Câu 1:
Sự ra đời, mục tiêu hoạt động của liên minh khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và liên minh châu Âu (EC). Nét khác nhau trong mục tiêu hoạt động của ASEAN và EC ?
Câu 2:
Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”.
Câu 3:
Chương trình khai thác lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Đông Dương có gì giống và khác so với lần 1. Nó đã dẫn đến sự phân hoá của xã hội Việt Nam như thế nào?
Phòng Gd - đt Kỳ thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 năm học 2007 – 2008 Môn thi: Lịch Sử Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) ------------***------------ Đề bài: Câu 1: Sự ra đời, mục tiêu hoạt động của liên minh khu vực Đông Nam á (ASEAN) và liên minh châu Âu (EC). Nét khác nhau trong mục tiêu hoạt động của ASEAN và EC ? Câu 2: Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”. Câu 3: Chương trình khai thác lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Đông Dương có gì giống và khác so với lần 1. Nó đã dẫn đến sự phân hoá của xã hội Việt Nam như thế nào? Câu 4: Những sự kiện chính thể hiện sự chuẩn bị của Nguyễn ái Quốc về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam (1919 – 1925). ----- Hết ----- Hướng dẫn chấm Môn: Lịch sử Câu 1: (9 điểm) a. Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) – (4 điểm) * Sự ra đời: - Sau khi giành độc lập, trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (1 điểm) - Ngày 8/8/1967, hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. (1 điểm) * Mục tiêu: - Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực (1 điểm) - Đến ASEAN 10, trọng tâm hoạt động của tổ chức này là: hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định cùng nhau phát triển phồn vinh. (1 điểm) b. Liên minh châu Âu (EC) – (4 điểm) * Sự ra đời: - Từ 1950, kinh tế Tây Âu phục hồi và phát triển nhanh chóng, một xu hướng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. (1 điểm) - Tháng 4 – 1951, sáu nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua thành lập “Cộng đồng thép châu Âu”, đến tháng 3 – 1957 thành lập “Cộng đồng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (1 điểm) * Mục tiêu: - Hình thành một thị trường chung châu Âu, xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về công nhân, tư bảnĐồng thời có một chính sách thống nhất về nông nghiệp, giao thông (1 điểm) - Đến 1991, mục tiêu của EU là mở rộng hơn nữa xây dựng liên minh chính trị, liên minh kinh tế, tiền tệ châu Âu tiến tới nhất thể hoá một nhà nước châu Âu. (1 điểm) c. Nét khác nhau: (1 điểm) Liên minh khu vực Đông Nam á (ASEAN) chỉ liên kết về kinh tế, văn hoá nhằm ổn định, phát triển, duy trì hoà bìnhCòn liên minh châu Âu (EU) là sự liên kết cả về kinh tế, chính trị nhằm tăng cường vị thế chính trị và sức mạnh cạnh tranh trên thế giới (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) - Xu thế chung: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. (0,5 điểm) - Nói: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc” vì: + Kinh tế thế giới ngày càng quốc tế hoá cao, xu hướng sẽ hình thành thị trường thế giới, hàng hoá vào các nước sẽ nhiều hơn, hàng hoá chất lượng cao và giá cả hợp lí hơn.. (1 điểm) + Các nước nếu không có chính sách đầu tư phát triển tốt cho kinh tế quốc gia thì sẽ bị hàng nhập khẩu làm cho sản xuất trong nước khó khăn, công nghiệp cổ truyền không phát triển được (1,5 điểm) Câu 3: ( 5 điểm) *Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm giống và khác so với lần 1 là: - Giống: Đều đầu tư khai thác, bóc lột theo kiểu tư bản.. (0,5 điểm) - Khác: Lần 2 đầu tư nhiều vốn, khai thác trên nhiều lĩnh vực với quy mô lớn (0,5 điểm) *Chương trình khai thácxã hội Việt Nam phân hoá: - Xã hội Việt Nam phân hoá ngày càng sâu sắc: từ một xã hội chỉ có 2 giai cấp cơ bản đã trở thành một xã hội có 5 giai cấpSự phân hoá đó đưa tới sự ra đời của những giai cấp mới, những tư tưởng mới đồng thời cũng làm biến đổi thái độ chính trị của những giai cấp cũ (1 điểm) - Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết chặt chẽ hơn với đế quốc Pháp nhưng cũng có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước (0,5 điểm) - Giai cấp tư sản Việt Nam vừa ra đời nhưng cũng phân hoá thành hai bộ phận: Tư sản mại bản có quyền lợi kinh tế, chính trị gắn với đế quốc; tư sản dân tộc kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân chủ chống đế quốc, phong kiến (0,5 điểm) - Giai cấp tiểu tư sản do bị chèn ép, bạc đãinhưng có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng văn hoá tiến bộ nên có tinh thần hăng hái cách mạng (0,5 điểm) - Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến bóc lột nặng nềlại chiếm số đông nên là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.. (0,75 điểm) - Giai cấp công nhân bị ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ mật thiết với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng của dân tộcnên nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng. (0,75 điểm) Câu 4: (3 điểm) Những sự kiện - Tán thành Quốc tế thứ 3, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, ra báo “Người cùng khổ”, viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” (0,5 điểm) - Tham luận tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần V (0,5 điểm) - Ra báo Thanh niên, viết tác phẩm đường cách mệnh (0,5 điểm) - Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, trong đó Cộng sản đoàn làm nòng cốt; tổchức huấn luyện, đào tạo cán bộ; thành lập các tổ chức đoàn thể quần chúng (1,5 điểm) ------Hết------
Tài liệu đính kèm: