Nguyên lý cơ bản của lý luận dạy học hiện đại là phải “”lấy học sinh làm trung tâm. Đó cũng là một trong những mục tiêu vươn tới của công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường hiện nay nhằm khắc phục tính chất thụ động của phương pháp dạy học truyền thống. Sở dĩ như vậy là bởi, kết quả của toàn bộ quá trình dạy - học suy cho cùng chính là hiệu quả nhận thức và tiếp thu tri thức ở người học sinh; mà kết quả nhận thức đó lại phụ thuộc không nhỏ vào tính tích cực, chủ động của người học.
Riêng đối với môn văn học thì tính tích cực, chủ động của người nói trên lại càng có một ý nghĩa cực kì quan trọng. Do đặc trưng riêng của bộ môn, để tiếp thu tốt tri thức còn đòi hỏi người học phải có những rung động, xúc cảm thực sự trước thế giới hình tượng nghệ thuật; nếu không tạo ra được hứng thú, sự rung cảm, xúc động ở người học thì cũng không thể nào xảy ra sự cảm thụ và do vậy cũng không thể nào có được nhận thức. Cho nên, hơn ở đâu, trong giờ văn học, tính sáng tạo, vai trò chủ động, tích cực của người học phải được đặt lên hàng đầu.
Có nhiều biện pháp để nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học trong giờ dạy văn. Bài viết này chỉ đề cập đến một biện pháp nhằm tạo ra sự chú ý và hứng thú của học sinh khi học văn, biện pháp: tạo tâm thế cho học sinh trong giờ dạy tác phẩm thơ.
Phòng giáo dục kinh môn Trường thcs Thất hùng Kinh nghiệm tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn Môn : Ngữ Văn Tên Tác Giả : Nguyễn Văn Tuấn Đánh Giá Của Nhà Trường (Nhận xét, xếp loại) Kinh nghiệm tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn Môn : Ngữ Văn ý kiến đánh giá của phòng giáo dục (nhận xét, xếp loại) Tên tác giả: Đơn vị : 1.Đặt vấn đề: Nguyên lý cơ bản của lý luận dạy học hiện đại là phải “”lấy học sinh làm trung tâm. Đó cũng là một trong những mục tiêu vươn tới của công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường hiện nay nhằm khắc phục tính chất thụ động của phương pháp dạy học truyền thống. Sở dĩ như vậy là bởi, kết quả của toàn bộ quá trình dạy - học suy cho cùng chính là hiệu quả nhận thức và tiếp thu tri thức ở người học sinh; mà kết quả nhận thức đó lại phụ thuộc không nhỏ vào tính tích cực, chủ động của người học. Riêng đối với môn văn học thì tính tích cực, chủ động của người nói trên lại càng có một ý nghĩa cực kì quan trọng. Do đặc trưng riêng của bộ môn, để tiếp thu tốt tri thức còn đòi hỏi người học phải có những rung động, xúc cảm thực sự trước thế giới hình tượng nghệ thuật; nếu không tạo ra được hứng thú, sự rung cảm, xúc động ở người học thì cũng không thể nào xảy ra sự cảm thụ và do vậy cũng không thể nào có được nhận thức. Cho nên, hơn ở đâu, trong giờ văn học, tính sáng tạo, vai trò chủ động, tích cực của người học phải được đặt lên hàng đầu. Có nhiều biện pháp để nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học trong giờ dạy văn. Bài viết này chỉ đề cập đến một biện pháp nhằm tạo ra sự chú ý và hứng thú của học sinh khi học văn, biện pháp: tạo tâm thế cho học sinh trong giờ dạy tác phẩm thơ. 2. Nội dung: a)Tạo không khí và tâm trạng người học phù hợp với tác phẩm. Mỗi tác phẩm thơ ca nói riêng và tác phẩm văn học nói chung đều được ra đời trong một bối cảnh lịch sử và một hoàn cảnh cảm xúc rất cụ thể. Nó chứa đựng và mang theo âm vang của cái không khí lịch sử ấy, chứa đựng và mang theo hơi thở của cái tinh thần thời đại ấy thông qua tình cảm, sự xúc động và cảm hứng riêng của cá nhân nhà thơ trong một trạng thái tinh thần cụ thể nào đó. Vì vậy, để tạo ra tâm thế, tâm trạng phù hợp với tác phẩm ở người học sinh cần dựng lại cho được, tái tạo và làm sống lại cái bối cảnh không khí lịch sử, trạng thái tinh thần thời đại mà tác phẩm phản ánh. Đồng thời cũng cần phải khơi gợi, làm sống lại được tâm trạng cảm hứng khơi nguồn cho mạch phát triển cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm, làm sao cho người học sinh như thể đang sống trong chính bối cảnh và không khí lịch sử của tác phẩm đang nhập thân trong tinh thần thời đại của tác phẩm, đang hoà đồng cùng với tâm trạng cảm xúc của chính tác giả vậy. Để làm được điều đó có thể có nhiều cách. Có thể miêu tả lại bối cảnh lịch sử, có thể kể một vài câu chuyện ngắn gọn, sinh động gợi lại không khí lịch sử, tinh thần chung của thời đại trong tác phẩm, có thể liên hệ đến một vài tác phẩm cùng bối cảnh lịch sử việc giới thiệu sự nghiệp văn chương, tiểu sử và những chi tiết có chọn lọc về đời sống cá nhân của tác giả cũng có tác dụng gợi mở sự liên thông về tâm trạng cảm xúc giữa nhà Thơ với các em học sinh. Đặc biệt, việc giới thiệu nét giêng trong điệu tâm hồn, nét riêng trong cảm xúc của tác giả là rất quan trọng nhằm định hướng tâm trạng và cảm xúc phù hợp của các em trước khi các em bước vào tìm hiểu cụ thể bài thơ b) Tạo tâm thế bằng cách đọc diễn cảm. Nhịp điệu, chỗ ngắt giọng, thể thơ, vần điệu là những yếu tố nghệ thuật góp phần biểu đạt nội dung ý nghĩa và mạch cảm xúc tình cảm của bài thơ. Do đó, đọc diễn cảm vừa có tác dụng tạo không khí xúc cảm phù hợp với bài thơ, vừa định hướng giúp các em hiểu đúng nội dung ý nghĩa của từng câu thơ và cả bài thơ, theo dõi được mạch phát triển cảm xúc của chủ thể trữ tình trong toàn bộ bài thơ. Phương pháp: giáo viên đọc mẫu, thể hiện đúng yêu cầu diễn cảm sau đó gọi một vài học sinh khá đọc diễn cảm lại bài thơ rồi sửa cho các em, thông qua việc sửa đó củng cố định hướng hiểu tác phẩm ở học sinh. Ví dụ: Nếu đọc câu thơ: Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi ! Mà các em đọc liền hai tiếng mẹ ơi thì cần phải sửa, hướng dẫn cho các em đọc ngắt nhịp sau chữ mẹ và giải thích cho các em hiểu rằng nếu đọc liền như vậy dễ làm cho người ta tưởng là tác giả gọi mẹ / ơi ! ở đây phải là lời tác giả gọi em Cu Tai, nên câu thơ phải đọc là: Em Cu Tai ngủ tên lưng mẹ/ ơi! Qua đó, các em cũng sẽ điều chỉnh được cách hiểu câu thơ cho đúng và tạo ra được mối đồng 3. Kết quả: Qua một vài biện pháp tạo tâm thế như đã trình bày, khi áp dụng trong các tiết dạy, tôi thấy các em học sinh hứng thú, sôi nổi hơn, chú ý đến bài học hơn và nhớ rất lâu những bài thơ này. 4. Kết luận: Trên đây mới chỉ là một vài kinh nghiệm bước đầu trong việc tạo tâm thế tích cực và hứng thú cho các em học sinh đối với giờ dạy tác phẩm thơ, với tâm nguyện của một giáo viên dạy văn muốn lưu lại, đọng lại một chút say mê, hứng thú cho các em học sinh trong giờ lên lớp của mình. Mong được các thầy cô và các đồng nghiệp chỉ giáo thêm. Thất hùng, ngày 01 tháng 03năm 2006. Phòng giáo dục kinh môn Trường thcs Thất hùng Kinh nghiệm tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn Môn : Ngữ Văn Tên Tác Giả : Nguyễn Văn Tuấn Đánh Giá Của Nhà Trường (Nhận xét, xếp loại) ... ...............
Tài liệu đính kèm: