Bài soạn: Ngữ văn 9
Tiết 170 -171
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ II
I. Mục đích kiểm tra.
Kiểm tra tổng hợp mức độ đạt chuẩn KTKN của HS trong cả ba phần: Đọc - Hiểu, tiếng Việt và tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực Đọc - Hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. Hình thức
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài kiểm tra tự luận tại lớp trong thời lượng 90 phút.
III. Thiết lập ma trận
IV. Nội dung đề kiểm tra:
Câu 1: Trong đoạn 1 bài thơ Con cò, tác giả đã vận dụng những câu ca dao nào?
Câu 2: Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như
(Chú ý: Những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau)
Câu 3: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Bài soạn: Ngữ văn 9 Tiết 170 -171 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ II I. Mục đích kiểm tra. Kiểm tra tổng hợp mức độ đạt chuẩn KTKN của HS trong cả ba phần: Đọc - Hiểu, tiếng Việt và tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực Đọc - Hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. Hình thức - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài kiểm tra tự luận tại lớp trong thời lượng 90 phút. III. Thiết lập ma trận IV. Nội dung đề kiểm tra: Câu 1: Trong đoạn 1 bài thơ Con cò, tác giả đã vận dụng những câu ca dao nào? Câu 2: Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như (Chú ý: Những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau) Câu 3: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. V. Hướng dẫn chấm và thang điểm: Câu 1: (2 điểm) Các câu ca dao được vận dụng trong đoạn 1 bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) - Con cò bay lả, bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng. - Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con. (Mỗi câu chép đúng được 1 điểm) Câu 2 (3 điểm): Sắp xếp đúng - Mức độ tin cậy thấp nhất: dường như, hình như, có vẻ như (1 điểm) - Mức độ tin cậy cao hơn: có lẽ, chắc là, chắc hẳn (1 điểm) - Mức độ tin cậy cao nhất: chắc chắn (1 điểm) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi sắp xếp đúng và đủ như yêu cầu. Câu 3 (5 điểm): Yêu cầu về kĩ năng: Làm đúng thể loại văn nghị luận về một tác phẩm truyện; cần lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết. Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc; không mắc hoặc mắc không đáng kể các lỗi chính tả, dùng từ Yêu cầu về nội dung kiến thức: Phần Nội dung Điểm Mở bài Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm và nhân vật chính; nêu ấn tượng chung về nhân vật. 0,5 điểm Thân bài - Trình bày cảm nhận về nhân vật Phương Định + Suy nghĩ và hành động, tình cảm + Tâm lí nhân vật trong một lần phá bom + Nghệ thuật kể chuyện - Ý nghĩa, cảm nhận về hình ảnh nhân vật 1 điểm 1, 5 điểm 0, 5 điểm 1 điểm Kết bài Khẳng định vẻ đẹp của người chiến sĩ TNXP, của thế hệ trẻ trong thời kì KCCM. Liên hệ, bài học 0,25 điểm 0,25 điểm * Căn cứ bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.
Tài liệu đính kèm: