Kinh nghiệm giúp Học sinh học văn tốt và làm bài văn hay

Kinh nghiệm giúp Học sinh học văn tốt và làm bài văn hay

1. Học Văn nghiêm túc.

Đừng bao giờ cố ghép các nhân vật vào thế giới hiện đại Đừng đánh giá Thúy kiều qua cái nhìn không mấy thiện cảm, đừng cho thái độ yêu làng của Ông hai là dở người. Nhiệm vụ của các em là đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật chứ không phải ngược lại. Phải hiểu và yêu văn thì mới có thể làm văn có cảm xúc và không gây phản cảm, giả tạo.

2. Phải học từ từ.

Từ từ sẽ không là tự tử. Chỉ có ngưòi học kiểu ăn sống nuốt tươi mới là tự giết mình. Học văn ko thể học kiểu hôm nay học, mai cắp sách đi thi luôn. Học hàng ngày, từng chút một, mưa dầm thấm lâu.

3. Luyện tập hàng ngày

Chắc không em nào đủ kiên nhẫn mỗi ngày viết một bài văn. Nhưng ít nhất, hãy đảm bảo 1 tuần em viết 2 - 3 bài. Viết xong một bài văn, để đấy đi chơi hoặc học môn khác đã. Khoảng 2, 3 ngày sau đọc lại, rồi sửa cho khách quan, em sẽ thấy bài văn của mình có rất nhiều lỗi. (kinh nghiệm này của GS Nguyễn đăng mạnh và nhà phê bình Hoài Thanh) Nhờ sửa những lỗi đó văn của em sẽ cải thiện nhanh hơn. Sau đó, nhờ người viết văn hay hơn, bạn bè hoặc thầy cô sửa. Cho ra đời một bài văn tốn nhiều công vậy nên em cần trân trọng, lưu lại để về sau , lúc gần thi, đọc lại, sẽ rất hiệu quả.

Thêm nữa, nếu hứng thú, hãy cố gắng rèn thói quen viết nhật ký.Lúc đầu sẽ nản, nhưng hãy cố gắng duy trì. Viết nhật ký, về bản chất, các em đang viết văn. Thêm một lần rèn luyện là thêm một lần cứng cáp.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giúp Học sinh học văn tốt và làm bài văn hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiÖm gióp HS häc v¨n tèt vµ lµm bµi v¨n hay.
1. Học Văn nghiêm túc.
Đừng bao giờ cố ghép các nhân vật vào thế giới hiện đại Đừng đánh giá Thúy kiều qua cái nhìn không mấy thiện cảm, đừng cho thái độ yêu làng của Ông hai là dở người. Nhiệm vụ của các em là đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật chứ không phải ngược lại. Phải hiểu và yêu văn thì mới có thể làm văn có cảm xúc và không gây phản cảm, giả tạo.
2. Phải học từ từ.
Từ từ sẽ không là tự tử. Chỉ có ngưòi học kiểu ăn sống nuốt tươi mới là tự giết mình. Học văn ko thể học kiểu hôm nay học, mai cắp sách đi thi luôn. Học hàng ngày, từng chút một, mưa dầm thấm lâu.
3. Luyện tập hàng ngày
Chắc không em nào đủ kiên nhẫn mỗi ngày viết một bài văn. Nhưng ít nhất, hãy đảm bảo 1 tuần em viết 2 - 3 bài. Viết xong một bài văn, để đấy đi chơi hoặc học môn khác đã. Khoảng 2, 3 ngày sau đọc lại, rồi sửa cho khách quan, em sẽ thấy bài văn của mình có rất nhiều lỗi. (kinh nghiệm này của GS Nguyễn đăng mạnh và nhà phê bình Hoài Thanh) Nhờ sửa những lỗi đó văn của em sẽ cải thiện nhanh hơn. Sau đó, nhờ người viết văn hay hơn, bạn bè hoặc thầy cô sửa. Cho ra đời một bài văn tốn nhiều công vậy nên em cần trân trọng, lưu lại để về sau , lúc gần thi, đọc lại, sẽ rất hiệu quả.
Thêm nữa, nếu hứng thú, hãy cố gắng rèn thói quen viết nhật ký.Lúc đầu sẽ nản, nhưng hãy cố gắng duy trì. Viết nhật ký, về bản chất, các em đang viết văn. Thêm một lần rèn luyện là thêm một lần cứng cáp.
4. Học văn bằng tất cả khá năng
"Các em không cần xem văn mẫu, vì bản thân các em viết văn còn hay hơn" Mỗi người đều có khả năng làm văn, chỉ khác là khả năng ấy có được phát hiện và rèn giũa hay không. Những ngày đầu, văn của các em sẽ thật ngô nghê, và chỉ muốn vứt đi; nhưng nếu cố gắng hết sức, em sẽ làm đưọc những điều không tưởng.
5. Tìm đúng nguồn tài liệu và đúng người hướng dẫn
Tài liệu cần chọn lọc. Không phải muối nào tác dụng với nhau cũng kết tủa, cũng như không phải lời văn nào cũng để lại một ấn tượng trong lòng người đọc. Em phải biết lọc cái hay, những điểm sáng, những ý mới từ các bài văn bình thường, để tạo nên cái hay cho bài mình. Người giỏi không phải là người tạo ra cái mới, mà là người biến cái mới ấy thành của mình một cách sáng tạo. Thực tế cho thấy, các bài văn của học sinh giỏi thường giá trị hơn các bài văn của các nhà nghiên cứu tầm cỡ, bởi cảm xúc và những phát hiện mới lạ từ những cái tưởng như đã rất cũ. Vì vậy, c¸c em nên đọc những bài văn của HSG, chúng không hề xa vời mà rất hữu ích cho các em.
Sách văn, nhất là văn 9, trên thi trường hiện nay, quả thật rất hoa mắt. Nếu ngày xưa có Nguyễn Trãi đã nói "Tuấn Kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu" thì nay cần sửa lại " Điểm cao như sao buổi sớm, sách nhiều như lá mùa thu". Ý nói sách viết theo kiểu thị trường, bán để vét tiền học sinh không thiếu. Vì thế, khuyên các em không nên mua các loại sách sau:
a. Đề học tốt văn 6/7/8/9. Nội dung chán. trình bày cẩu thả, đôi khi còn sai những lỗi vớ vấn. Anh nào lơ mơ học những quyển này thì... 
b. Văn mẫu mà không có tên tác giả cuối bài văn, hoặc các bài văn ngắn, nội dung sơ sai, hoặc copy từ một số sách khác. Tốt nhất, hãy tìm quyển văn chọn lọc qua các kì thi HSG hoặc các kỳ thi viết văn hay do các báo, hội nhà văn tổ chức.
c. Sách văn trắc nghiệm hoàn toàn. Nội dung các loại sách này hầu hết rất ngô nghê, đánh lừa rằng em đã đạt 100/100 điểm nếu làm trắc nghiệm. Thực tế, dù là trắc nghiệm vẫn yêu cầu kiến thức cơ bản, không nên học bằng loại sách này vì không nắm được sâu về bản chất.
Nói tóm lại là mua sách văn cần người có kinh nghiệm đi cùng, tránh tình trạng SÁCH CẦN THÌ KHÔNG CÓ, SÁCH CÓ THÌ KHÔNG CẦN. Mà giá mỗi quyển cũng tròm trèm 30k, phải biết thương bố me chứ?
6. Thuộc lý thuyết
Nếu không biết cảm thụ, ít nhất, em cũng cần hiểu và thuộc cách người ta cảm thụ. Nghĩa là những phÇn thÇy cô cho chép trong giờ giảng văn cần nắm được ý chính, rồi triển khai bằng lời văn của mình. Không thuộc thì văn ko có ý, miên man và ko được điểm cao.
7. Biết mở rộng
Hãy đọc nhiều để có dẫn chứng. Tưởng tượng, khi mất điện, em đang cần soi sáng góc phòng bằng một cây nến, nhưng mò mãi không thấy diêm đâu. Nếu tìm thấy diêm, nến sáng, và mọi thứ thật rõ ràng. Làm văn cũng như soi góc phòng, và lập luận là nến, dẫn chứng là diêm. Ko có lập luận, phòng ko sáng, bài văn coi như công cốc. Ko có diêm, hoặc diêm ẩm, tức dẫn chứng không có chất lượng, thì phòng vẫn mãi tối, và văn cũng chẳng có chút ý nghĩa gì. Diêm chất lượng ta dùng bao giờ cũng phải là diêm “Thống nhất”, vậy những dẫn chứng nào đủ chất lượng để trở thành bao diêm thống nhất của ta? Dấn chứng chỉ đủ chất lượng khi:
a. Nhớ chính xác câu chữ, nhớ được tác giả càng tốt. Nếu ko nhớ được tác giả, thì đành dùng chiêu lập lờ đánh lận con đen kiểu giả vờ như biết rồi “có người từng nói”, hoặc điệu hơn “hình như có ai từng nói” Nếu ko nhớ chính xác câu chữ, đành dùng chiêu tóm tắt “Xuân Diệu từng nói một câu rất hay, đại ý là vvv.v” Lúc đấy thì nhớ gì nhét vào, cái rất hay của văn là không cần chính xác tuyệt đối, tương đối là đủ rồi. Nhưng hạn chế thôi, làm văn mà suốt ngày “hình như” với “đại ý” thì người chấm (thường là có kinh nghiệm lâu năm) ai tinh sẽ phát hiện ra .... ngay.
b. C¸c em cÇn hiểu.
c. CÇn biết phân tích. Phải phân tích để sáng tỏ cái điều mình đang cần CM, không phải phân tích dẫn chứng ấy hay ở chỗ nào, biện pháp nghệ thuật ra sao tràn lan. Diêm đề đốt nến, chứ không phải ... đốt nhà. Phân tích miên man hoặc ko phân tích cũng như việc đốt nhà vậy, cháy cả bài viết, cháy cả thời gian như chơi!
Nên đọc nhiều, sẽ thấy ngay sự khác biệt giữa dẫn chứng đã sơ chế và dần chững chưa sơ chế. Cái này phải luyện từ từ không mau chóng được.
Trên đây là 7 ĐIỀU CẦN NHẮN NHỦ cho các em HS lớp 9 đi thi.

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem lam van hay.doc