Làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ Văn

Làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ Văn

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong những yêu cầu của nhà trường về việc thực hiện chương trình thay sách mới là giáo viên (GV) phải có đồ dùng dạy học (ĐDDH) và sử dụng ĐDDH trong tiết dạy. Yêu cầu này, chính là cụ thể hoá yêu cầu của Bộ đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Trong yêu cầu đó, Bộ nhấn mạnh giáo viên phải : “Thực sự coi trọng phương tiện dạy học với tư cách là công cụ nhận thức một phận hữu cơ của phương pháp dạy học và nội dung học tập”. (1) Để đáp ứng yêu cầu của nhà trường, của Bộ, mỗi giáo viên phải làm gì khi ĐDDH từ trên cấp xuống cho trường còn quá ít? Nhất là đối với môn ngữ văn. Như vậy chỉ còn một cách là mỗi giáo viên phải tự làm DDDH. Nhưng làm ĐDDH như thế nào để bất cứ giáo viên nào cũng làm được và sử dụng có hiệu quả? Đó là điều đặt ra cho tôi những trăn trở để viết nên đề tài này.

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2160Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TRONG MÔN NGỮ VĂN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những yêu cầu của nhà trường về việc thực hiện chương trình thay sách mới là giáo viên (GV) phải có đồ dùng dạy học (ĐDDH) và sử dụng ĐDDH trong tiết dạy. Yêu cầu này, chính là cụ thể hoá yêu cầu của Bộ đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Trong yêu cầu đó, Bộ nhấn mạnh giáo viên phải : “Thực sự coi trọng phương tiện dạy học với tư cách là công cụ nhận thức một phận hữu cơ của phương pháp dạy học và nội dung học tập”. (1) Để đáp ứng yêu cầu của nhà trường, của Bộ, mỗi giáo viên phải làm gì khi ĐDDH từ trên cấp xuống cho trường còn quá ít? Nhất là đối với môn ngữ văn. Như vậy chỉ còn một cách là mỗi giáo viên phải tự làm DDDH. Nhưng làm ĐDDH như thế nào để bất cứ giáo viên nào cũng làm được và sử dụng có hiệu quả? Đó là điều đặt ra cho tôi những trăn trở để viết nên đề tài này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
 I. CÁCH LÀM ĐDDH
	1. Chuẩn bị : 
 a. Vật dụng :
Giấy rô –ki
Bút lông đen (hoặc xanh đậm) và đỏ loại to
Keo con voi loại thường.
- Các miếng dán xé (gồm 2 miếng : Gọi A là miếng ni – lông xơ cứng, B là miếng ni – lông tơi mềm. Khi cần ta dán B vào A hoặc xé B ra khỏi A)
Thước, bút chì đen, kéo.
Ống nhựa để nẹp tờ rô – ki.
 b. Nội dung kiến thức và phương pháp truyền thụ :
	* Phần văn học :
Nghiên cứu tác phẩm rút ra các chi tiết cốt lõi.
Gợi mở cho học sinh (HS) phát hiện những mối quan hệ .
Định hướng hệ thống các câu hỏi, dẫn dắt HS chủ động hiểu được nghệ 
thuật, nội dung, chủ đề của tác phẩm.
Lựa chọn nội dung giảng bình.
 * Phần từ ngữ, ngữ pháp :
Chuẩn bị những mẫu câu, mẫu đoạn tiêu biểu
Định hướng cách gợi mở, dẫn dắt
Tiên liệu mức độ HS phát hiện, hình thành khái niệm
Dự trù các phương án sưả chữa thích hợp 
 2. Cách làm : 
 * Trước hết dùng bút chì và thước để gạch hàng và can nháp số lượng từ để viết từ cho đủ với diện tích của mỗi tờ rô – ki (tuỳ số lượng từ nhiều hay ít mà kẻ các ô li khác nhau từ 1,5 cm đến 2,5 cm)
 * Sau đó dùng 2 tờ rô – ki :
	- Một tờ rô – ki lớn ( để nguyên ) dùng bút lông đen ( hoặc xanh) viết trực tiếp mẫu câu, mẫu đoạn vào đó, gacïh chân ( bằng bút đỏ) những từ ngữ cần thiết.
	- Một tờ rô – ki lớn cắt thành những miếng rô – ki nhỏ có diện tích tương ứng với diện tích của mẫu câu, mẫu đoạn ở tờ rô – ki lớn. Trên các mảnh rô – ki nhỏ này sẽ ghi đề mục hoặc đáp án tương ứng với mẫu câu, mẫu đoạn ở tờ rô – ki lớn.
 * Tiếp đến ta cắt các dây dán xé A,B (2) thành mẩu có diện tích : 4 cm2. Dùng keo con voi, xịt nhẹ và nhanh (3) vào mặt sau của mẩu dán xé B (2 mẩu) ịn nhanh vào 2 vị trí cân xứng ở mặt sau của miếng rô – ki nhỏ, để 2 mẩu dán xé này dính chặt vào mặt sau của miếng rô – ki nhỏ. Dùng kim đâm từ tâm của 2 miếng dán xé B xuống 2 vị trí của tờ rô – ki lớn. Ở 2 vị trí xác định này ịn nhanh 2 miếng dán xé A (đã bôi keo) cho dính chặt vào bề mặt tờ rô – ki lớn.
 * Kế nữa, ta dùng bút chì đánh dấu ngang, dọc trên tờ rô – ki lớn để dễ dán mảnh rô – ki nhỏ có hai mảnh dán xé B ở mặt sau khớp với vị trí của hai miếng dán xé A ở bề mặt tờ rô – ki lớn.
 * Cuối cùng dùng bút lông xanh đóng khung chu vi tờ rô – ki lớn, xếp mép tờ rô- ki này (1 cm) rồi đút ống nhựa vào vừa để làm nẹp, vừa để treo ĐDDH lên.
	- Trong quá trình giảng, dẫn dắt để hình thành kiến thức, từng bước giáo viên dán kiến thức ở mảnh rô – ki nhỏ vào vị trí của tờ rô – ki lớn có mẫu câu, mẫu đoạn tương ứng. Nếu dạy nhiều lớp cùng khối thì dạy ở lớp này xong, xé các mảnh rô ki nhỏ ra khỏi tờrô ki lớn, đến lớp khác tiếp tục thao tác dán chúng vào tờ rô ki lớn trong quá trình giảng.
 	Nếu hình thành kiến thức cần có nhiều mẫu câu thì cắt thêm những mảnh rô – ki nhỏ, ghi mẫu câu, mẫu đoạn cần thiết vào đó ( phía sau của các mảnh rô – ki này cũng như trên bề mặt của tờ rô ki lớn phải có đôi miếng dán xé A, B được dán ở những vị trí đã xác định). Sau khi mẫu câu trên đã phân tích xong thì lần lượt dán mẫu câu, mẫu đoạn khác vào. Cần hạn chế viết mẫu câu hàng loạt sẽ làm HS mất tập trung vào mẫu câu, mẫu đoạn mà ta phân tích.
II. CÔNG DỤNG :
	Đồ dùng dạy học làm theo cách này có những ưu điểm sau :
	- Dễ làm và dễ sử dụng : Chỉ cần mỗi giáo viên thực sự có trách nhiệm với HS, đầu tư kĩ vào bài dạy thì sẽ làm được và rất tự nhiên sẽ có những thao tác rành rẽ, chuẩn xác khi sử dụng chúng trong tiết dạy.
	- Có thể vận dụng với những mục đích khác nhau như : kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới, ôn tập hệ thống kiến thức toàn chương, rèn kỹ năng nhận biết, lựa chọn, tư duy cho HS
	- Có thể sử dụng được nhiều năm, nếu bảo quản tốt.
	- Có thể ứng dụng dạy cho tất cả các bộ môn, đặc biệt với hình thức trắc nghiệm.
	- Là một bảng phụ dễ lắp tháo, dễ dịch chuyển, ít phí tổn.
	Nếu trường lớn, một khối lớp sẽ có nhiều giáo viên giảng dạy, hãy chia nhau làm và cùng nhau sử dụng. Được như vậy, số lượng ĐDDH sẽ đủ cho những tiết cần thiết trong chương trình học cho cả năm.
III. VẬN DỤNG ĐDDH TRÊN VÀO TIẾT DẠY:
	Trong môn ngữ văn một trong những mục đích cuối cùng phải đạt là giúp HS nói, viết được một vấn đề hoàn chỉnh. Chất liệu nói, viết đó hay hoặc dở phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Kiến thức về cuộc sống, về văn học, vốn từ ngữ, mức độ cảm thụ tác phẩm, cách diễn đạt  Trong đó cung cấp kiến thức văn học, vốn từ ngữ, ngữ pháp là trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh. Thông qua quá trình dạy, GV văn phải giúp học sinh: “ Hiểu được chính tác phẩm văn học là kết quả của việc sử dụng hữu hiệu nhất tiếng nói của dân tộc” (4a) Khi hiểu được điều đó, HS từng bước sẽ có ý thức chủ động “ nắm bắt những kiến thức cơ sở từ các tiết học văn học, từ ngữ, ngữ pháp để tạo ra những văn bản nói và viết vừa có tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật” (4b). Do mối quan hệ mật thiết này ( Văn – Tiếng – Tập làm văn), thì kiến thức cơ sở là quan trọng để tạo lập văn bản, nên trong đề tài này, tôi xin phép được minh hoạ việc sử dụng ĐDDH trong một phần của tiết dạy và học phần văn học và từ ngữ.
 1.Phần văn học :
Vai trò của ĐDDH trong tiết dạy và học phần văn học :
Như ta đã biết, một tác phẩm văn học thường mang nghĩa hàm ẩn ; nếu GV chỉ diễn giảng thao thao bằng lời thì HS trung bình, HS yếu sẽ khó tiếp thu kịp, khó cùng học sinh khá, giỏi đồng bộ tham gia xây dựng bài học được. Và từ đó dẫn đến thái độ nhàm chán, nảy sinh tư tưởng thụ động trong các tiết học văn, dẫn đến hậu quả HS trung bình không khá lên được và HS yếu lại càng yếu. Do vậy bên cạnh giảng bằng lời, GV cần làm ĐDDH và sử dụng ĐDDH cho HS được thấy. Cùng một lúc ta huy động vừa thị giác và thính giác sẽ kích thích sự hưng phấn, gợi mở tư duy cho 3 đối tượng HS, giúp HS động não, chủ động phát biểu xây dựng bài giúp cho thầy hoàn thành tốt bài dạy, giúp tiết học văn sôi nổi, thú vị hơn. Như vậu có thể nói ĐDDH có vai trò hỗ trợ, tiếp sức hữu hiệu cho thầy và trò trong dạy và học văn.
Minh họa cách sử dụng ĐDDH :
Trong tác phẩm “ Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu, điều tôi ấn tượng nhất là bức chân dung tự họa . Để hình thành nội dung kiến thức này, tôi đã sử dụng ĐDDH làm theo cách trên . Đây là các thao tác giúp học sinh hiểu : “ Bức chân dung tự họa” qua ĐDDH đó :
Trước hết cho HS xác định hai đoạn văn thể hiện bức chân dung.
Yêu cầu HS tự so sánh 2 bức chân dung đó : phát biểu xác định được đoạn cuối truyện là : “ bức chân dung hoàn chỉnh cho lương tâm người hoạ sĩ” sau nhiều tháng đấu tranh.
Dùng hệ thống câu hỏi để HS phát biểu các chi tiết có trên bức chân dung tự họa
Giáo viên cùng lớp trao đổi thống nhất đáp án.
Giáo viên treo tờ rô – ki lớn có ghi các chi tiết đó trên bảng vừa để củng cố , khắc sâu kiến thức cho HS, vừa làm cơ sở giúp HS tái hiện các chi tiết liên quan và rút ra ý nghĩa :
Đây là ý nghĩa các dấu hiệu có ở bề mặt tờ rô ki lớn.
 Ký hiệu 2 miếng dán xé A đã được dán dính vào tờ rô – ki lớn ( dán bằng keo con voi)
	Dấu hiệu để dán mảnh rô – ki nhỏ có 2 miếng dán xé B ở mặt sau khớp với 2 miếng dán xé A ở bề mặt tờ rô ki lớn này.
I,I( A),I(B),1a, 1b,2a, 2bLà những số hiệu tương ứng với I, 	
 1, 2, 3  đồng thời cũng là những ký hiệu để gọi khi diễn giải cho ngắn gọn.
	- Tờ rô – ki lớn này cùng các dấu hiệu trên được thiết kế theo chiều dọc với mô hình ( đã làm trước ở nhà) như sau :
I Bức chân dung tự hoạ 	 I(A)5	 I (B)5
1. Một nửa mái đầu tóc tốt rợp 1a(5) 	 	1b(5)
 như một khu rừng.
2. Một nửa mái đầu tóc đã cắt 2a(5) 2b(5) 
 như một phần bộ óc màu 
 xám bị mổ phanh ra.
3. Không trông rõ miệng, chỉ 3a(5) 3b(5) 
 thấy một vật đen lờ mờ nổi 
 bồng bềnh trên những đám 
 bọt xà phòng.
4. Luồng ánh sáng hàng nghìn 4a(5) 4b(5) 
 nến chiếu từ trước và trên đầu
 xuống.
5. Đôi mắt mở to, nghiêm khắc 5a(5) 5b(5) 
 đang nhìn vào nội tâm.
Bức chân dung tự hoạ đó mô tả ai? Có phải là gương mặt bên ngoài mà ai cũng nhìn thấy không? HS trả lời . Giáo viên chốt lại – ghi bảng và HS tự ghi vào vở.
 - Mô tả gương mặt bên trong của người hoạ sĩ đang đối diện với lương tâm.
Lời chú giải
	Giữa câu chuyện tự thú với lương tâm của người hoạ sĩ và bức chân dung tự hoạ có mối quan hệ gì? Câu chuyện tự thú là gì của bức chân dung? HS trả lời, GV dán ảnh rô – ki có cụm từ :	(6) vào vị trí I (A)
GV lần lượt dùng hệ thống câu hỏi sau để hoàn tất lời chú giải cho bức chân dung tự hoạ :
	- Phần nào trong câu chuyện tự thú ví như : “ nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng” ?
 ... gười chiến sĩ.
Điều bí ẩn.
Một phần sự thật ở người hoạ sĩ, người chiến sĩ năm xưa biết rõ
Điều đã khám phá.
Sự nhận thức chưa rõràng, chưa dứt khoát của người hoạ sĩ.
 Những điều chưa rõ ràng, còn khuất lấp.
 Tác dụng của đạo đức, lương tâm.
Thái độ độ lượng, bao
dung của người chiến sĩ.
 Dũng cảm nhận ra cái xấu.
Người hoạ sĩ đã nhận ra lỗi của mình đối với người chiến sĩ
Từ các ý nghĩa đó, hãy cho biết tác giả nghĩ gì về thế giới bên trong của con người? HS trả lời, lớp bổ sung – GV chốt lại và ghi bảng :
	- Thế giới bên trong của con người có nhiều mảng khuất lấp, bí ẩn không phải ai cũng nhận ra được.
	Giảng hình cho HS hiểu : Bức chân dung tự hoạ gương mặt bên trong của người hoạ sĩ có thể coi như biểu tượng chung cho thế giới bên trong của mỗi người.
Kết luận :
Tóm lại , truyện ngắn “ Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu dài 14 trang với hơn 7.000 chữ, ta chỉ cần phân tích một phần nhỏ trong tác phẩm, rồi khái quát hệ thống bằng một tờ rô – ki chưa đầy 180 chữ đã giúp HS tái hiện được các tình tiết, hiểu được mối quan hệ giữa các sự việc, nhân vật với sự biến chuyển về nhận thức quan diểm, hiểu được mối quan hệ giữa ý nghĩa của sự việc, con người với cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn  từ đó đối chiếu và tự kiểm điểm lại bản thân mình. Nếu không có ĐDDH trên thì việc hình thành kiến thức sẽ trở nên mù mờ như : “ cưỡi ngựa xem hoa” hoặc khá hơn là nắm được ý nghĩa của các chi tiết trên bức chân dung một cách rời rạc, máy móc và câu chuyện tự thú với lương tâm trở nên thừa thãi.
 2. Phần từ ngữ :
Vai trò của ĐDDH trong tiết dạy và học phần từ ngữ :
Đồ dùng dạy học trong từ ngữ, ngữ pháp không những có vai trò hỗ trợ, tiếp sức cho thầy, trò hoàn thành tốt bài dạy bằng phương pháp giao tiếp hoá trong giảng dạy (7) như văn học mà còn có vai trò đặt nền móng cơ bản cho phương pháp quy nạp của giáo viên, tạo điều kiện cho HS tiếp thu nhanh kiến thức, có thời gian luyện tập thực hành nhiều. Có thể nói ĐDDH trong tiết dạy – học từ ngữ, ngữ pháp là một công cụ không thể thiếu đối với giáo viên.
Minh hoạ cách sử dụng ĐDDH trong tiết từ ngữ :
Ở phần Tiếng Việt, các khái niệm về từ ngữ, ngữ pháp là trừu tượng, khó hiểu. Nhưng nếu GV biết cách làm ĐDDH như trên và chỉ ra qua ĐDDH đó để cụ thể cho những khái niệm thì sự tiếp thu của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tôi xin trình bày cách sử dụng ĐDDH trong một phần tiết dạy từ ngữ để chứng minh.
Để hình thành khái niệm hoán dụ, ta cần các thao tác sau :
	- Đầu tiên, ta phân chia tờ rô – ki lớn ( nguyên) thành 2 phần : phần viết ví dụ, phần để dán lời diễn giải.
	- Ở phần ví dụ, ta viết trực tiếp mẫu câu :
	“ Áo nâu liền vối áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
	Tiếp đó ta dán các miếng dán xé A vào các vị trí 2, 1a, 2a, để chúng dính chặt vào bề mặt tờ rô ki lớn theo thiết kế dọc sau : ( đã làm trước ở nhà)
Ví dụ	Diễn giải
1. Áo nâu liền với áo xanh	1a 
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên .
	( Tố Hữu)
2.
	Hỏi : “ Áo nâu, áo xanh” chỉ ai? Nói “ nông thôn”, nói “thị thành” đứng lên ta phải hiểu như thế nào?
	Từ các câu trả lời của HS, GV cùng HS dẫn đến đáp án :
Nông dân liền với công nhân
Người sống ở nông thôn cùng với người sống ở thị thành đứng lên .
	 (6)
	 và dán mảnh rô – ki này 
 	 vào vị trí 1a
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
 (Tố Hữu)
 Vào vị trí 2
Từ “đổ máu” cho em liên tưởng đến điều gì? Qua câu trả lời của HS, GV cùng lớp chỉnh sửa, chốt lại và dán mảnh rô – ki : 
Ngày Huế xảy ra chiến tranh
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
	Vào vị trí 2a
	Như vậy trên bảng theo tờ rô – ki lớn sẽ là :
Ví dụ	 Diễn giải
Áo nâu liền với aó xanh	1a 
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên .
 (Tố Hữu)
2. 	2a
Ngày Huế xảy ra chiến tranh
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
 (Tố Hữu)
Nông dân liền với công nhân
Người sống ở nông thôn cùng với người sống ở thị thành đứng lên .
	Giảng :
- “Nông dân, công nhân” là những danh từ chỉ người dựa trên những đặc điểm, tính chất chung mà hình thành nên gọi là khái niệm.
- Trong hai cụm từ : “ Người sống ở nông thôn” và “người sống ở thị thành” thì từ nào là chính? Những từ như vậy các nhà ngôn ngữ khái quát thành từ ngữ chỉ sự vật ( những từ chỉ đồ vật, thực vật, thú vật cũng gọi chung là những từ chỉ sự vật).
- Cụm từ : “ Xảy ra chiến tranh” là một trong những sự việc diễn ra mà người ta có thể nhận thấy. Những từ ngữ như vậy gọi là hiện tượng.
Từ đó, qua những từ ngữ gạch chân ở ví dụ 1 và 2, yêu cầu HS xác định từ ngữ chỉ khái niệm, sự vật và hiện tượng.
* Trong 2 ví dụ trên, nhà thơ Tố Hữu có gọi đúng sự vật, khái niệm, hiện tượng vốn có của nó không? Mà gọi như thế nào?
( Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác)
* “Nông dân, công nhân” với “áo nâu, áo xanh”; “Người sống ở nông thôn, người sống ở thị thành” với “ nông thôn, thị thành”; “Xảy ra chiến tranh” với “đổ máu” có quan hệ như thế nào? ( quan hệ gần gũi, tương cận)
 * So sánh cách biểu đạt của nhà thơ Tố Hữu với cách diễn giải của chúng ta, hãy nhận xét xem cách viết nào hay hơn? Vì sao?
 Cách viết nhà thơ Tố Hữu gọi là hoán dụ. Vậy hãy phát biểu hoán dụ là gì?
	Sau khi học sinh phát biểu và đọc to phần ghi nhớ ở mục I, GV sử dụng tiếp phần giấy rô-ki còn lại để hình thành các kiểu hoán dụ cho HS, cũng bằng hình thức dán các mẫu câu, mẫu đoạn và cách diễn giải tương tự như trên
 3. Kết luận :
	Tóm lại, khái niệm”hoán dụ” được sách giáo khoa trình bày bằng những thuật ngữ chuyên ngành rất cô đúc, giảng để HS hiểu đến nơi đến chốn là cả một vấn đề. Nhưng với ĐDDH này, trong quá trình giảng, GV chỉ cần thao tác lắp ráp những mảnh rô-ki nhỏ đã giúp HS không những chủ động hiểu tường tận được khái niệm mà còn củng cố lại ngữ nghĩa của một số từ ngữ đã học ở bài học trước. Như vậy có ĐDDH, hiệu quả dạy và học sẽ cao hơn mà không mất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa có ĐDDH, lớp sẽ sinh động hơn, hoạt động giữa thầy và trò sẽ đồng bộ, nhịp nhàng, đặc biệt là HS có nhiều thời gian luyện tập thực hành. Và do vậy, HS sẽ hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.
IV. KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC KHI CÓ VÀ BIẾT SỬ DỤNG ĐDDH :
Đối với GV :
- Đảm bảo truyền thụ có hệ thống các kiến thức của bài học một cách chất lượng đúng thời gian quy định.
- Thu hút HS, thu hút người dự.
- Được đánh giá cao trong những tiết thao giảng.
GV trong tổ đạt được nhiều tiết khá giỏi : 17/20 tiết
Giỏi : 7/20 tiết ; Khá 10/20 tiết
 ( Trong khi đó ở năm học 2003 – 2004 : Giỏi là 3/20; Khá 7/20 tiết)
Bản thân tôi đạt 2 tiết giỏi ở kỳ thi GV giỏi tỉnh vừa qua.
Đối với HS :
HS tập trung chú ý tham gia phát biểu xây dựng bài tốt.
HS có nhiều thời gian luyện tập, thực hành, hoạt động nhóm.
Đặc biệt thu hút được đồng thời 3 đối tượng học sinh.
Chất lượng học văn tăng lên :
 + Năm học 2003 – 2004 có 190 HS
 . 1 giỏi huyện
	 . 3 giỏi trường , 30 khá
 + Năm học 2004 – 2005 có : 245 HS
	. 3 giỏi huyện
	. 8 giỏi trường ; 50 khá (5 dân tộc thiểu số)
 	. HS dân tộc thiểu số học khá văn ngày càng tăng, không còn HS học kém và HS yếu từng bước đã có những tiến bộ đáng kể.
	* Tóm lại, sử dụng ĐDDH khi dạy ngữ văn sẽ tạo được sự phấn khích, làm tăng nhiệt tình dạy của thầy và học của trò lên. Vì thế chất lượng dạy và học dần dần sẽ tăng lên.
	Với ĐDDH này, tôi cam đoan HS dù lười học cũng động não, HS dù học yếu cũng tò mò. Tất cả sẽ dán mắt lên bảng chờ đợi từng thao tác của chúng ta đó.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
Với đà phát triển của xã hội về giáo dục, với xu hướng : “ nhìn ra thế giới” và mong ước “ sánh vai với các cường quốc năm châu” theo lời Bác, đang dần trở thành hiện thực thì cách làm và sử dụng ĐDDH này chưa phải là tối ưu. Nhưng trong tình hình khó khăn, thiếu thốn của một số trường về kinh phí và thiết bị như trường tôi (ở vùng dân tộc thiểu số ) thì cách làm và dử dụng ĐDDH này là vô cùng cần thiết và hữu hiệu.
ĐDDH sẽ nâng cao chất lượng day và học đáp ứng tích cực yêu cầu của Bộ không những đối với các môn khoa học tự nhiên mà còn đối với các môn khoa học xã hội nữa. Do vậy muốn có ĐDDH đầy đủ và phong phú thì không thể không nói đến tự làm ĐDDH./.
Chú thích :
(1) Trích điều 6 mục 1 về yêu cầu xây dựng chương trình giáo dục trang 11 
 trong sách tài liệu : “ Chương trình trung học sơ sở môn ngữ văn”
(2) Xem trang 1 phần a ( vật dụng) ở gạch đầu dòng thứ 4
(3) Khi sử dụng keo con voi cần cẩn thận không để dính tay, thao tác xịt keo : 
 xịt một phần ở phía trên miếng dán xé, sau đó cầm nghiêng cho keo chảy 
 đều xuống và in nhanh vào vị trí đã xác định ở tờ và các mảnh rô ki.
(4a, 4b) : Một phần của mục 1.3 về mục tiêu kiến thức trang 14 trong sách tài 
 liệu “ Chương trình trung học cơ sở môn ngữ văn”
(5) Không cần ghi trên tờ rô ki trong thực tế vì đây là những số liệu để dễ diễn 
 giải trong đề tài này.
(6) Đã làm trước ở nhà
- Ở mặt sau các mảnh rô ki nhỏ này, từng mảnh đã có đôi miếng dán xé B 
 dính chặt vào hai vị trí xác định.
 (7) Giao tiếp hoá trong giảng dạy : Chuyển quá trình trình bày của GV thành 
 những cuộc đàm thoại dài ngắn khác nhau giữa giáo viên và HS; giữa HS 
 với nhau.
 (8) Chưa cần đóng khung ở phần dưới, vì từ phần này trở xuống còn sử dụng 
 tiếp để hình thành “các kiểu hoán dụ” cho HS

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ngu van 9 lam va su dung DDDH.doc