Mẫu viết sáng kiến kinh nghiệm

Mẫu viết sáng kiến kinh nghiệm

• Trang mục lục

• Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)

• Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

 1. Lí do chọn SKKN.

 2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN.

• Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG CỦA SKKN)

 1. Cơ sở lý luận của vấn đề.

 2. Thực trạng của vấn đề.

 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

 4. Hiệu quả của SKKN.

• Phần thứ ba: KẾT LUẬN

• Tài liệu tham khảo

• Phụ lục (nếu có)

2. Nội dung các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm.

• Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

 a. Lí do chọn SKKN. Tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:

 - Nêu rõ thực trạng (vấn đề) tác giả đã chọn để viết SKKN.

 - Ý nghĩa (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác.

 - Những mâu thuẫn (những bất hợp lý, những điều cần cải tiến sửa đổi ) giữa thực trạng với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.

 - Khẳng định lý do chọn vấn đề để viết SKKN.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu viết sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Cấu trúc cơ bản của một SKKN:
Trang bìa: 
	TÊN ĐƠN VỊ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	- Họ và tên tác giả:
	- Chức vụ:.
	- Tổ chuyên môn:..
	- Trường:...
Yên Bái, tháng năm 
Trang mục lục
Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. Lí do chọn SKKN. 
	2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG CỦA SKKN)
	1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
	2. Thực trạng của vấn đề.
	3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	4. Hiệu quả của SKKN.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục (nếu có) 
2. Nội dung  các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm.
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ       
	a. Lí do chọn SKKN. Tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:
	- Nêu rõ thực trạng (vấn đề) tác giả đã chọn để viết SKKN.
	- Ý nghĩa (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác.
	- Những mâu thuẫn (những bất hợp lý, những điều cần cải tiến sửa đổi) giữa thực trạng với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
	- Khẳng định lý do chọn vấn đề để viết SKKN.
	b. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN.
Phần giải quyết vấn đề (hoặc nội dung sáng kiến kinh nghiệm)
Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, nên trình bày theo 4 nội dung chính sau đây:
- Cơ sở lý luận của vấn đề: trong mục này cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc  nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
- Thực trạng của vấn đề: trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong thực tế của vấn đề đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật  những khó khăn, những mâu thuẫn cần tìm cách giải quyết, cải tiến.
- Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: trình bày thứ tự các biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả  của từng biện pháp hoặc từng bước đó.
- Hiệu quả của SKKN: Đã áp dụng SKKN ở đâu ? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ).
Phần kết thúc vấn đề (hoặc kết luận)
	- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc thực hiện.
	- Nhhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN.
	- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN.
	- Những ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo đề áp dụng SKKN có hiệu quả.
3. Yêu cầu đối với SKKN:
- Phải là kết qủa lao động sáng tạo (hoặc quá trình đúc rút kinh nghiệm) của cán bộ, giáo viên trong quản lý và trong công tác chuyên môn.
- SKKN phải có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.
	- Là những kinh nghiệm tiên tiến trong quản lý, chuyên môn 
	+ Trong quản lý: quản lý tài chính, công đoàn, đoàn thanh niên, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, dạy thêm học thêm, tổ chuyên môn
+ Trong chuyên môn: công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS yếu kém; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn; phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm; đổi mới công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức hoạt động đoàn thể; đổi mới trong việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động của đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử; phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy
	- Tập trung viết về một phân môn của môn học.
	- Có thể SKKN tập trung nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể, một bài cụ thể, ví dụ môn hoá: Ứng dụng CNTT trong dạy và học bài liên kết ion;
	- SKKN về quản lý giáo dục: 
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; 
+ Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường; 
+ Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị; 
+ Đổi mới thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dựng dạy học, phòng thí nghiệm; 
+ Xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập; 
+ Đổi mới trong triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới; 
+ Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú trong nhà trường; đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp	
III. Cách tổ chức và quản lí công tác NCKH và viết SKKN:
1. Lập kế hoạch cho công tác NCKH và viết SKKN:
Kế hoạch phải cụ thể về các mặt:
- Những nội dung nghiên cứu chủ yếu trong năm học;
- Lực lượng nghiên cứu;
- Thời gian triển khai nghiên cứu:
+ Đăng kí tên đề tài, SKKN;
+ Viết đề cương cơ bản của đề tài, SKKN;
+ Viết đề cương chi tiết của đề tài, SKKN;
+ Điều tra khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu;
+ Thống kê kết quả điều tra khảo sát thực trạng, phân tích nguyên nhân;
+ Viết đề tài, SKKN
2. Triển khai công tác NCKH và viết SKKN:
	- Triển khai theo đúng kế hoạch thời gian đã đề ra. Nếu có xê dịch thì cũng không quá lớn, vẫn đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thành đề tài và SKKN. 
	- Về tên, nội dung SKKN có thể cần điều chỉnh nhưng không được thay đổi hoàn toàn, tránh tình trạng viết một SKKN hoàn toàn khác so với lúc đầu đăng kí.

Tài liệu đính kèm:

  • docMAU SANG KIEN KINH NGHIEM.doc