Đề ra:
Phần 1: Trắc nghiệm: (3điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu1. Trong câu, những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự vật sự việc của câu gọi là thành phần gì?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. thành phần gọi đáp. D. Thành phần biệt lập.
Câu 2. Từ Việt Nam trong câu Ông ấy có phong cách rất Việt Nam thuộc từ loại gì?
A. Tính từ. B. Danh từ. C. Động từ. D. Phó từ.
Câu 3. Trong bốn ý sau, ý nào đúng?
A. Một câu nói hay phải là một câu nói có hàm ý.
B. Muốn sử dụng hàm ý, người nói cần hiểu rõ tình huống, đặc biệt là tình huống giao tiếp.
C. Chỉ cần người nghe hiểu hàm ý, nghĩa là hàm ý ấy đã thành công.
D. Trong khi nói chuyện với bạn bè người thân thì không nên dùng hàm ý.
Họ và tên: Kiểm tra: 2 Tiết Lớp: 9 Môn: Ngữ văn kiểm tra tổng hợp cuối năm Đề ra: Phần 1: Trắc nghiệm: (3điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. Câu1. Trong câu, những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự vật sự việc của câu gọi là thành phần gì? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán. C. thành phần gọi đáp. D. Thành phần biệt lập. Câu 2. Từ Việt Nam trong câu Ông ấy có phong cách rất Việt Nam thuộc từ loại gì? A. Tính từ. B. Danh từ. C. Động từ. D. Phó từ. Câu 3. Trong bốn ý sau, ý nào đúng? Một câu nói hay phải là một câu nói có hàm ý. Muốn sử dụng hàm ý, người nói cần hiểu rõ tình huống, đặc biệt là tình huống giao tiếp. Chỉ cần người nghe hiểu hàm ý, nghĩa là hàm ý ấy đã thành công. Trong khi nói chuyện với bạn bè người thân thì không nên dùng hàm ý. Câu 4. Tên của hai tác phẩm được trích học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cùng có năm ra đời là 1948. A. Làng, Lặng lẽ Sa Pa. B. Làng, Đồng chí. C. Làng, Chiếc lược ngà. D. Làng, Đoàn thuyền đánh cá. Câu 5. Hai bộ phận chính hợp thành nền văn học Việt Nam. A. Văn học dân gian- Văn học viết. B. Văn học trung đại- Văn học hiện đại. C. Văn học dân gian- Văn học trung đại. D. Văn học viết- Văn học hiện đại. Câu 6. Tên của một kiểu văn bản có mục đích giao tiếp là: Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. A. Văn bản tự sự. B. Văn bản nghị luận. C. Văn bản thuyết minh. D. Văn bản biểu cảm. Phần 2: Tự luận (7 điểm) Câu1: (2điểm): Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương. Câu 2: (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Tài liệu đính kèm: