Luyện đề theo từng văn bản Ngữ văn 9

Luyện đề theo từng văn bản Ngữ văn 9

Đoàn thuyền đánh cá

 (Huy Cận)

ĐỀ SỐ 1

1. Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

2. Chép lại theo trí nhớ 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá.

a) Phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh thơ Mặt trời xuống biển và Mặt trời đội biển. Bình luận tính chính xác của hai từ xuống và đội.

b) Trong hai đoạn thơ này, tác giả diễn tả tâm trạng của ai ? Đó là tâm trạng gì ?

1. BÀI VĂN (THAM KHẢO)

 Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời". Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.

 Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

 Giới thiệu một ngày sắp kết thúc, sự vật bắt đầu nghỉ ngơi sau hành trình 12 giờ mệt mỏi. Thế nhưng với con người làm nghề đánh cá thì lại khác, dấu hiệu mặt trời xuống biển mở ra một sự bắt đầu với Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Đánh cá trên biển là công việc nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà những người đánh cá "lại" ra khơi với một tinh thần sảng khoái, tràn trề niềm vui, phấn chấn :

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Tiếng hát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc và nó trở thành âm thanh chủ đạo trong bài thơ:

 - Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng

 - Ta hát bài ca gọi cá vào

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 699Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện đề theo từng văn bản Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LuyƯn ®Ị theo tõng v¨n b¶n Ng÷ v¨n 9
Đoàn thuyền đánh cá 
 (Huy Cận)
ĐỀ SỐ 1
1. Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
2. Chép lại theo trí nhớ 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá.
a) Phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh thơ Mặt trời xuống biển và Mặt trời đội biển. Bình luận tính chính xác của hai từ xuống và đội.
b) Trong hai đoạn thơ này, tác giả diễn tả tâm trạng của ai ? Đó là tâm trạng gì ?
1. BÀI VĂN (THAM KHẢO)
 Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời". Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.
	Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Giới thiệu một ngày sắp kết thúc, sự vật bắt đầu nghỉ ngơi sau hành trình 12 giờ mệt mỏi. Thế nhưng với con người làm nghề đánh cá thì lại khác, dấu hiệu mặt trời xuống biển mở ra một sự bắt đầu với Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Đánh cá trên biển là công việc nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà những người đánh cá "lại" ra khơi với một tinh thần sảng khoái, tràn trề niềm vui, phấn chấn : 
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Tiếng hát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc và nó trở thành âm thanh chủ đạo trong bài thơ:
 	 - Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng
	- Ta hát bài ca gọi cá vào
 Tác giả miêu tả những con cá, những đàn cá gợi nên bức tranh sinh động về biển cả. Hình ảnh đàn cá lóng lánh màu sắc như một bức tranh sơn mài.
 Giữa khung cảnh mênh mông, rộng lớn, hình ảnh người lao động xuất hiện với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả, làm chủ công việc của mình. Hình ảnh thật khỏe khoắn, rắn chắc :
	Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
 Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
	Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã tô đậm lên hình ảnh những người lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ trụ và hòa nhập với khung cảnh trời nước bao la :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
 Trên cái không gian bát ngát của trăng, gió, trời, biển ấy, hình ảnh con người mới xuất hiện với chiều kích của không gian. Đó chính là bởi niềm vui hăng say lao động, làm giàu cho Tổ quốc.
 Công việc nặng nhọc của người lao động đánh cá đã trở thành bài ca lạc quan, nhịp nhàng cùng thiên nhiên: 
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
 Tiếng hát bay bổng, chứa chan tình cảm. Bóng trăng xô sóng nước như gõ vào mạn thuyền. Cái hiện thực đã được bút pháp lãng mạn chắp cánh làm đẹp thêm công việc đánh cá của người lao động. Con người lao động hoà vào thiên nhiên, cất baìo ca giữa thiên nhiên. Bài thơ kết thúc với cảnh rạng đông khi đoàn thuyền quay trở về: 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
 Cuối câu thơ đậm bức tranh sống động, hấp dẫn về thành quả của người lao động. Sau một đêm làm việc vất vả, mệt nhọc, khẩn trương nay họ đã về bến với hình ảnh mắt cá huy hoàng cá phơi dài muôn dặm.
 Đoàn thuyền đánh cá là khung cảnh lao động đầy khí thế của những con người mới, của cuộc sống mới những tháng ngày hăng say xây dựng CNXH. Bài thơ là bài ca yêu nghề, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu sự nghiệp xây dựng đất nước của những người lao động. Với bút pháp lãng mạn và cảm hứng không gian quen thuộc, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một bài thơ hay của thơ ca hiện đại sau cách mạng Tháng Tám.
2. BÀI VĂN (THAM KHẢO)
Khổ thơ đầu : 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Khổ thơ kết :	 
	 	Câu hát căng buồm với gió khơi
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
	Mặt trời đội biển nhô màu mới
	Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
 a) Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, lấy cảm hứng từ cuộc sống lao động đánh cá trên biển Hòn Gai vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Trong bài thơ này tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh đẹp, kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ, đặc biệt là hình ảnh "mặt trời xuống biển" và "mặt trời đội biển" ở khổ thơ đầu và khổ thơ kết. Đây là hai hình ảnh nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên thành công của bài thơ.
 	"Mặt trời xuống biển" và "Mặt trời đội biển" là hai không gian, thời gian gắn liền với hoạt động của đoàn thuyền đánh cá. Đoàn thuyền xuất phát khi biển vào đêm, lúc vũ trụ nghỉ ngơi là lúc con người hoạt động. Đoàn thuyền trở về khi một ngày mới xuất hiện trên biển, con người lao động thật hăng say, nâng lên tầm vóc vũ trụ.
Từ "xuống" rất chính xác, diễn tả cảnh mặt trời lặn, nhưng là xuống biển, tức là đoàn thuyền xuất phát từ đảo xa bờ, không có bóng dáng đất liền, chỉ có bốn bề là biển mênh mông. Còn từ "đội" ở phần kết cũng rất chính xác vì diễn tả cảnh bình minh trên biển, mặt trời như được mọc lên từ biển, xuyên qua biển, tạo nên bình minh rực rỡ. Hai hình ảnh này có ý nghĩa diễn tả đoàn thuyền lênh đênh trên biển, như thách thức biển khơi.
 b) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là tiếng hát lãng mạn, hăng say lao động trên biển. Cái tôi trữ tình của nhà thơ hòa vào cái ta chung để diễn tả tâm trạng của những con người lao động mới xây dựng miền Bắc XHCN. Đó là cái chất hào hùng không còn phải cúi mình trước biển khơi. Bài thơ đem đến một cảm hứng lạc quan, khắc tạc tư thế chiến thắng của con người. Họ lao mình vào biển và đêm trở về trong ánh hào quang. Họ là những con người làm chủ thiên nhiên, làm nên những kì tích. 
ĐỀ SỐ 2
1. Hãy chọn một số câu thơ có giá trị nghệ thuật độc đáo trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để viết một bài văn có tiêu đề: Những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạn
2. Viết lời bình cho khổ thơ sau đây :
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
	(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
1. BÀI VĂN (THAM KHẢO)
 Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là bài ca tuyệt đẹp của con người lao động mới hăng say, khỏe khoắn giữa thiên nhiên kì ảo. Gam màu chủ yếu của bức tranh thơ này là màu sáng lóng lánh. Để rồi, khi đọc thi phẩm ta cảm tưởng lạc vào đêm hoa đăng chiến thắng trên biển - hào hùng, tráng lệ và lãng mạn.
Như bao bài thơ khác của Huy Cận, thiên nhiên xuất hiện trong Đoàn thuyền đánh cá thật quen thuộc : mặt trời, trăng, sao, gió, mây... Tuy nhiên, bằng cái nhìn của thi sĩ XHCN, đi giữa miền Bắc hòa bình với ngòi bút miêu tả theo phong cách ấn tượng đầy tài năng ở bài thơ này, thiên nhiên đã trở nên chân thực, sống động mà tráng lệ, rực rỡ kì vĩ, lớn lao mà tinh tế. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên ấy, con người hiện lên khoáng đạt, lãng mạn, tin yêu cuộc sống và tinh thần hăng hái lao động. Đặt mình vào tư cách con người lao động trên biển khơi mênh mông, Huy Cận đã lắng nghe được sự hòa hợp tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.
Bài thơ miêu tả hành trình ra khơi và trở về trong thắng lợi của đoàn thuyền đánh cá gắn với hình ảnh mặt trời tráng lệ : "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" - "Mặt trời đội biển nhô màu mới". Trong câu thơ đầu tác giả sử dụng hình ảnh ví von vô cùng biểu cảm, giàu sức gợi và chuẩn xác. Khi mặt trời xuống biển là lúc có hình dáng quả cầu đỏ sẫm. Những tia sáng phản chiếu dưới mặt nước, lung linh như hoa lửa. Vẫn mang nét tráng lệ, nhưng khác với hình ảnh mặt trời hoàng hôn ở phần đầu bài thơ, hình ảnh mặt trời ở cuối bài thơ lại là linh hồn của bình minh và đồng hiện cùng với sự cập bến đầy tốt lành của đoàn thuyền đánh cá. 
Hình ảnh bao quát bài thơ cho ta cảm giác về vũ trụ bao la thơ mộng. Đó là mối quan hệ tương hợp giữa con người với thiên nhiên trong lao động, với mặt trời tráng lệ, với đêm trăng huyền ảo, với mây trời, sóng nước và với cá - sinh lực, tinh lực của biển.
Những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạn trong bài chủ yếu là những hình ảnh miêu tả trực tiếp thiên nhiên nhưng đã gián tiếp làm rõ vẻ đẹp khỏe khoắn, khoáng đạt, tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình của con người. Chúng ta hãy đọc những vần thơ : 
 ... Câu hát căng buồm cung gió khơi 
	 ... Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
	 ... Ta hát bài ca gọi cá vào 
	 ... Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long
Hàng loạt các hình ảnh thiên nhiên hiện ra cùng với hoạt động và tiếng hát của con người cùng đưa con thuyền lao động tiến vào trùng dương. Trăng, sao, điểm tô cho bức vẽ con người xông pha vào đại dương bao la thêm phơi phới hơn. Nhịp điệu lao động của con người đã mang nhịp thiên nhiên, vũ trụ một cách nhịp nhàng, hài hòa. Trong bài thơ : trời, mây, biển cả được tráng lệ hóa để mang hồn lao động, con người lao động được cao cả hóa để mang tầm vũ trụ. 
Gấp trang thơ của Huy Cận lại, những hình ảnh thơ tráng lệ và lãng mạn vẫn còn mãi trong trí tưởng tượng của chúng ta. Với cách sử dụng màu sắc, với cách vận dụng các thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa và thậm xưng, Huy Cận đã sáng tạo nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa. Một không gian tráng lệ tràn ngập niềm vui và câu hát, một rạng đông trên biển và một rạng đông trong lòng người, vì đối với Huy Cận "Trời mỗi ngày lại sáng" va ... gười lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một hóa thân khác. Họ là những thanh niên học sinh đã qua 20 năm dưới mái trường Miền Bắc đi chiến đấu, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Người chiến sĩ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cũng như Đồng chí vẫn cùng bốn phương hội tụ, nhưng với tất cả sự trong sáng, hồn nhiên, vô tư. Họ, những người chiến sĩ lái xe, những chiếc xe từ trong bom đạn : đã về đây họp thành tiểu đội : Không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe... Bởi vì : Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Nên phải chịu bao gian khổ : gió, bụi, mưa xối xả song :
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ của Phạm Tiến Duật có cái tên chung là ta, chúng ta. Tất cả đều là đồng chí : trẻ, khỏe, dũng cảm bất chấp nguy hiểm. Không có kính không phải vì xe không có kính / bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Nhưng : Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.../Bụi phun tóc trắng... cười ha ha / Mưa tuôn... mau thôi / Gặp bè bạn... kính vỡ rồi / Họ không cần nhiều tìm hiểu, không cần phải đồng cảnh ngộ, với họ từ trong bom rơi... họp thành tiểu đội. Nếu hình ảnh người chiến sĩ trong bài Đồng chí là một bức tượng đài : Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo thì người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là một phù điêu những khuôn mặt trai trẻ, hồn nhiên. Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là hai tiêu điểm trong các tiêu điểm của hình tượng người lính - Anh bộ đội Cụ Hồ mà thơ ca dựng lên từ 30 năm chiến đấu gian khổ đến ngày toàn thắng 1975.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân 
ĐỀ SỐ 13
Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (chủ yếu từ khi ông nghe tin làng theo giặc chở đi).
BÀI VĂN THAM KHẢO
 “Làng” (Kim Lân) thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên diễn biến sự việc mà chú trọng miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, từ đó làm nổi rõ tình yêu làng thống nhất trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.
Là một người nông dân suốt cuộc đời sống ở quê, gắn bó máu thịt với từng nếp nhà, thửa ruộng..., vì giặc ngoại xâm ông Hai phải đi tản cư nhưng lòng vẫn không thôi đau đáu về quê, ông bày tỏ nỗi nhớ, tình yêu quê của mình trong những câu chuyện hàng ngày.
Cũng vì quá yêu làng, tự hào về làng, ông lại càng chua xót, tủi khổ hơn khi nghe cái tin làng ông làm Việt gian theo Tây mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên. Tin đó quá đột ngột khiến ông Hai sững sờ “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...”. Trong điều kiện, hoàn cảnh lúc này, ông không thể biết được tin này thực hư ra sao. Nhưng những người tản cư đã kể quá rành rọt, họ còn khẳng định “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin, nên càng khiến ông đau buồn, khổ sở. Tin ấy không chỉ làm cho ông cảm thấy đau về thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh , day dứt tinh thần. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn cứ dõi theo “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó !... Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!” khiến ông đau đớn, xấu hổ “cúi gằm mặt xuống mà đi”.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, cảm thấy tủi thân, nước mắt cứ giàn ra. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư ?...” Tin hay không tin ? Ông ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm ? Nhưng rồi nghĩ rằng “người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy”. Suốt cả ngày sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp, lắng tai nghe ngóng động tĩnh bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy...”. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề, biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật, sự sợ hãi ám ảnh tâm trạng ông Hai.
Càng yêu làng, tự hào về làng, thì khi làng theo Tây càng tỏ nỗi đau, nỗi nhục ở ông Hai. Cái đau, cái nhục ấy cũng chính là lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai. Bao nhiêu ý nghĩ ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu óc ông, đẩy ông Hai vào tình huống phải lựa chọn “hay là quay về làng ?”, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Tình yêu quê và tình yêu Tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Cuối cùng ông đã lựa chọn “Không thể được ! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đối với người nông dân thuần phác ấy, tình yêu nước rộng lớn, hướng về kháng chiến, cụ Hồ đã bao trùm lên tình yêu quê.
Nỗi lòng đó của ông được trút vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ: “Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”; “Thế con ủng hộ ai ?”... Phải chẳng, cũng chính là lời ông Hai tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng. Ông Hai bày tỏ nỗi lòng sâu xa, chân thành của người nông dân với quê, với Tổ quốc, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ.
Tình yêu làng, lòng tin ở làng, cùng với nỗi day dứt, đau khổ lo lắng đã được giải toả ở tình huống cuối cùng của câu chuyện. Đó là việc ông chủ tịch làng Dầu lên cải chính cái tin làng Dầu đi làm Việt gian. Bao sung sướng, hạnh phúc, tự hào về làng trở về với ông Hai. Trên khuôn mặt buồn thiu mọi ngày bỗng rạng rỡ lên. Mặc dù biết Tây nó đốt cả nhà mình mà ông không xót xa. Cái dáng vẻ “lật đật” đi đâu cũng múa tay lên mà khoe tin ấy, tưởng như không bình thường nhưng hoàn toàn chân thực. Ông Hai đã quên sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của quê hương đất nước. Tình yêu làng của ông đã mở rộng hoà trong tình yêu nước.
Thành công của Kim Lân là diễn tả diễn biến tâm lý cụ thể ở một con người - ông Hai, mang tình cảm chung của người nông dân Việt Nam đối với làng, với nước. Bên cạnh đó, truyện để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi chính cảm xúc, khát khao, vui buồn của nhà văn, tạo dư âm vang vọng cho tác phẩm.
ĐỀ SỐ 14
Vẻ đẹp tâm hồn người nông dân Việt nam trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
a) Đảm bảo bài viết là một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hợp lí ; có cách diễn đạt trong sáng, gãy gọn, gợi cảm ; không mắc lỗi diễn đạt và chính tả. 
 b) Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. 
 c) Phân tích, đánh giá được vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai - người nông dân Việt Nam, trong truyện ngắn “Làng".
- Xác định vẻ đẹp tâm hồn chính là vẻ đẹp của tình yêu làng quê, tình yêu đất nước, trung thành với cách mạng, kháng chiến của ông Hai. 
- Trước cách mạng, ông Hai là người luôn gắn bó, tự hào về làng chợ Dầu quê ông, tuy nhiên tình cảm đó còn có những hạn chế do chưa được giác ngộ. Bên cạnh niềm tự hào chính đáng về quê hương giàu đẹp, được biểu hiện qua thói khoe làng của ông (nêu được dẫn chứng và phân tích). Đặc biệt ông còn khoe về cái sinh phần viên tổng đốc làng ông, điều này khi được giác ngộ ông thấy chỉ đáng thù nó vì nó đã làm cho ông và dân làng ông khổ. 
- Sau cách mạng, lòng yêu làng của ông Hai tiếp tục được phát triển, hoà nhập với lòng yêu nước, yêu cách mạng, trung thành với kháng chiến, với lãnh tụ :
+ Khi buộc phải xa làng đi tản cư vì hiểu đi tản cư cũng là kháng chiến, ông Hai luôn nhớ về làng và càng hay khoe làng nhưng ông đã khoe khác (học sinh nêu được dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng ấy, chú ý thái độ khi khoe làng và nội dung lời khoe của ông Hai). 
+ Ông Hai vô cùng đau khổ, tủi hổ khi đột ngột nghe tin làng ông theo giặc từ người đàn bà tản cư ở dưới xuôi lên. Phân tích diễn biến tâm lí của ông Hai được tác giả miêu tả hết sức cụ thể nhưng tinh tế từ lúc mới nghe tin, lúc trở về nhà. 
+ Phân tích được nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành nỗi sợ hãi trong ông Hai. 
+ Trong lúc lâm vào tình thế đau khổ, bế tắc cùng cực ông Hai càng bộc lộ lòng yêu làng, yêu nước của mình. 
Khi nghe tin làng theo giặc trong ông diễn ra cuộc xung đột nội tâm sâu sắc: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình yêu làng, tuy nhiên dù xác định như vậy ông vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng, và điều này càng làm ông đau khổ. (dẫn chứng và phân tích). 
Khi mụ chủ nhà biết tin, rơi vào tình thế cùng đường, ông càng bộc lộ rõ tình yêu đất nước. Ông không biết đi đâu, ông cũng không muốn trở về làng vì về làng là chịu quay lại làm việt gian cho thằng Tây... Chú ý phân tích làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai với tư cách công dân bằng cách so sánh đối chiếu với người nông dân trước cách mạng ; chú ý phân tích đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm hết sức chân thực thể hiện một cách cảm động tình yêu làng quê - yêu đất nước, trung thành với cách mạng, kháng chiến của ông Hai. 
+ Ông Hai vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi nghe tin cải chính. Ông trở lại vui vẻ, linh hoạt như xưa, lại đi khoe cái tin ấy khắp mọi nơi cùng với tin nhà ông bị giặc đốt trụi. 
- Ông Hai đau khổ hạnh phúc... cuộc sống của ông đều gắn liền với làng quê, đất nước của mình. Ở ông tình yêu làng đã thống nhất, hoà nhập với lòng yêu nước, yêu cách mạng. Vẻ đẹp trong tâm hồn ông chính là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Vẻ đẹp đó kế thừa và phát huy vẻ đẹp, giá trị truyền thống của dân tộc được Đảng và Bác Hồ giác ngộ đưa lên một tầm cao mới, tạo nên giá trị mới, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN ON THI THPT CAP TOC.doc