọng điệu lạ trong phong trào Thơ mới lãng mạn.
 2. Yêu cầu về kĩ năng:
 - BiÕt viÕt mét bµi v¨n c¶m nhËn ( bao gåm suy nghÜ ®¸nh gi¸ )
 - DiÔn ®¹t tr«i ch¶y, v¨n phong giµu søc thuyÕt phôc.
3. Cách cho điểm: 
 - Đạt các yêu cầu trên: 4,0 điểm
 - Đạt 2/3 yêu cầu : 3,0 điểm.
 - Đạt 1/2 yêu cầu: 2,0 điểm.
 - Đạt 1/3 yêu cầu: 1,5 điểm.
2
a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, biết cách trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận; lập luận chặt chẽ; biết kết hợp lí lẽ, dẫn chứng; biết sử dụng kỹ năng so sánh đối chiếu
b.Yêu cầu về kiến thức: HS trình bày được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam nói chung, 2 áng văn nói riêng và sự phát triển đạt đến độ hoàn thiện qua Bình Ngô đại cáo ( Đoạn trích )
* Tinh thần yêu nước được thể hiện cụ thể qua 2 áng văn: 
+ Trần Quốc Tuấn lo lắng, căm giận, đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục; vạch rõ tâm địa kẻ thù
+ Nguyễn Trãi tự hào về đất nước có chủ quyền, nền văn hiến, có truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, có anh hùng hào kiệtNỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lý tưởng mà ông tôn thờ: “ Việc nhân nghĩa.trừ bạo.”
* Tinh thần yêu nước được phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường. Càng yêu nước càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình. 
+ “Hịch tướng sĩ” biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, sẵn sàng xả thân vì nước, khẳng định với tướng sĩ có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt, làm rữa thịt Vân Nam Vương.
+ “ Nước Đại Việt ta”, khát vọng ấy đã trở thành chân lý độc lập
* Tinh thần yêu nước đã phát triển, khắc phục hạn chế của “ Hịch tướng sĩ” và đạt đến độ hoàn thiện ở “ Nước Đại Việt ta”.
+ Trong “ Hịch tướng sĩ”, tinh thần yêu nước mới chỉ dừng lại ở sự cổ vũ, quan tâm đến tầng lớp quý tộc; hình ảnh người dân ở đó là dân trong các “ điền trang thái ấp”; xét cho cùng cũng mới là tầng lớp trên trong xã hội.
+ Trong “ Nước Đại Việt ta”, tư tưởng yêu nước gắn liền tư tưởng nhân nghĩa; bản chất của tư tưởng nhân nghĩa là sự quan tâm đến nhân dân, người dân ở tận “ thôn cùng, xóm vắng” à Tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc.
à Tinh thần yêu nước dù được bộc lộ bằng nhiều cách nhưng luôn là mạch nguồn chảy mãi và bất tận và phát triển trong văn học qua các thời kì.
0,5
1,5
1,5
1,5
1

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_sinh_xep_loai_hoc_luc_gioi_nam_hoc_2009_2010_mo.doc