Kinh nghiệm nghề giáo

Kinh nghiệm nghề giáo

A. KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ LÊN LỚP

 Công tác giảng dạy của giáo viên được thực hiện qua từng tiết lên lớp,bao gồm các nội dung: soạn giáo án, tiến trình giảng dạy và rút kinh nghiệm giờ dạy.Đây là việc làm thường nhật của mỗi giáo viên, ở mọi cấp học.Đã có bao nhiêu nghiên cứu bàn đến cùng sự thực hiện của hàng triệu thầy cô giáo .Mặc dù đã được học lý luận dạy học, dự giờ của các bạn đồng nghiệp, tham gia nhiều cuộc hội thảo song việc thực hiện tốt các tiết học vẫn là điều không dễ dàng đối với những người hàng ngày làm công tác giảng dạy. Bản thân tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ từ khi bắt đầu làm nghề dạy học đến nay cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.Vì lẽ đó việc tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ lên lớp của các nhà giáo là điều thực sự cần thiết.

 Trong hoạt động thực tiễn mỗi người đều rút ra các kinh nghiệm công tác. Sau đây là những điều mà bản thân tôi nêu lên trao đổi cùng các bạn

 

doc 17 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm nghề giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM NGHỀ GIÁO
-------–&—-------
 Nguyễn Lương Phùng
 THPT Chuyên Phan Bội Châu-NA
 Trong quá trình công tác dần dần mỗi người thầy đều rút ra được những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với nghề dạy học chúng ta không có hi vọng rút ra được các kinh nghiệm độc đáo tạo ra sự vượt trội rất xa so với các bạn đồng nghiệp. Những điều giản dị được tích lũy chắt chiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập của học sinh đều rất quý. Bản thân tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm trong quá trình công tác, những điều liên quan đến hoạt động thường nhật của nghề giáo. Đó là những vướng mắc, những nhược điểm, những khó khăn và cả những thành công mà mỗi người thầy chúng ta đều nếm trãi
. Sau đây xin nêu ra một số nội dung để cùng trao đổi.
 1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ lên lớp
 2. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong giảng dạy
 3. Kinh nghiệm chưa bao giờ cũ
 4. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia
 5. Cách viết sáng kiến kinh nghiệm
A. KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ LÊN LỚP
 Công tác giảng dạy của giáo viên được thực hiện qua từng tiết lên lớp,bao gồm các nội dung: soạn giáo án, tiến trình giảng dạy và rút kinh nghiệm giờ dạy.Đây là việc làm thường nhật của mỗi giáo viên, ở mọi cấp học.Đã có bao nhiêu nghiên cứu bàn đến cùng sự thực hiện của hàng triệu thầy cô giáo .Mặc dù đã được học lý luận dạy học, dự giờ của các bạn đồng nghiệp, tham gia nhiều cuộc hội thảo song việc thực hiện tốt các tiết học vẫn là điều không dễ dàng đối với những người hàng ngày làm công tác giảng dạy. Bản thân tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ từ khi bắt đầu làm nghề dạy học đến nay cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.Vì lẽ đó việc tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ lên lớp của các nhà giáo là điều thực sự cần thiết. 
 Trong hoạt động thực tiễn mỗi người đều rút ra các kinh nghiệm công tác. Sau đây là những điều mà bản thân tôi nêu lên trao đổi cùng các bạn
I. SOẠN GIÁO ÁN
Việc soạn giáo án là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của giờ dạy và có tính chất bắt buộc đối với mọi giáo viên trước lúc thực hiện giờ lên lớp. Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng biết thế nhưng vấn đề này vẫn đang còn phải trao đổi thêm.Hiện nay trên trang giáo án điện tử của mạng Internet của tất cả các môn học đều có các giáo án sẵn và thế là một bộ phận giáo viên đã tải về sử dụng, không dành nhiều thời gian nghiên cứu, không trăn trở nhiều cho việc chuẩn bị phương án giảng dạy vì thế hiệu quả của giờ dạy còn nhiều hạn chế. Mặc dù chúng ta có trình độ Đại học nhưng điều đó không có nghĩa là việc hiểu và giảng dạy chương trình phổ thông là một việc quá dễ dàng. Chúng ta đã từng chứng kiến có những giáo viên gần về hưu nhưng một số điều trình bày trong sách giáo khoa hiểu vẫn không thấu đáo. Dù sự giao lưu trao đổi giáo án giữa những người làm công tác giảng dạy hiện nay rất thuận lợi thì việc mỗi người tự mình trăn trở xây dựng phương án giảng dạy cho riêng mình là điều cực kì quan trọng không ai thay thế được.Tuy nhiên để có một giáo án có chất lượng cũng không phải là điều dễ dàng. Sau đây tôi xin được trao đổi thêm về vấn đề này.
 Tiến trình của việc soạn giáo án được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: đọc kĩ sách giáo khoa, tóm tắt cuối bài, câu hỏi và bài tập mà sách giáo khoa đưa ra:
 Tóm tắt chính là những kiến thức cốt lõi , câu hỏi và bài tập là những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của bài cần đạt được
- Bước 2: xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài:
 Có người cho rằng, các kiến thức có trong bài cứ khai thác cho hết, thế là đạt mục tiêu bài học. Đó chỉ là quan niệm có tính chất đơn giản. Thực tế đây là điều rất quan trọng quyết định hướng đi của tiết dạy.Nếu xác định đúng bài giảng sẽ trở nên ngắn gọn, tinh giản ,vững chắc, đạt được mục tiêu, nếu xác định không đúng bài giảng sẽ trở nên ôm đồm, dàn trãi, các kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét,phân bố thời gian không hợp lý , mất nhiều thời gian vào các kiến thức không trọng tâm, không hoàn thành được khối lượng kiến thức và kỹ năng, không đạt được mục tiêu bài học .Vậy làm thế nào để xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài. Điều này đòi hỏi phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa và xác định vị trí của bài trong hệ thống kiến thức của chương,của giáo trình. Trong đó tóm tắt sách giáo khoa , câu hỏi và bài tập cuối bài là gợi ý tốt về kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi mà học sinh phải nắm được sau khi học. 
- Bước 3: đọc tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng:
 Sách giáo khoa viết rất cô đọng và súc tích. Nếu không dành thời gian thích đáng cho việc đọc tài liệu tham khảo thì những điều chúng ta trình bày sẽ rất đơn sơ, ít có sức thuyết phục và dễ mắc phải lỗi về mặt kiến thức, điều này thể hiện rõ trong các trường hợp thầy giáo giảng giãi các kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. Việc đọc các tài liệu tham khảo về nội dung liên quan đến bài giảng giúp chúng ta hiểu sâu , hiểu thấu đáo các kiến thức, điều đó làm cho việc trình bày bài giảng được thực hiện một cách tự tin, chính xác, sâu sắc.Tuy nhiên, trong giờ giảng chỉ trình bày ở một mức độ nhất định phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của bài , của cấp học. Có giáo viên để thể hiện bài giảng sâu bằng cách đưa vào bài giảng quá nhiều ví dụ, nhiều kiến thức phức tạp, thậm chí dùng cả kiến thức đại học .Điều đó chỉ làm cho bài giảng trở nên ôm đồm gây rối trí mất thời gian vô ích của học sinh và đương nhiên không đạt được mục tiêu của bài học. Bài giảng sâu được thể hiện ở chỗ là người thầy làm cho học sinh hiểu rõ , hiểu đúng, nắm được bản chất của kiến thức và vận dụng được các kiến thức của bài học để trả lời các tình huống lý thuyết, bài tập và thực tiễn đặt ra
 Khi soạn bài phải lưu ý đến tính thực tiễn, xác định xem những kiến thức nào của bài cần có những ví dụ minh hoạ hoặc vận dụng để giải quyết các tình huống lý thuyết, tình huống thực tiễn và bài tập đặt ra. Điều này vừa là yêu cầu của bài giảng vừa làm tăng tính sinh động của giờ dạy. Tuy nhiên các dẫn chứng đưa ra chỉ cần vừa đủ, thật sự điển hình, tránh đưa quá nhiều làm cho bài giảng ôm đồm, mất thời gian không cần thiết
- Bước 4: lựa chọn phương pháp giảng dạy
 Phương pháp giảng dạy cần được vận dụng linh hoạt tuỳ từng nội dung cụ thể của bài. Dù dùng phương pháp nào đều phải thể hiện được phương châm: lấy học sinh làm trung tâm, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Rèn luyện qua việc đọc thông tin , nghiên cứu hình vẽ, đồ thị , biểu đồ, thí nghiệm trong sách giáo khoa từ đó rút ra các kết luận cần thiết phục vụ nội dung bài dạy. Quan sát các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội để rút ra các kết luận về mặt kiến thức hoặc để giải thích nó. Những điều này chính là điểm mới trong phương pháp dạy học hiện nay
 Trong quá trình soạn giáo án nên cố gắng tìm cách chuyển đổi nội dung bài dạy thành các tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh khám phá kiến thức. Điều này vừa là yêu cầu của phương pháp dạy học vừa làm tăng tính sinh động của giờ dạy. Trong thực tiễn chúng ta thấy rằng, có những bài, những nội dung kiến thức khó chuyển thành các tình huống có vấn đề, quả đúng như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp đó đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, cân nhắc sẽ giúp chúng ta thu được nhiều cơ hội thành công . Sự tâm huyết, làm việc có trách nhiệm , kiên trì quán triệt tinh thần nêu trên chúng ta sẽ dần dần có khả năng chuyển đổi các nội dung phức tạp thành các tình huống có vấn đề ngày càng dễ dàng. Tuy nhiên các câu hỏi đặt ra phải hợp lý, có tính định hướng, có tác dụng phát huy trí lực học sinh, tránh sử dụng các câu hỏi vụn vặt, quá đơn giản ít có ý nghĩa làm tốn thời gian và vô ích
- Khi soạn giáo án không quá lệ thuộc vào cách trình bày trong sách giáo khoa:
 Nói chung các bài giảng được trình bày theo cấu trúc của sách giáo khoa, tuy nhiên ở một số bài có thể được trình bày theo cấu trúc khác tuỳ vào phương án giảng dạy của giáo viên, thể hiện ở các điểm như: sắp xếp lại trình tự các phần, thêm hoặc bớt một số mục, một số kiến thức cần thiết. Nghiên cứu kĩ lưỡng để có thể đưa ra cách trình bày các kiến thức phức tạp trong sách giáo khoa một cách tương đối đơn giản làm giảm bớt sự căng thẳng, nặng nề, khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức 
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI
 Giờ giảng phải thể hiện được các yêu cầu đã nêu trong giáo án, sinh động, phân bố thời gian hợp lý, đảm bảo tinh giản vững chắc, phát huy được tính tích cực của học sinh 
- Lời nói, trình bày của người thầy phải sinh động: việc tạo cho giờ dạy có tính sinh động có ý nghĩa cực kì quan trọng, chúng ta đã từng chứng kiến cùng một bài dạy được trình bày với cung cách và ngôn ngữ giống nhau song do sự khác nhau trong trạng thái tâm lí mà có lớp giờ giảng rất sinh động, học sinh tiếp thu hào hứng, đưa lại hiệu quả cao, người ta thường gọi đó là bài giảng có hồn. Có lớp giờ giảng diễn ra một cách nhạt nhẽo, buồn tẻ, nặng nề, mặc dù hoàn thành nhưng hiệu quả rất thấp, những dấu ấn của bài giảng để lại trong trí não học sinh rất mờ nhạt, đó là những bài giảng không có hồn
 Sự sinh động trong tiết học liên quan đến rất nhiều yếu tố: chuẩn bị bài kĩ lưỡng, nắm chắc, hiểu sâu, biết rộng những điều trình bày, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối với học sinh. Thầy giáo phải luôn có tâm thế hào hứng đón chờ giờ dạy, thả hồn vào giờ dạy, có lòng bao dung, xử lí một cách mềm dẻo, có chừng mực đối với các tình huống không bình thường mà học sinh có thể bộc lộ trong giờ dạy. Sự hào hứng trong lời giảng của thầy sẽ khơi dậy, lôi cuốn sự hào hứng tiếp thu và xây dựng bài của học sinh
- Phân bố thời gian hợp lý với yêu cầu từng phần, từng đơn vị kiến thức làm cho bài giảng hài hòa cân đối
- Tinh giản thể hiện ở chỗ: các nội dung kiến thức được trình bày ngắn gọn, vừa đủ, không đưa vào các vấn đề phức tạp không cần thiết, không phù hợp với yêu cầu bài dạy và trình độ học sinh. Các ví dụ và hình ảnh minh họa cho bài giảng phải thật điển hình số lượng vừa đủ, nếu đưa vào quá nhiều giờ giảng sẽ trở nên ôm đồm nặng nề, tốn phí thời gian không cần thiết, đồng thời hạn chế thời gian diễn giải kiến thức. Có giáo viên tưởng rằng đưa được nhiều tranh ảnh, ví dụ sẽ làm cho sự thành công của bài giảng tăng lên. Thật là nhầm lẫn
 Giờ dạy tinh giản còn thể hiện ở chỗ là dành nhiều thời gian cho kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi còn kiến thức không phải trọng tâm không cần dành nhiều thời gian để giảng giãi , khai thác, thậm chí có thể cho học sinh tự học , tự đọc. Lưu ý rằng có nhiều kiến thức bài dạy không phải trọng tâm lại dễ trình bày, dễ nêu vấn đề, có nhiều ví dụ và hình ảnh minh họa đã làm cho một số giáo viên tập trung nhiều thời gian vào đó làm cho nội dung trọng tâm phân bổ ít thời gian vì  ...  những cứ liệu tin cậy được kiểm nghiệm qua các tài liệu và những thực nghiệm kỹ lưỡng của bản thân. Những điều rút ra phải phù hợp vơi nhận thức của loài người hiện nay, phải làm cho những người tìm hiểu tin tưởng, thừa nhận.
3. Tính sư phạm:
 Bài viết cần có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích. Cách trình bày phải phù hợp với yêu cầu của việc viết SKKN, phù hợp với nhận thức của người nghe và học sinh. Kinh nghiệm viết ra không chỉ cho mình mà chủ yếu để đồng nghiệp tham khảo, vì thế việc trình bày phải phù hợp với quá trình dạy học và dễ áp dụng.
4.Tính thực tiễn:	
 SKKN là những điều đã được kiểm nghiệm có hiệu quả qua nhiều năm giảng dạy trên những đối tượng học sinh cụ thể như: khá, giỏi, trung bình.
 Những điều mới rút ra từ thực tiễn giảng dạy ở một vài lớp, một vài năm hãy chưa nên viết vội, cần phải có thêm thời gian kiểm nghiệm nữa thì độ tin cậy sẽ lớn hơn, chúng ta sẽ cân chỉnh được nhiều, chất lượng SKKN chắc chắn sẽ tốt, dễ công nhận hơn. Các đồng chí cũng biết rằng có những điều mới tìm ra ta cảm thấy rất hài lòng, tâm đắc nhưng nếu áp dụng thêm một thời gian nữa có thể có nhận thức khác. Chúng ta làm việc khẩn trương nhưng cũng cần bình tĩnh, không nóng vội, sốt ruột. Điều quan trọng là chúng ta đã rất để tâm đến nhiệm vụ của mình. Việc luôn trăn trở tìm tòi, có phương pháp làm việc khoa học, chắc chắn chúng ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý cho bản thân và đồng nghiệp.
5.Về cách trình bày một sáng kiến kinh nghiệm:
 Theo qui định về đại thể SKKN được trình bày theo các mục:
 a) Nhận thức cũ, giải pháp cũ.
 Những quan niệm, những hiểu biết, những giãi pháp mà bản thân đã làm trước đây về vấn đề đang trình bày đã cho kết quả không cao . Phần này chỉ trình bày có tính khái quát
 b) Nhận thức mới, giải pháp mới.
 Những nhận thức mới và giải pháp mới được áp dụng đã mang lại hiệu quả cao hơn rõ rệt so với giải pháp cũ. Các giải pháp mới cần được trình bày cụ thể
 c) Kết quả và phạm vi áp dụng.
 Kết quả của giải mới đối với công tác giảng dạy, nêu các khảo sát cụ thể ở các khối lớp về tỉ lệ học sinh hiểu và vận dụng tốt nội dung mà mình đang trình bày có đối chứng giữa giải pháp cũ và giải pháp mới
 Nêu lên phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm đối với đối tượng là khá , giỏi hay trung bình
II.VỀ QUI MÔ MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Thực tế của việc viết SKKN hiện nay:
 Phần lớn SKKN viết bao quát cho nhiều nội dung kiến thức. Ví dụ: kinh nghiệm giảng dạy một chương, một giáo trình
- Về thuận lợi: việc viết kinh nghiệm lớn như vậy có nhiều dẫn liệu dễ viết.
- Về nhược điểm: thực ra tính hiệu quả, tính hữu ích của những kinh nghiệm loại đó không cao, chủ yếu có tính chất trình diễn, còn để đồng nghiệp áp dụng quả có ít ý nghĩa.
 Chúng ta biết rằng việc giảng dạy được thực hiện qua từng tiết lên lớp. Mỗi tiết dạy có những nội dung riêng, cách thức làm việc và phương án giải quyết riêng. Việc lấy kinh nghiệm mang tính chất bao quát để soi vào từng bài cụ thể chúng ta sẽ thấy loại đó mang nhiều màu sắc lí thuyết rất khó áp dụng, nói cách khác giá trị thực tiễn không cao.
2.Kinh nghiệm về dạy một bài một khái niệm cụ thể:
 Loại kinh nghiệm này thường ít được đề cập tới.
 - Mặt ưu điểm: như đã nói trên hiệu quả của công việc giảng dạy được thực hiện qua từng tiết lên lớp. Kinh nghiệm dạy một bài, một khái niệm cụ thể phù hợp với thực tế giảng dạy làm đồng nghiệp dễ áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. 
 - Mặt khó khăn: việc viết kinh nghiệm giảng dạy một bài là rất khó vì dung lượng kiến thức và các vấn đề được trình bày trong một tiết học không nhiều làm người ta khó viết và băn khoăn vì những điều trình bày ra quá ít. Việc tìm ra một phương án giảng dạy mang lại hiệu quả vượt trội so với bạn bè đồng nghiệp thật không dễ chút nào.
 Theo tôi để viết kinh nghiệm loại này nên chọn các loại bài sau:
 - Loại bài dài có nhiều nội dung kiến thức. Tìm ra phương án để giải quyết thấu đáo nội dung của bài trong một tiết dạy.
 - Loại bài khó áp dụng phương pháp nêu vấn đề. Đưa ra phương án chuyển đổi nội dung bài dạy thành các tình huống có vấn đề phát huy tốt tính tích cực của học sinh mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy.
 - Loại bài có nội dung kiến thức khó, phức tạp. Đưa ra phương án trình bày những nội dung kiến thức khó và phức tạp đó một cách tương đối đơn giản giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng.
 - Kinh nghiệm giải các dạng bài tập
 - Kinh nghiệm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài giảng ...
Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ để minh hoạ:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP 
CƠ SỞ PHÂN TỬ DI TRUYỀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY CÁC TÌNH HUỐNG RA ĐỀ
I. NHẬN THỨC CŨ, GIẢI PHÁP CŨ
Bài tập về cơ sở của tính di truyền rất đa dạng, kiểm tra và thi cử đều gặp nó.Các sách vở hướng dẫn giải bài tập di truyền và bản thân tôi trước đây trong quá trình giảng dạy đều làm theo trình tự: hướng dẫn học lí thuyết cơ bản, xây dựng các công thức giải bài tập, phân loại các dạng và phương pháp giải đối với mỗi dạng.Mỗi dạng đưa ra một số bài vận dụng để làm quen và cuối cùng là giới thiệu các bài để học sinh tự giải
 Cách làm này có tính bài bản và cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên khi đi vào các bài giải cụ thể, tiếp xúc với nhiều tình huống ra đề khác nhau khiến học sinh lúng túng, phải giải rất nhiều bài và với thời gian dài mới có thể làm quen được với các tình huống ra đề rất đa dạng
II. NHẬN THỨC MỚI, GIẢI PHÁP MỚI
Bộ môn sinh học có một hệ thống bài tập di truyền rất đa dạng và khá phức tạp. Phân phối chương trình hướng dẫn giải bài tập rất ít đã làm cho giáo viên khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập. Mặc dù hướng dẫn giải bài tập một cách bài bản như nêu trên học sinh vẫn phải giải rất nhiều bài và qua nhiều thời gian mới có được vốn hiểu biết cần thiết cho việc giải bài tập đáp ứng yêu cầu học tập và thi cử
 Dựa vào vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân thấy rằng, thực chất của bài tập là một hệ thống các tình huống ra đề, vậy thì phải dạy thế nào để trong một thời gia ngắn nhất học sinh có thể nắm một cách nhiều nhất các tình huống ra đề và phương pháp giải quyết, đó là con đường đi có hiệu quả cao của thầy và trò. từ đó tôi đã rút ra phương pháp giải quyết như sau:
 Việc giảng dạy được thực hiện theo trình tự : cung cấp lí thuyết cơ bản liên quan đến việc giải bài tập, xây dựng các công thức, phân loại các dạng bài tập và các tình huống ra đề thường gặp đối với mỗi dạng. Điểm mới ở đây là mỗi dạng bài tập tôi đã cố gắng tổng hợp hầu hết các tình huống ra đề và phương pháp giải tương ứng đã được giới thiệu trong các tài liệu và đề thi. Sau này đi vào bất kì bài và đề thi cụ thể nào hầu như học sinh đều gặp lại các tình huống ra đề và phương pháp giải tương ứng đã được cung cấp làm cho việc giải bài tập trở nên ít tốn công sức, thời gian và lại dễ dàng hơn
Sau đây tôi đưa ra một thể loại để chứng minh: hướng dẫn học sinh giải bài tập tính tổng nuclêôtit của phân tử ADN bằng phương pháp dạy các tình huống ra đề:
 Tổng hợp ở nhiều tài liệu và đề thi tôi nhận thấy có 16 tình huống tính tổng số nuclêôtit thường gặp:
1. Một gen dài 5100A. Tính tổng số nuclêôtit của gen ( N )
 N = .2 = .2 = 3000
2. Một gen có 150 vòng xoắn. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 N = số vòng xoắn . 20 = 150 . 20 = 3000
3. Một gen có A = 600, G = 900. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 N = 2 .( A + G ) = 2 .( 600 + 900 ) = 3000
4. Gen có khối lượng 720000 đvc. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 N = 720000 : 300 = 2400
5. Gen có 3598 liên kết hoá trị D-P. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 N = ( liên kết D-P + 2) : 2 = ( 3598 + 2) : 2 = 1800
6. Một gen nhân đôi hai đợt đã hình thành 8994 liên kết hóa trị D-P. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 Gọi m là số đợt nhân đôi của gen . Số liên kết hóa trị D-P được hình thành 
 ( N – 2 ) ( 2 - 1) = ( N – 2 ) ( 4 – 1 ) = 8994 	 N = 3000
7. Một gen có A = 20% và có 3900 liên kết hidro. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 - Tỉ lệ % các loại nuclêôtit của gen
 %A = % T = 20% %G = %X = 30%
 - Gọi N là tổng số nuclêôtit, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là
 A = T = N.20/100, G = X = N. 30/100 (1)
 2 A + 3G = 3900 (2) thế (1) vào (2) đợc
 2N.20/100 + 3N.30/100 = 3900 N = 3000
8. Một cặp gen alen A,a có A = 1650 G = 1350. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 Ta có
 A+A = 1650
 G+ G = 1350
 N/2+N/2 = 3000
9. Hai gen có chiều dài bằng nhau, khi tái sinh đã lấy từ môi trường24000 nuclêôtit. Biết gen có số nuclêôtit trong khoảng1800 – 3000. Tính tổng số nuclêôtit của mỗi gen
Gọi số lần nhân đôi của gen thứ nhất lá x, số lần nhân đôi của gen thứ hai là y ( x,y nguyên dương).Ta có phương trình
 N( 2+ 2 - 2) = 24000
Giải phương trình có hai trường hợp
 - Trường hợp 1: x = 1 y = 3 	 N = 3000
 - Trường hợp 2: x = 2 y = 3 	 N = 2400
10. Một gen có tổng hai loại nuclêôtit bằng 40% và 3900 liên kết hidro. Tính tổng số nuclêôtit của gen
- Tỉ lệ các loại nuclêôtit của gen
 + Giả sử hai loại có tổng 40% là G và X
 %G = % X = 20%
 %A = % T = 30%
 + Gọi N là tổng số nuclêôtit của gen
 	A = T = N.30/100 G = X = N.20/100 (1)
 2A + 3G = 3900 (2) thế (1) vào (2)có
 2N.30% + 3N.20% = 3900 	 N = 3250
Kết quả này không thỏa mãn vì 3250 không phải là bội số của 3. Như vậy hai loại nuclêôtit có tổng 40% phải là A và T. Với cách giải tương tự tìm được N = 3000
11. Một gen điều khiẻn giải mã môi trường cung cấp1660 axit amin. Phân tử mARN sinh từ gen có A : U : G : X = 5:3:3:1. Biết một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có số axit amin nằm trong khoảng 198 – 498. Tính tổng số nuclêôtit của gen
 Gọi số phân tử prôtêin là x( x nguyên dương). Số axit amin của một phân tử prôtêin do môi trường cung cấp là
 1660/x 	 x = 4 hoặc x = 5
Kết hợp với tỉ lệ các loại các ribônuclêôtit của phân tử mARN chỉ có x = 4 là thỏa mãn và N = 2496
12. Một gen nhân đôi 3 đợt tạo các gen con có 24000 nuclêôtit. Tính số nuclêôtit của gen
 N = 24000 : 2= 3000
13. Một gen nhân đôi 3 đợt môi trườngcung cấp 21000 nuclêôtit . Tính tổng số nuclêôtit của gen
 N = 21000 : ( 2- 1) = 3000
14. Hai gen có chiều dài bằng nhau cùng nhân đôi 4 đợt tạo các gen con có76800 nuclêôtit trong đó môi trường cung cấp 72000 nuclêôtit. Tính tổng số nuclêôtit của mỗi gen
 N = = 2400
III. KẾT LUẬN VỀ GIẢI PHÁP MỚI
Hướng dẫn học sinh giải bài tập theo phương pháp nêu trên, khi đi vào mỗi dạng giới thiệu các tình huống ra đề thường gặp và phương pháp giải tương ứng có tác dụng giúp học sinh chỉ cần một thời gian ngắn và giải một số ít bài vẫn có vốn hiểu biết phong phú cho việc giải các bài tập, làm cho học sinh khi đi vào giải các bài cụ thể hầu như đã gặp lại các tình huống ra đề và phương pháp giải đã giới thiệu. Điều này có tác dụng làm cho việc học và giải bài tập của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn
 Kinh nghiệm này áp dụng được cho mọi đối tượng học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIỆM NGHỀ GIÁO.doc