Kiểm tra Ngữ văn 6

Kiểm tra Ngữ văn 6

Phần 1:Trắc nghiệm:( 2điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Bài học chính của truyện “ Thầy bói xem voi” là gì?

A. Cần xem xét sự vật một cách toàn diện, tránh phiến diện chủ quan.

B. Không nên nghe theo ý kiến của người khác.

C. Phải lắng nghe ý kiến mọi người và làm theo.

D. Nhận xét sự vật theo ý kiến chủ quan của mình.

Câu 2: Vì sao vua cha lại truyền ngôi cho Lang Liêu?

A. Mâm cỗ của Lang Liêu ngon nhất. B. Sự lạ lùng chưa từng thấy ở hai thứ bánh

C. Lang Liêu hiểu ý và biết nối chí vua. D. Lang Liêu được thần yêu quí và hỗ trợ.

Câu 3: Ý nghĩa nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì ?

A. Sự căm giận Thuỷ Tinh.

B. Ước mơ chế ngự thiên tai, lũ lụt, ca ngợi công lao dựng nước của tổ tiên.

C. Sự ngưỡng mộ thần núi Tản Viên.

D. Nhấn mạnh lòng hận thù của Thuỷ Tinh.

Câu 4: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Người có hình dạng xấu xí. B. Người ngốc nghếch.

C. Người dũng sĩ. D. Người con riêng.

Câu 5: Trong các cụm danh từ sau cụm nào có cấu tạo đủ ba phần?

A. Nhà lão miệng. B. Tất cả chúng tôi.

C.Tất cả các bộ phận của cơ thể con người. D. Hai chú bé.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD& ĐT hải hậu Kiểm tra Ngữ văn 6
TRường THCS Hải vân	 ( Thời gian làm bài 90 phút)
Phần 1:Trắc nghiệm:( 2điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Bài học chính của truyện “ Thầy bói xem voi” là gì?
A. Cần xem xét sự vật một cách toàn diện, tránh phiến diện chủ quan.
B. Không nên nghe theo ý kiến của người khác.
C. Phải lắng nghe ý kiến mọi người và làm theo.
D. Nhận xét sự vật theo ý kiến chủ quan của mình.
Câu 2: Vì sao vua cha lại truyền ngôi cho Lang Liêu?
A. Mâm cỗ của Lang Liêu ngon nhất. B. Sự lạ lùng chưa từng thấy ở hai thứ bánh
C. Lang Liêu hiểu ý và biết nối chí vua. D. Lang Liêu được thần yêu quí và hỗ trợ.
Câu 3: ý nghĩa nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì ?
A. Sự căm giận Thuỷ Tinh. 
B. Ước mơ chế ngự thiên tai, lũ lụt, ca ngợi công lao dựng nước của tổ tiên.
C. Sự ngưỡng mộ thần núi Tản Viên.
D. Nhấn mạnh lòng hận thù của Thuỷ Tinh.
Câu 4: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
A. Người có hình dạng xấu xí. B. Người ngốc nghếch.
C. Người dũng sĩ. D. Người con riêng.
Câu 5: Trong các cụm danh từ sau cụm nào có cấu tạo đủ ba phần?
A. Nhà lão miệng. B. Tất cả chúng tôi.
C.Tất cả các bộ phận của cơ thể con người. D. Hai chú bé.
Câu 6:Bộ Phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?
A. Tiếng Anh. B. Tiếng Hán.
C. Tiếng Pháp. D. Tiếng Khơ - me.
Câu 7: Yếu tố nào có thể lược bỏ khi kể về nhân vật trong văn tự sự?
A. Miêu tả hình dáng, chân dung. B. Kể về mối quan hệ của nhân vật.
C. Giới thiệu lai lich, tài năng. D. Kể lại hành động, việc làm.
Câu 8: Khi dùng ngôi kể thứ nhất người kể không có được lợi thế nào?
A. Trực tiếp thể hiện tình cảm cá nhân. B. Có thể nói ra những gì mình biết.
C. Biểu lộ tình cảm của mình rõ hơn. D. Có thể kể linh hoạt, tự do hơn. Phần 2: Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1: ( 1điểm) 
a. Tìm danh từ trong câu văn sau?
 Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.
 ( Thạch Sanh- ngữ văn 6- tập 1)
b. Tìm 1 từ láy tả tiếng cười và đặt câu với từ láy đó?
Câu 2( 2 điểm) Nêu ý nghĩa của chi tiết “ Gióng bay về trời” ở cuối truyện Thánh Gióng? ( ngữ văn 6- tập 1)
Câu 3: ( 5 điểm) Hãy kể về một người bạn biết vươn lên học tốt của em.
Đáp án – Biểu điểm
Phần 1: Tự luận(2điểm) Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25đ( Khoanh 2 đáp án trong một câu không cho điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
C
B
C
C
B
A
D
Phần 2: Tự luận:
Câu 1: ( 1điểm)
Câu a. ( 0,5 điểm) 
Tìm đúng 2 danh từ “ Thạch Sanh, nhà vua” mỗi DT cho 0,25điểm
Câu b. (0,5 điểm)
Tìm đúng từ láy tả tiếng cười( cho 0,25 điểm)
Đặt câu đúng cho (0,25 điểm)
Câu 2: (2điểm) Cần đạt được các ý cơ bản sau:
Đây là chi tiết kì lạ hoang đường rất đẹp và giàu ý nghĩa.
Thánh Gióng trả lại vũ khí vua ban.
Chi tiết này đề cao người anh hùng, thay trời trị tội bọn xâm lược.
Về trời là hình thức bất tử hoá về người anh hùng. Gióng khi sinh ra đã phi thường thì khi ra đi cũng phi thường. Gióng hoà vào với thiên nhiên, vũ trụ. Gióng sống mãi trong lòng mọi người.
Gióng không đòi hỏi phần thưởng, không màng danh lợi. Tất cả mọi chiến công của Gióng đều giành cho đất nước, nhân dân.
Tô đậm tính chất lãng mạn của câu truyện.
Câu 3(5 điểm):
Mở bài(0,5 điểm)như yêu cầu sau:
* Yêu cầu - Giới thiệu chung về người bạn thân.
b. Thân bài( 4 điểm)
* Yêu cầu:
- Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh gia đình, về những nét ngoại hình tiêu biểu, về tính cách của bạn.
- Kể về những việc làm vượt khó của bạn để vươn lên trong học tập.
- Kể về những việc làm để giúp đỡ bạn bè của bạn.
- Kể về những việc làm tham gia các hoạt động chung của trường, của lớp của bạn
- Những thành tích đạt được của bạn, ý nghĩa của những thành tích ấy đối với trường, lớp.
* Cho điểm: 
- Điểm ( 3 - 4 điểm) Câu chuyện kể chân thực, sinh động, tự nhiên, thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của bản thân về tấm gương vượt khó vươn lên của bạn, diễn đạt trong sáng, ít mắc lỗi.
- Điểm( 1,5 -2,5 điểm) Tương đối đủ các nội dung như yêu cầu, biết cách kể chuyện, diễn đạt đôi chỗ còn vụng về.
- Điểm ( 0,5 – 1điểm) Có ý chạm vào yêu cầu, mắc nhiễu lỗi các loại
c. Kết bài: (0,5 điểm)
* Yêu cầu:
- Tình cảm, ý nghĩ của em về bạn.
* Cho điểm: 
- Điểm 0,5 : Như yêu cầu.
- Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Van.doc