Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2004-2005 môn: sinh học - vòng 1 thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2004-2005 môn: sinh học - vòng 1 thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )

Câu 1: ( 4 điểm )

So sánh những đặc điểm tiến hoá giữa tảo với vi khuẩn về cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản.

Câu 2: ( 2 điểm )

Chứng minh rằng bộ cá voi bắt nguồn từ thú ở cạn.

Câu3: ( 4 điểm )

Thế nào là sự thống nhất của cơ thể ? Cho ví dụ. Sự thống nhất này nhờ các yếu tố nào ?

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2004-2005 môn: sinh học - vòng 1 thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ubnd tỉnh thừa thiên huế kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 
 sở giáo dục và đào tạo	 	 năm học 2004-2005
	---------------	 ----------------------
đề chính thức	Môn: sinh học - Vòng 1
 Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 4 điểm )
So sánh những đặc điểm tiến hoá giữa tảo với vi khuẩn về cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản.
Câu 2: ( 2 điểm )
Chứng minh rằng bộ cá voi bắt nguồn từ thú ở cạn.
Câu3: ( 4 điểm ) 
Thế nào là sự thống nhất của cơ thể ? Cho ví dụ. Sự thống nhất này nhờ các yếu tố nào ?
Câu 4: ( 3 điểm )
So sánh sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.
Câu 5: ( 3.5 điểm )
Các nhóm máu ở người ? Trình bày nguyên tắc truyền máu an toàn.
Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng đông máu ? Nêu những biện pháp cấp cứu khi chảy máu.
Câu 6: ( 3.5 điểm )
Một đoạn ADN nhân đôi một số đợt. Trong tổng số ADN con sinh ra thấy có 6 mạch đơn đều chứa các nuclêôtit tự do, hai mạch đơn còn lại có nguồn gốc từ ADN ban đầu.
Mạch thứ nhất của ADN ban đầu có A = 225 và G = 375 và mạch thứ hai của ADN đó có A = 300 và G = 600. Tính số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên của ADN ? 
-------------------------------------
ubnd tỉnh thừa thiên huế kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 
 sở giáo dục và đào tạo	 	 năm học 2004-2005
	---------------	 ----------------------
đề chính thức	Môn: sinh học - Vòng 2
 Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 2 điểm )
Quan sát rễ một số cây họ đậu thấy có những nốt tròn phồng lên. Giải thích hiện tượng đó do đâu và có ý nghĩa gì đối với cây ?
Câu 2: ( 2 điểm )
Trình bày nguyên nhân và sự biến đổi cấu tạo của tổ tiên ngựa thành ngựa ngày nay.
Câu 3: ( 4.5 đểm )
Nêu chức năng các thành phần trong tế bào. Quan hệ hoạt động giữa các thành phần đó như thế nào ? Cho ví dụ.
Câu 4: ( 3 điểm )
Giải thích các đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng của nó trong cơ thể.
Câu 5: ( 4 điểm )
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người ? Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái. Giới tính được xác định khi nào ? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỷ lệ nam nữ thường xấp xỉ bằng nhau ?
Câu 6: ( 4.5 điểm )
Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây cao, hạt dài có tỷ lệ là 18,75%.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên mỗi nhiễm sắc thể khác nhau; ngược với cây cao, hạt dài là các tính trạng cây thấp, hạt tròn.
Xác định tính chất của tỷ lệ trên và viết sơ đồ lai để nhận biết tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của F2.
---------------------------
ubnd tỉnh thừa thiên huế kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 
sở giáo dục và đào tạo	 	 năm học 2004-2005
	---------------	 ----------------------
đề chính thức	hướng dẫn chấm sinh học – Vòng 1 
Câu 1: ( 4 điểm )
 + Về cấu tạo:
0.5đ	- Cơ thể tảo đã có cấu tạo phức tạp dần
0.5đ	- Tế bào vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh, tảo đã có nhân hoàn chỉnh
0,5đ	- Tảo xoắn có cấu tạo nhiều tế bào, rau mơ cơ thể đã phân hoá giống cành cây. 
 + Về dinh dưỡng:
0.5đ	- Vi khuẩn dinh dưỡng theo phương thức dị dưỡng
0.5đ	- Tảo dinh dưỡng theo phương thức tự dưỡng
3.Về sinh sản:
0.5đ	- ở tảo cơ quan sinh sản đã chuyên hoá cao hơn
0.5đ	- Tảo biển đã hình thành cơ quan sinh sản đực và cơ quan sinh sản cái
0.5đ	- ở tảo đã xuất hiện hình thức sinh sản hữu tính trong khi vi khuẩn sinh sản vô tính.
Câu 2: ( 2 điểm )
0.5đ	- Chi trước biến thành vây song bộ xương bên trong vẫn có cấu tạo như chi trước của thú ở cạn
0.5đ	- Chi sau tiêu biến hẳn nhưng trong mình vẫn còn di tích rất nhỏ của đai hông.
0.5đ	- Bán cầu não lớn và có nhiều nếp nhăn.
0.5đ	- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 3: ( 4 điểm )
0.5đ	- Cơ thể là 1 khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong 1 hệ luôn thống nhất với nhau.
0.5đ	- Sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn thống nhất với nhau.
0.5đ	- Ví dụ: Khi cho thức ăn vào miệng và nhai thì tuyến nước bọt tiết ra để tiêu hoá thức ăn. Thức ăn xuống dạ dày, dạ dày co bóp và tiết dịch vị...
0.5đ	- Như vậy khi hệ tiêu hoá hoạt động, các cơ quan trong hệ tiêu hoá đều hoạt động nhịp nhàng để tiêu hoá thức ăn.
0.5đ	- Khi lao động nặng, hệ cơ hoạt động nhiều, tim phải đập mạnh hơn để kịp vận chuyển O2 và CO2, hệ hô hấp cũng phải làm việc nhiều để cung cấp O2 và CO2, hệ bài tiết hoạt động mạnh để thải mồ hôi và chất cặn bả.
0.5đ	- Như vậy khi hệ cơ hoạt động nhiều thì các hệ : tuần hoàn, hô hấp, bài tiết đều tăng cường hoạt động.
0.5đ	- Sự thống nhất này nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn.
0.5đ	- Nhờ các xung thần kinh truyền trong hệ thần kinh
Câu 4: ( 3 điểm )
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
0.75đ - Mang tính chất đơn giản hơn. Thường chỉ được hình thành bởi 3 nơ ron: hướng tâm, trung gian và ly tâm.
0.75 - Mang tính chất phức tạp hơn.Do sự kết hợp của nhiều cung phản xạ nên số nơ ron hướng tâm, trung gian và ly tâm tham gia nhiều hơn. 
0.75đ - Xảy ra nhanh, mang tính chất bản năng nhưng không có luồng thông báo ngược. 
0.75đ - Xảy ra chậm hơn, nhưng có luồng thông báo ngược, thường có hoạt động phối hợp của các cơ và kết quả thường chính xác hơn.
Câu 5: ( 3.5 điểm )
- ở người có 4 nhóm máu: Máu O, máu A, máu B và máu AB.
- Lúc truyền máu người ta chú ý đến nguyên tắc: xem chất bị ngưng trong hồng cầu người cho có bị chất gây ngưng trong huyết tương của người nhận làm cho hồng cầu bị dính lại hay không, do đó cần phảI thử máu.
0.5đ	- Phải xét nghiệm máu để xem có bị các loại bệnh truyền nhiễm hay không.
0.5đ	- Do tiểu cầu bị vỡ sẽ giải phóng 1 loại men.
0.5đ	- Men cùng với Ca++ giúp hình thành sợi tơ máu gây đông máu.
0.5đ	- Sự đông máu giúp người bị thương tránh mất nhiều máu và có ý nghĩa trong phẩu thuật.
0.5đ	- Khi bị thương, vết đứt lớn cần phảI dùng dây buộc (ga rô) phía trên vết thương, chườm nước đá quanh vết buộc và nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. 
Câu 6: ( 3.5điểm )
0.5đ	- Mỗi ADN con có 2 mạch. Có 6 mạch mới và 2 mạch từ ADN ban đầu. Vậy tổng số mạch ở các ADN con là: 6+2 = 8 mạch; vậy số ADN con = 8/2 = 4.
0.5đ	- Một ADN ban đầu nhân đôi tạo ra 4 ADN con chứng tỏ đã nhân đôi 2 đợt.
0.5đ	- ADN ban đầu có:
	A2 = T1 = 300 ; T2 = A1 = 225
	G2 = X1 = 600 ; X2 = G1 = 375
1đ	- ADN có:
	A = T = A1 + A2 = 300 + 225 = 525
	G = X = G1 + G2 = 375 + 600 = 975
1đ	- Số nuclêôtit tự do cung cấp là:
	A = T = 525 x 3 = 1575 nu.
	G = X = 975 x 3 = 2925 nu.
-----------------------------
ubnd tỉnh thừa thiên huế kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 
sở giáo dục và đào tạo	 	 năm học 2004-2005
	---------------	 ----------------------
đề chính thức	hướng dẫn chấm sinh học – Vòng 2
Câu 1: ( 2 điểm )
0.5đ	- Do có những vi khuẩn cố định đạm sống trong rễ cây họ đậu.
0.5đ	- Khi VK xâm nhập vào rễ, các tế bào của rễ phản ứng bằng cách tăng cường phân chia tạo nhiều tế bào mới làm hình thành những nốt sần.
1đ	- Trong quá trình này VK sống nhờ chất hữu cơ của cây; ngược lại các hợp chất đạm do VK chuyển hoá được sẽ cung cấp cho cây hấp thụ; đó chính là hiện tượng cộng sinh
Câu 2: ( 2 điểm )
0.5đ	- Tổ tiên của ngựa ngày nay là loài ngựa cổ, bằng con cáo, sống ở vùng đầm lầy có nhiều lùm cây, thích hợp việc ẩn náu, chân có xương bàn và 4 xương ngón.
0.5đ	- Về sau do sống trên đồng cỏ rộng, luôn bị thú ăn thịt săn đuổi nên chạy trốn là biện pháp duy nhất giúp chúng có thể tồn tại.
0.5đ	- Qua nhiều thế hệ, chúng đã có tầm vóc lớn, xương ngón giảm chỉ còn 1 ngón to, khoẻ, thích nghi với việc chạy nhanh.
0.5đ	- Ngựa rừng có tầm vóc cao, chạy nhanh chính là tổ tiên của ngựa nhà, ngựa nhà được nuôi khoảng 2000 năm trước công nguyên.
Câu 3: (4.5điểm)
	Chức năng các thành phần trong tế bào:
0.5đ	- Màng tế bào: có chức năng bảo vệ và là nơi xảy ra hoạt động trao đổi chất với môi trường.
0.5đ	- Ti thể: Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể.
0.5đ	-Thể Gôngi: Giúp cho sự bài tiết của tế bào.
0.5đ	- Ribôxôm và ARN : Có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Prôtêin cho tế bào.
0.5đ	- Lưới nội chất: Tham gia vận chuyển các chất cho tế bào.
0.5đ	- Nhân có vai trò quan trọng trong sinh sản và di truyền.
1đ	- Các thành phần tế bào luôn thể hiện sự thống nhất trong hoạt động, có mối quan hệ chặt chẽ, sự hoạt động của mỗi thành phần luôn ảnh hưởng đến các thành phần khác và ngược lại.
0.5đ	- Ví dụ: Màng tế bào hấp thu chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào chất và nhân hoạt động. Ngược lại, Prôtêin được tạo ra từ sự tham gia của Ribôxôm, ARN của tế bào chất và nhân một phần cung cấp cho sự tổng hợp các lớp màng của tế bào.
Câu 4: ( 3 điểm )
0.5đ	- Bao quanh tim là 1 màng liên kết mỏng có tiết dịch nhầy giúp tim khi co bóp giảm ma sát với các bộ phận gần nó.
0.5đ	- Tim có yếu tố thần kinh tự động, nhờ vậy có thể co bóp liên tục kể cả khi ngủ.
0.5đ	- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ đảm bảo lực bóp lớn đưa máu vào động mạch.
0.5đ	- Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải giúp đẩy và lưu thông máu trong vòng tuần hoàn lớn.
0.5đ	- Van nhĩ thất: ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất theo chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất giúp máu chỉ lưu thông 1 chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
0.5đ	- Van bán nguyệt: Ngăn chổ lỗ vào động mạch với tâm thất. Cấu tạo của van này giúp máu chỉ lưu thông một chiều từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi.
Câu 5: ( 4 điểm )
0.5đ	- ở người, đôi NST thứ 23 là đôi NST giới tính; ở nữ gồm 2 chiếc giống nhau ký hiệu là XX, ở nam gồm 2 chiếc khác nhau ký hiệu là XY.
0.5đ	- Tế bào sinh dục ở nữ là XX qua giảm phân tạo 1 loại trứng là X.
0.5đ	- Tế bào sinh dục ở nam là XY qua giảm phân tạo 2 loại tinh trùng là X và Y với tỷ lệ bằng nhau.
0.5đ	- Nếu tinh trùng X kết hợp với trứng X tạo hợp tử XX phát triển thành thai gái.
0.5đ	- Nếu tinh trùng Y kết hợp với trứng X tạo hợp tử XY phát triển thành thai trai.
0.5đ	- Như vậy giới tính được xác định lúc thụ tinh và tuỳ thuộc vào hợp tử hình thành là XX (gái) hay XY (trai).
0.5đ	- Do số tinh trùng X bằng số tinh trùng Y nên khi thụ tinh sẽ tạo 2 loại hợp tử XX và XY có số lượng xấp xỉ nhau.
0.5đ	- Vì vậy trong cấu trúc dân số của một quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỷ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau.
Câu 6: ( 3.5đ )
0.5đ	- 18,75% = 3/16 chứng tỏ F2 có 16 tổ hợp, suy ra F1 cho 4 loại giao tử 
( dị hợp tử 2 cặp gen ). F1 : A a B b
1đ	- Sơ đồ lai: F1, giao tử F1, F2 đúng và đầy đủ.
0.75đ	- Tỷ lệ kiểu gen đúng: 1:1:1:1:2:2:2:2:4
	Kiểu gen tổng quát F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
0.5đ	- Nếu kiểu gen A-bb tương ứng với kiểu hình cây cao hạt dài, ta có quy định gen:	A : cây cao; a : cây thấp
	B : hạt tròn; b : hạt dài
0.5đ	- Kiểu hình của F2 là:	9 cây cao hạt tròn
	3 cây cao hạt dài
	3 cây thấp hạt tròn
1cây thấp hạt dài
0.5đ	-Nếu kiểu gen aaB- tương ứng với kiểu hình cây cao hạt dài, ta có quy định gen:	A : cây thấp; a : cây cao
	B : hạt dài; b : hạt tròn
0.5đ	- Kiểu hình của F2 là:	9 cây thấp hạt dài
	3 cây thấp hạt tròn
	3 cây cao hạt dài
	1 cây cao hạt tròn
0.25đ	- Tỷ lệ kiểu gen không thay đổi:1:1:1:1:2:2:2:2:4
--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG.doc