Kiểm tra một tiết (phần tiếng việt học kì I)

Kiểm tra một tiết (phần tiếng việt học kì I)

 KIỂM TRA MỘT TIẾT

 ( PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I)

 I .MỤC ĐÍCH KIỂM TRA :

 -Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh phần tiếng Việt lớp 9 học kỳ I . Qua đó đánh giá năng lực hiểu và vận dụng kiến thức tiếng Việt của học sinh.

 II.HÌNH THỨC KIỂM TRA

 -Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận

Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm chung trắc nghiệm và tự luận trong vòng 45 phút .

III.THIẾT LẬP MA TRẬN

 -Lệt kê một số chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra trong phần tiếng Việt lớp 9 học kì I.

 - Xác định khung ma trận

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra một tiết (phần tiếng việt học kì I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Ngày soạn: 24/11/2011
 Tiết : 73 Ngày dạy : 26/11/2011
 KIỂM TRA MỘT TIẾT
 ( PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I)
 I .MỤC ĐÍCH KIỂM TRA : 
 -Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh phần tiếng Việt lớp 9 học kỳ I . Qua đó đánh giá năng lực hiểu và vận dụng kiến thức tiếng Việt của học sinh.
 II.HÌNH THỨC KIỂM TRA
 -Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm chung trắc nghiệm và tự luận trong vòng 45 phút .
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
 -Lệt kê một số chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra trong phần tiếng Việt lớp 9 học kì I.
 - Xác định khung ma trận 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Tên	
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
(TL)
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: tiếng Việt
-Nhận biết phương châm hội thoại, từ tượng hình.
-Nhớ được các cách phát triển từ vựng.
-Nhớ khái niệm phương châm cách thức trong hội thoại, nêu ví dụ.
-Xác định lỗi dùng từ, lỗi về PCHT.
-Biết cách vận dụng từ ngữ xưng hô vào tình huống giao tiếp
-Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
-Giải thích về hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5 %
Số câu: 1
Số điểm:2 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 0.75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 1
Số điểm: 3,0
TL: 30%
Số câu: 8
Số điểm:6,5
Tỉ lệ: 65%
Chủ đề 2: 
Văn bản
- Hiểu được tác dụng của từ láy trong văn bản.
-Hiểu Nghĩa của từ trong văn bản
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ 
Số câu: 2
Số điểm:0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm:0.5
Tỉ lệ: 5 %
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Viết đoạn văn có dùng lời dẫn trực tiếp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%
Tổng số câu: 11
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 4
Số điểm: 2,75
Tỉ lệ: 27,5%
Số câu: 5
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ: 12,5%
Số câu: 2
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 11
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Họ và tên:............................................... KIỂM TRA MỘT TIẾT 
 Lớp : 9 a..................................................Môn : Ngữ Văn 9 ( Phần tiếng Việt học kì I)
 I. Trắc nghiệm khách quan (2 đ) : Chọn đáp án đúng nhất 
 Câu 1: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . D. PC lịch sự . 
 Câu 2: Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
 Câu 3 : Trong các từ sau , từ nào không phải là từ tượng hình ?
 A . ngất nghểu B . lom khom . C . rì rào . D .dong dỏng . 
 Câu 4 : Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
	A- Phương châm về lượng. 	C- Phương châm lịch sự.
	B- Phương châm cách thức. 	D- Phương châm quan hệ.
 Câu 5. Câu nào sau đây sai về lỗi dùng từ?
Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!
 Câu 6 :Từ vựng luôn được phát triển theo những cách
 A. phát triển nghĩa , tạo từ mới và mượn từ B. dùng các cách chuyển nghĩa và mượn từ .
 C. dùng biện pháp ẩn dụ và tạo từ ngữ mới . D. mượn từ và dùng biện pháp hoán dụ .
Câu 7 :Khổ thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” ( Truyện Kiều) tả cảnh thiên nhiên nhưng gợi cảm giác lưu luyến , bâng khuâng ,xao xuyến vì tác giả dùng nhiều
 A.động từ , tính từ . B. động từ và từ láy . C.từ láy gợi hình ,gợi cảm . D. từ đồng nghĩa.
Câu 8. Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “ đồng chí” ?
 A, Là những người sống cùng thời đại. B, Là những người cùng một đơn vị chiến đấu.
 C, Là những người cùng một giai cấp. D, Là những người cùng chí hướng, lí tưởng.
II.Tự luận : (8 điểm)
Câu1 : Thế nào là phương châm cách thức trong hội thoại ? Cho ví dụ một thành ngữ chỉ cách nói không tuân thủ phương châm cách thức . (2 đ)
Câu 2: Cho hai câu thơ : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng .
 ( Nguyễn Khoa Điềm)
 a,Trong hai câu thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy ? (1,5đ)
 b , Từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai có phải là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ? (1,5 đ)
Câu 3 : Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 3 đên 5 câu )có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây và trích dẫn ý kiến đó bằng cách trực tiếp .( 3 đ)
 Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc , vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng . ( Hồ Chí Minh , Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng )
IV .ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 1.Phần trắc nghiệm ;Mỗi câu đúng 0,25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
C
C
D
A
A
C
D
 2.Phần tự luận ; 8 điểm
Câu 
 Đáp án -hướng dẫn chấm
 Điểm
1
 - Khái niệm phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn , rành mạch ,tránh cách nói mơ hồ.
-Ví dụ : Học sinh nêu được thành ngữ chỉ cách nói không tuân thủ phương châm cách thức.
1,5 
0,5
2
a.Trong hai câu thơ ; “ Mặt trời/ trên lưng” có sử dụng biện pháp tu từ ản dụ. Thể hiện tình yệu thương tha thiết mẹ dành cho con. Con là nguồn sống ,niềm hạnh phúc , hy vọng của mẹ.
b.-Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai không phải là hiện tượng một nghĩa gốc phát triển thành từ nhiều nghĩa.
-Vì “ mặt trời” được hiểu là đứa con của người mẹ Tà Ôi theo cảm nhận chủ quan của tác giả, ý nghĩa đó chỉ có giá trị lâm thời, không được giải thích trong từ điển.
1,5 đ
1,5 đ
3
Viết đoạn văn trích dẫn câu nói của Hồ Chí Minh theo cách trực tiếp .
-Yêu cầu đoạn văn hoàn chỉnh, có chủ đề thống nhất, trích dẫn nguyên văn ý kiến ,để trong ngoặc kép.
3,0
 V.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra tiếng Việt kì 1.doc