Kiểm tra Ngữ văn khối lớp 9

Kiểm tra Ngữ văn khối lớp 9

Kiểm tra Ngữ văn: (Tuần 5)

Câu 1: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên, vũ trụ bằng những biện pháp nghệ thuật nào?

Câu 2: Cho thơ sau: “ Lận đận đời bà biét mấy nắng mưa”

a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. nêu tên tác phẩm và tác giả?

b. Từ “nhóm” trong đoạn thơ có những nghĩa nào? Đặt một câu với nghĩa bóng có từ “nhóm”

c. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

d. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ và tình cảm ấy đã gắn với những tình cảm nào khác, Hãy viết bằng một đoạn văn diễn dịch hoặc tổng phân hợp (khoảng 8 -> 10 câu). trong đó câu sử dụng câu bị động.

Câu 3: Em hãy phân tích hình ảnh người phụ nữ trong 2 cuộc Kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, qua 2 bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Ngữ văn khối lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Ngữ văn: (Tuần 5)
Câu 1: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên, vũ trụ bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 2: Cho thơ sau: “ Lận đận đời bà biét mấy nắng mưa”
a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. nêu tên tác phẩm và tác giả?
b. Từ “nhóm” trong đoạn thơ có những nghĩa nào? Đặt một câu với nghĩa bóng có từ “nhóm”
c. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
d. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ và tình cảm ấy đã gắn với những tình cảm nào khác, Hãy viết bằng một đoạn văn diễn dịch hoặc tổng phân hợp (khoảng 8 -> 10 câu). trong đó câu sử dụng câu bị động. 
Câu 3: Em hãy phân tích hình ảnh người phụ nữ trong 2 cuộc Kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, qua 2 bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
* Gợi ý: 
Câu 1: 
- Nghệ thuật tượng trưng: Các hình ảnh: câu hát, buồm căng, gió khơi trong câu thơ: “câu hát căng buồm với gió khơi” -> Diẽn tả tinh thần hăng say, phấn khởi và khí thế ra khơi của những người dân chài vùng biển.
- Hình ảnh so sánh: 
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Biển như lòng mẹ -> thể hiện niềm vui của những người dân chài với thiên nhiên đẹp rực rỡ ấm áp với biển quê hương trù phú .
- Hình ảnh ẩn dụ: + Câu hát căng buồm với gió khơi-> hào hứng phấn khởi
+ Kéo soăn tay chùm cá nặng-> gợi lên sự trĩu nặng, đầy áp câ của mùa bội thu, cũng là sự trĩu nặng của công sức, tâm tình của người lao động.
- Nghệ thuật nhân hóa: Hình ảnh con thuyền và mặt trời trong câu: “Đoàn thuyền chạy đau với mặt trời – Mặt trời đội biển nhô màu mới” thể hiện một sự khẩn trương chạy đua cùng với thời gian đầy phấn khởi, say mê của người ngư dân
- Thậm xưng kết hợp với Hoán dụ: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” -> Vẽ lên cuộc sông ấm no, hạnh phúc của nhân dân vùng biển.
- Điệp ngữ: từ “hát” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một khúc ca vang lên đầy phấn chấn, hồ hởi, say mê lao động, ngợi ca biển cả với bao ân tình sâu nặng thiết tha.
Câu 2:
b. Từ nhóm trong đoạn thơ được nhắc đi nhắc lại 4 lần với cả nghĩa đen và nghĩa bóng
+ Nghĩa đen: nhóm là làm cho lửa bén vào củi để cháy lên.
+ Nghĩa bóng: là khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp.
+ Đặt câu: Qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả đã nhóm lên trong lòng người đọc với bao tình cảm thân thương về quê hương đất nước.
c. – Hình ảnh bếp lửa có nhiều ý nghĩa: + Hình ảnh bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của cuộc sống mỗi gia đình, của tình yêu thương, là biểu tượng của nguồn cội gia đình vầ đất nước, nguồn cội của sức sống bền bỉ của mỗi con người.
+ Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh của người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ.
+ Bếp lửa là bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ
+ Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng.
- Hình ảnh ngọn lửa có ý nghĩa:
+ Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài , 
+ Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương,niềm tin mà bà truyền cho cháu
d. Đoạn văn cần có những ý sau: 
- Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ
- Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm động trước kí ức tuổi thơ và tình bà cháu trìu mến, thân thương, tha thiết, đậm đà. 
- Người bà đã nuôi cháu lớn khôn trong tình yêu thương đằm thắm, nhóm lên trong cháu tất cả những ấm áp của cuộc đời
- Người cháu dù có đi xa trăm ngả nhưng không lúc nào nguôi nhớ về bà với tất cả niềm yêu thương kính trọng, biết ơn
- Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu kính trọng biết ơn bà bấy nhiêu.
- Cùng với tình cảm biết ơn, kính trọng bà, tác giả còn thể hiện tình yêu đối với gia đình thân thương, một thứ tình cảm quý báu của con người VN.
- Và tình cảm gia đình ấy đã thấm sâu, hòa quyện cùng tình yêu quê hương, đất nước, yêu cội nguồn, yêu những gì gắn bó thân thương với tuổi thơ .
- Tình cảm đó chỉ có ở người đi xa mới thấu hiểu một cách sâu sắc nhất
- Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa đã trở thành lửa trong trái tim mỗi con người và rất đỗi thiêng liêng 
- Đúng với câu thơ đặc sắc và sinh động trong bài : “ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !” 
Câu 3: - Người PNVN dù Kinh hay Thượng, dù xuôi hay ngược cũng đều hiền hậu, giầu lòng yêu thương: thương chồng, thương con, thương cháu; chịu đựng hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi của cuộc KC của toàn dân.
- Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”:
+ Được hiện lên qua những kỉ niệm của đứa cháu ở xa. Một hình ảnh người bà xuyên suốt bài thơ lúc nào cũng chập chờn lay động. Đó là người bà ngày ngày lụi hụi nhóm bếp lửa “ấp iu nồng đượm”
+ Đặc biệt người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, kĩ vĩ, khi Bằng Việt nhớ về những năm tháng đau thương vất vả, thiếu thốn, nhọc nhằn của bà : “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” 
+ Mặc kệ “Giặc đốt làng cháy cháy tà chạy rụi”, mặc cho chến tranh tàn phá khổ đau chất chồng, bà lúc nào cũng “đinh ninh” dặn cháu: “Cứ bảo nhà vần được bình yên”, để cho bố mẹ yên tâm công tác đánh giặc-> Một lần nữa ta thấy bà không những thương cháu mà còn rất thương con, hi sinh cho con cho cháu cho mọi người. => Hay chính bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn
+ Bà như là chỗ dựa tinh thần, như là sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút; bà vừa là bà vừa là sự kết hợp cao quý của tình cha nghiã mẹ, công thầy: “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe – bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học” 
+ Rồi chính bà là người đã nhóm lên trong lòng cháu một niềm yêu thương, một niềm tin, một niềm vui san sẻ: “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. 
+ Tình cảm của bà thật bao la, giản dị-> Như thế hình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Hình ảnh người bà, người PNVN với bao vẻ đẹp: tần tảo. nhẫn nại, đầy yêu thương hiện lên lấp lánh ánh sáng kì diệu của tình người.
- Hình người mẹ trong “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”: 
+ Đó là người PN dân tộc Tà Ôi miền Tây Thừa Thiên Huế, chịu đựng gian khổ, nuôi con khôn lớn góp phần đánh Mĩ
+ Mẹ đã phải vừa địu con vừa giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng với bao nỗi nhọc nhằn, gian khó của người mẹ nghèo chiến khu, địu em để đi giành trận cuối. Công việc của mẹ làm gắn liền với công việc cách mạng thể hiện tinh thần chién đấu ý chí tất thắng. -> Qua những việc làm đó còn giúp chúng ta hình dung được cuộc sống tại căn cứ địa CM Tây Thừa Thiên còn nhiều gian khổ thiếu thốn nhưng những người PN tại chiến khu này vẫn luôn bền lòng vững chí theo CM 
+ Tình cảm của mẹ đối với con dạt dào bao la, mẹ không ngại khó khăn gian khổ mà chỉ có một mong ước duy nhất con lớn nhanh trưởng thành để “ Mai sau con lớn làm người tự do” 
+ Nhưng đặc biệt hơn, tình yêu thương con của người mẹ còn gắn liền với tình yêu dân tộc và yêu đất nước, đây chính là nét đẹp mới của người PN trong thời đại mới: TY thương của người mẹ Tà Ôi không chỉ dàng riêng cho đứa con trai bé bỏng của mình mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng và cho đất nước. => Đó là tình cảm giản dị nhưng hết sức cao cả. Vì nó kết tinh từ tình yêu nước sâu sắc của những người mẹ Miền Nam anh hùng.
=> Vẻ đẹp của người mẹ Tà ôi cũng là vẻ đẹp của những người mẹ VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Tài liệu đính kèm:

  • doccau hoi on thi vao 10 co goi y.doc