I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm – Tổng cộng 3,0 điểm)
1.Khởi ngữ là gì?
a. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
b. Thành phần câu dùng thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc trong câu
c. Thành phần câu được dùng bổ sung một số chi tiết cho thành phần chính của câu
d. Thành phần câu được dùng tạo lập quan hệ giao tiếp hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
2.Thành phần in đậm trong câu văn sau đây là thành phần gì?
Tim tôi đập cũng không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
a. Khởi ngữ b. Tình thái
c. Cảm thán d. Phụ chú
3. Dòng nào sau đây nêu đúng khái niệm về thành phần gọi đáp?
a. Là bộ phần dùng để tạo lập và duy trì cuộc thoại b. Là bộ phần dùng bộc lộ tâm lí của người nói
c. Là bộ phận dùng thể hiện cách nhìn của người nói d. Là bộ phận bổ sung chi tiết cho thành phần chính
4. Từ in đậm trong đoạn trích sau thực hiện phép liên kết nào?
Từ phòng bên kia một cô bé [ ] chạy sang. [ ] Nó lễ phép hỏi Nhĩ : « Bác cần nằm xuống phải không ạ ? » (Nguyễn Minh Châu – Bến quê)
a. Phép nối b. Phép lặp
c. Phép thế d. Phép liên tưởng
5. Câu văn nào sau đây chứa thành phần cảm thán?
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều. (Kim Lân – Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế kia được. (Kim Lân – Làng)
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT – ĐỀ A LỚP: Môn: Ngữ văn lớp 9 (TIẾNG VIỆT) TÊN: Ngày kiểm: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm – Tổng cộng 3,0 điểm) 1.Khởi ngữ là gì? a. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu b. Thành phần câu dùng thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc trong câu c. Thành phần câu được dùng bổ sung một số chi tiết cho thành phần chính của câu d. Thành phần câu được dùng tạo lập quan hệ giao tiếp hoặc duy trì quan hệ giao tiếp 2.Thành phần in đậm trong câu văn sau đây là thành phần gì? Tim tôi đập cũng không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) a. Khởi ngữ b. Tình thái c. Cảm thán d. Phụ chú 3. Dòng nào sau đây nêu đúng khái niệm về thành phần gọi đáp? a. Là bộ phần dùng để tạo lập và duy trì cuộc thoại b. Là bộ phần dùng bộc lộ tâm lí của người nói c. Là bộ phận dùng thể hiện cách nhìn của người nói d. Là bộ phận bổ sung chi tiết cho thành phần chính 4. Từ in đậm trong đoạn trích sau thực hiện phép liên kết nào? Từ phòng bên kia một cô bé [] chạy sang. [] Nó lễ phép hỏi Nhĩ : « Bác cần nằm xuống phải không ạ ? » (Nguyễn Minh Châu – Bến quê) a. Phép nối b. Phép lặp c. Phép thế d. Phép liên tưởng 5. Câu văn nào sau đây chứa thành phần cảm thán? a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều. (Kim Lân – Làng) b. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế kia được. (Kim Lân – Làng) 6. Phần in đậm trong đoạn trích sau đây là thành phần biệt lập nào? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta trao cho nhau cái gì không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) a. Thành phần tình thái b. Thành phần cảm thán c. Thành phần gọi đáp d. Thành phần phụ chú 7. Hai câu văn sau đây sử dụng những phép liên kết nào? Con chó sói, bạo chúa của cừu, trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. (Hi-pô-lit Ten – Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten) a. Phép lặp và phép đồng nghĩa b. Phép lặp và phép nối c. Phép thế và phép lặp d. Phép thế và phép đồng nghĩa 8.Nghĩa tường minh là gì? a. Là phần thông báo được suy ra từ những từ ngữ được nói đến trong câu b. Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp từ những từ ngữ trong câu c. Là phần thông báo không được diễn đạt từ những từ ngữ trong câu d. Là phần thông báo không được suy ra từ những từ ngữ trong câu 9.Nhận xét nào đúng với từ lí tưởng trong câu sau đây? Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) a. Vốn là động từ, ở đây được dùng như danh từ b. Vốn là động từ, ở đây được dùng như tính từ c. Vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ d. Vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ 10.Chức năng điển hình của động từ trong câu là gì? a. Làm chủ ngữ b. Làm vị ngữ c. Làm trạng ngữ d. Làm khởi ngữ 11.Dòng nào sau đây bao gồm những từ có khả năng đứng trước danh từ? a. các, mọi, mỗi, đang... b. các, mọi, mỗi, từng... c. các, mọi, mỗi, rất... d. các, mọi, mỗi, hơi 12. Nhân vật anh thanh niên muốn thể hiện điều gì qua câu in đậm ở phần trích sau? _Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) a. Tâm trạng xúc động b. Thông báo thời gian c. Tâm trạng tiếc rẻ d. Thông báo sự việc II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 1. Xác định thành phần phụ chú trong câu sau và cho biết tác dụng của nó. (2 điểm) Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương – tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương) 2. Đặt câu (hoặc vài câu) có sử dụng thành phần cảm thán, chỉ ra thành phần cảm thán ấy và cho biết tác dụng của nó. (2 điểm) 3. Trình bày khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Viết một đoạn hội thoại ngắn (3 đến 5 câu) có sử dụng hàm ý, chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết hàm ý trong câu đó. (3 điểm) -------HẾT------- BÀI LÀM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm: