I. Mục đích yêu cầu:
Chứng minh tính chất hoá học của oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
II. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất:
Giáo viên: - Dụng cụ: 01 khay nhựa, giá thí nghiệm, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ.
- Hoá chất: Bột CuO, dung dịch HCl.
Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị một bộ dụng cụ hoá chất như giáo viên.
III. Nội dung thực hành:
A. Câu hỏi chuẩn bị: (2’)
Câu 1: Nêu định nghĩa về oxit bazơ mà em đã được học từ lớp 8? Hãy kể tên 04 oxit bazơ thường gặp?
Trả lời: Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
Ví dụ: Natrioxit: Na2O; Canxioxit: CaO; Đồng(II)oxit: CuO; Sắt(III)oxit: Fe2O3
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC 9 Ngày .. thángnăm 200... Tên thí nghiệm: Oxit bazơ tác dụng với axit Tiết PPCT: 02 - Tên bài dạy: Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại axit. Tổng số điểm (10 điểm) Chuẩn bị (01 điểm) Trật tự (01 điểm) Thao tác (04 điểm) Câu hỏi (02 điểm) Kết quả (02 điểm) I. Mục đích yêu cầu: Chứng minh tính chất hoá học của oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. II. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất: Giáo viên: - Dụng cụ: 01 khay nhựa, giá thí nghiệm, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ. - Hoá chất: Bột CuO, dung dịch HCl. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị một bộ dụng cụ hoá chất như giáo viên. III. Nội dung thực hành: A. Câu hỏi chuẩn bị: (2’) Câu 1: Nêu định nghĩa về oxit bazơ mà em đã được học từ lớp 8? Hãy kể tên 04 oxit bazơ thường gặp? Trả lời: Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ Ví dụ: Natrioxit: Na2O; Canxioxit: CaO; Đồng(II)oxit: CuO; Sắt(III)oxit: Fe2O3, Câu 2: Thế nào là axit? Hãy kể tên 04 axit thường gặp? Trả lời: Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Ví dụ: Axit sunfuric: H2SO4; Axit clohiđric: HCl; Axit nitric: HNO3; Axit photphoric: H3PO4 B. Các bước tiến hành thí nghiệm: (2’) Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1-2ml dung dịch HCl vào, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng. C. Kết quả thực hành: (1’) Bột CuO màu đen bị hoà tan, tạo thành dung dịch màu xanh D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận: (2’) Nhận xét, giải thích hiện tượng, viết PTPƯHH Kết luận CuO đã phản ứng với dd HCl tạo thành dd CuCl2 có màu xanh lam PTHH: CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2 (dd) + H2O(l) Đen xanh lam Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC 9 Ngày .. thángnăm 200... Tên thí nghiệm: Canxioxit tác dụng với nước Tiết PPCT: 03 - Tên bài dạy: Một số Oxit quan trọng Tổng số điểm (10 điểm) Chuẩn bị (01 điểm) Trật tự (01 điểm) Thao tác (04 điểm) Câu hỏi (02 điểm) Kết quả (02 điểm) I. Mục đích yêu cầu: Thông qua thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, học sinh biết được tính chất hoá học của Canxi oxit phản ứng với nước sinh ra chất rắn màu trắng là Canxihiđroxit: Ca(OH)2 tan it trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ. II. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất: Giáo viên: - Dụng cụ: 01 khay nhựa, giá thí nghiệm, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh. - Hoá chất: CaO, nước cất. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị một bộ dụng cụ hoá chất như giáo viên. III. Nội dung thực hành: A. Câu hỏi chuẩn bị: (1’) Câu 1: Nêu ính chất hoá học của oxit bazơ tác dụng với nước? Viết 2 PTPƯHH minh hoạ? Trả lời: Oxit bazơ tác dụng vơi nước tạo thành dung dịch bazơ Ví dụ: Na2O(r) + H2O(l) → 2NaOH (dd) B. Các bước tiến hành thí nghiệm: (2’) Cho một mẫu nhỏ Canxioxit vào ống nghiệm, nhỏ vài giạot nước cất vào. Tiếp tục cho thêm nước cất, dùng đũa thuỷ tinh trộn đều. Để yên ống nghiệm một thời gian. Quan sát nhận xét hiện tượng C. Kết quả thực hành: (1’) Phản ứng toả nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng, ít tan trong nước D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận: (2’) Nhận xét, giải thích hiện tượng, viết PTPƯHH Kết luận CaO đã phản ứng với nước tạo thành Ca(OH)2 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước PTHH: CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2 (r) trắng CaO tác dụng với nước tạo thành Canxihiđroxit: Ca(OH)2 là chất rắn màu trắng, tan it trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
Tài liệu đính kèm: