Mở rộng hiểu biết về thơ Hồ Chí Minh

Mở rộng hiểu biết về thơ Hồ Chí Minh

MỞ RỘNG HIỂU BIẾT VỀ THƠ HỒ CHÍ MINH

MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Cung cấp thêm cho học sinh một số bài thơ hay của HCM được Người sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn lao tù đế quốc.

2. HS củng cố, rèn luyện kỹ năng cảm nhận thơ, nhất là thơ Bác: vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa thấm đượm tinh thần thời đại.

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Gv có thể giao công việc sưu tầm cho học sinh về nhà tự tìm hiểu, có thể cho các em tìm thêm các bài thơ đã được Bác viết trong thời gian sống và làm việc tại Pác Bó (Cao Bằng) và các bài đã được ra đời trong thời gian tại chiến khu Việt Bắc (đi thuyền trên sông đáy, Cảnh rừng Việt Bắc, Thượng Sơn.)

 I. Đọc các bài thơ sau của HCM:

1. Nghe tiếng giã gạo 2. Đi đường

Gạo đem vào giã bao đau đớn Đi đường mới biết gian lao

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Sống ở trên đời người cũng vậy Núi cao lên đến tận cùng

Gian nan rèn luyện cũng thành công. Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

3. Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh huyện 4. Không ngủ được

đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh Một canh.hai canh.lại ba canh

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Làng xóm ven sông đông đúc thế Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh. Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mở rộng hiểu biết về thơ Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Mở rộng hiểu biết về thơ Hồ Chí MInh
Mục đích- Yêu cầu:
1. Cung cấp thêm cho học sinh một số bài thơ hay của HCM được Người sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn lao tù đế quốc.
2. HS củng cố, rèn luyện kỹ năng cảm nhận thơ, nhất là thơ Bác: vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa thấm đượm tinh thần thời đại.
Tiến trình thực hiện hoạt động dạy học:
Gv có thể giao công việc sưu tầm cho học sinh về nhà tự tìm hiểu, có thể cho các em tìm thêm các bài thơ đã được Bác viết trong thời gian sống và làm việc tại Pác Bó (Cao Bằng) và các bài đã được ra đời trong thời gian tại chiến khu Việt Bắc (đi thuyền trên sông đáy, Cảnh rừng Việt Bắc, Thượng Sơn...)
	I. Đọc các bài thơ sau của HCM:
1. Nghe tiếng giã gạo	2. Đi đường
Gạo đem vào giã bao đau đớn	 Đi đường mới biết gian lao 
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông	Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Sống ở trên đời người cũng vậy	 Núi cao lên đến tận cùng
Gian nan rèn luyện cũng thành công.	Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
3. Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh huyện	4. Không ngủ được
đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh	 Một canh...hai canh...lại ba canh
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình	Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Làng xóm ven sông đông đúc thế	 Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.	Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
5. Phu làm đường 	6. Cháu bé trong nhà lao Tân Dương
Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi	Oa... !oa.. !oaa... !
Phu đường vất vả lắm ai ơi	Cha trốn không đi lính nước nhà
Ngựa xa hành khách thường qua lại	Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Biết cảm ơn anh được mấy người. 	Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
7. Nửa đêm	8. Cảm tưởng đọc "Thiên gia thi"
Ngủ thì ai cũng như lương thiện	Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền	Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn	Nay ở trong thơ nên có thép
Phần nhiều do giáo dục mà nên.	Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
9. Ngắm trăng	10. Chiều tối
Trong tù không rượu cũng không hoa	Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ	Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ	Cô em xóm núi xay ngô tối
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.	Xay hết lò than đã rực hồng.
	Trả lời các câu hỏi sau.
1. Mười bài thơ trên là bản dịch những bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập thơ nào của Hồ Chí Minh? Được Bác viết năm nào? trong hoàn cảnh nào?
2. Những bài thơ nào trong số đó thể hiện tình yêu mến đối với thiên nhiên của Hồ Chí Minh? Trong hoàn cảnh bị tù đày, thường xuyên bị gông cùm, xiềng xích, thậm chí giải đi bộ hàng "53 cây số một ngày" trong thời tiết khắc nghiệt của mùa thu - đông vùng phương Bắc, chịu chồng chất gian nan, khốn khổ, Bác vẫn viết về thiên nhiên như thế đã gợi cho em có nhận xét gì về Bác?
3. Những bài thơ nào thể hiện tình cảm của Bác dành cho con người? Đó là những tình cảm ra sao? Quên đi cảnh ngộ cũng không ít đau khổ của mình để dành tình cảm cho những người khốn cùng xung quanh, ta gọi đó là tình cảm gì? Em hãy rút ra một vài cảm nhận thấm thía của bản thân về những bài thơ ấy của Bác?
4. Nhận xét về thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết trong bài "Đọc thơ Bác":
Con đọc trăm bài trăm ý đẹp
ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình
Tác giả đã nhắc đến hai đặc điểm nổi bật nào của thơ Hồ Chí Minh? Em hiểu gì về hai đặc điểm đó? Theo em, chúng có thống nhất với nhau hay không? Tại sao?
5. Nhà thơ Tố Hữu lại có cách suy nghĩ khác:
Lại thương nỗi đoạ đầy thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi ! Chân yếu, mắt mờ, tóc bạc...
Mà thơ bay cánh hạc ung dung.
	(Theo chân Bác)
Em hiểu thế nào về những câu thơ trên của Tố Hữu? Qua những câu thơ ấy, ta thấy được nét nổi bật đáng quý trong trong thơ Bác cũng như con người Bác là gì?
6. Trong số những bài thơ trên của Hồ Chí Minh, em tâm đắc với bài nào hơn cả? Hãy nói lên cảm nhận của mình về bài thơ ấy trong đoạn văn biểu cảm ngắn khoảng 10 - 12 câu. 
7. Đọc thuộc lòng những bài thơ trên của Hồ Chí Minh. Em hãy sưu tầm thêm một số bài thơ của Bác trong tập Nhật ký trong tù hoặc những bài thơ Bác viết trong những hoàn cảnh khác.
Gợi ý tổ chức hoạt động:
GV in sẵn các tờ giấy có thơ HCM và các câu hỏi. HS coi đó là tư liệu và bài tập cần thực hành.
Câu 1: GV cung cấp thêm cho HS hiểu biết về tập thơ NKTT của HCM được viết trong thời gian Người bị chính quyền TGT bắt giam tại Quảng Tây TQ, từ 9/1942 – 8/1943
Câu 2: HS rút ra nhận xét về điểm chung của tất cả các bài thơ và thơ HCM nói chung: Tình yêu thiên nhiên, tinh thần cứng cỏi trước thử thách, tư tưởng tích cực, giàu chất triết lý của HCM
Cau 4+5: HS nêu ý hiểu về hai đoạn thơ, nhận thấy sự đánh giá của các nhà thơ khác nhau về vẻ đẹp thơ HCM và con người HCm: chất chiến sỹ và phảm chất thi sỹ; màu acs cổ diẻn và tinh thần thời đại.
Câu 6:HS tự trình bày ý kiến cá nhân. Cũng có thể cho các em lựa chọn theo nhóm, thảo luận để đi đến một cách cảm nhận, cử đại diện của nhóm lên trình bày.
Câu 7: Giao về nhà.
Bồi dưỡng tuần 13 
Luyện tập về Tiếng Việt.
1. TRong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép đẳng lập?
A. Quần áo	B. Giày nón	C. Cảm nhận	D. Sẵn sàng
2. TRong các dòng dưới đây, dòng nào chỉ gồm từ láy?
A. Mênh mông, bát ngát, phất phơ	B. Non nước, phất phơ, loanh quanh
C. Bát ngát, đòng đòng, non nước	D. Phất phơ, xanh xanh, đỡ đần.
3. Câu ca dao nào dưới đây có chứa đại từ số lượng?
A. Ai là cho bể kia đầy	B. Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
C. Ai đi đâu đấy hỡi ai	D. Cô kia cắt cỏ bên sông
4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép Hán Việt đẳng lập?
A. Thiên thư, thạch mã, giang sơn, tái phạm	B. Quốc kỳ, thủ môn, ái quốc, hoa mỹ, 
C. Sơn hà, xâm pạm, giang san, sơn thuỷ	D. Quốc thiều, phi pháp, vương phi, gia tăng
5. Tìm 5 từ ghép Hán Việt đẳng lập và 5 từ ghép Hán Việt chính phụ.
6. Từ Hán Việt không có sắc thái nào trong các sắc thái sau?
A. Sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính	B. Sắc thái tao nhã, tránh cảm giác thô tục.
C. Sắc thái suồng sã, thể hiện sự thân mật	D. Sắc thái cổ, phù hợp không khí xã hội xưa
7. Dòng nào chỉ gồm những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ?
A. Lòng tin của nhân dân, làm việc ở nhà, thân ái với bạn bè
B. Lòng tin của nhân dân, khuôn mặt của cô gái, giỏi về toán
C. Cái tủ bằng gỗ, đến trường bằng ô tô, sách ở trên bàn
D. Tay của nó bẩn, làm việc ở cơ quan, đầu của ông ấy to
8. Sửa lại các câu sau cho đúng:
- Qua việc thảo luận nhóm cho ta thấy còn một sô bài tập chưa giải đúng.
- Về hình thức có thể làm tăng giá trị của nội dung
- Bài ca dao chỉ đúng xã hội xưa, còn xã hội nay thì không phù hợp.
- Nhờ cố gắng học tập nhưng nó đạt thành tích chưa cao.
- Dù nó không cẩn thận nên nó đã làm giây mực vào bài.
9. Từ nào không đồng nghĩa với từ nhà thơ?
A. thi gia	B. thi sĩ	C. thi nhân	D. nhà báo
10. Nhận xét về cái hay của từ Cố hương trong câu thơ "đê đầu tư cố hương" (Lý Bạch)
11. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ đồng âm?
A. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông	B. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi
C. đảng phái, đảng viên, đảng phí	D. đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.
12. Thành ngữ khác tục ngữ ở điểm cơ bản nào?
A. Do từ cấu tạo nên	B. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
C. Trong cấu tạo từ có yếu tố ngữ	D. Một bên là đơn vị lời nói, một bên là đơn vị tác phẩm.
13. Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiênlàm trĩu thân lũa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
a. Đoạn văn viét về điều gì?
A. Cảm xúc về cội nguồn của Cốm	B. Hương sen và thóc nếp
C. Cơn gió mùa hạ	D. Khả năng đánh hơi của bạn
b. Theo em, đoạn văn trên giàu chất thơ vì đâu?
A. Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm lá sen nên rất tự nhiên.
B. Lời văn giàu hình ảnh, gợi hương vị, cảm giác 	C. Giọng văn êm ái, câu văn xuôi có nhạc điệu
D. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh và nhạc điệu.
c. Dựa vào cách diễn đạt của Thạch Lam, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu về hoa phượng.
1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
..."Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yeu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buòn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch tren một số đường còn nhiều cây xanh che chở."
	(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
1. Các diễn đạt trong đoạn văn trên có gì đặc sắc?
2. Tìm một câu văn nêu ý chính của đoạn.
3. Viết đoạn văn có bốn câu theo mô hình đoạn văn trên với nội dung tự chọn.
II. Chọn một trong các từ, cụm từ rung rinh, tim tím, ngơ ngác, lắc lư, chòng chành. mỏng manh điền vào chỗ trống trong các ví dụ sau cho hợp lý và tăng giá trị biểu cảm:
A. Chim hót (...) cành khế
Hoa rơi tím cả cầu ao
Mấy chú rô ron (...)
Tưởng trời đang đổ mưa rào
(Ghi ở bờ ao - Trần Đăng Khoa)
Mùa khế ra hoa. Từng chùm hoa(...), (...) theo chiều gió. Những cánh hoa (...) , rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên chỉ thấy đâu đây đầy những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa (...), cánh hoa lại hoà mình với màu tím của nước chiều.
	(Hoa khế - Phạm Vũ)
III. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 ..."Nhưng tôi yêu nhất mùa xuân là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."	(Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng)
1. Nhận xét về nội dung và giá trị biểu cảm của hai cách diễn đạt:
- Nhuỵ vẫn còn phong	- Nhuỵ vẫn chưa nở
2. Có ý kiến cho rằng: từ man mác trong câu không chỉ miêu tả mùi hương nhẹ, thanh, lan toả mà còn gợi đến một tâm trạng. ý kiến của em thế nào?
IV. Đoạn thơ sau có những gì đặc sắc trong diễn đạt? Em hãy nêu cảm nghĩ của em về giá trị biểu cảm của đoạn thơ qua cách diễn đạt ấy?
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
	("Sau phút chia ly" - Chinh phụ ngâm )
V. Thơ ca là tiếng nói của tình cảm con người mà phong phú và sâu sắc nhất chính là tình cảm yêu nước. 
Dựa vào những bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, em hãy chứng minh nhận xét trên.
Yêu cầu:
1. Tìm hiểu đề.
2. Xác định các luận điểm lớn nhỏ cho bài viết và chỉ ra những dẫn chứng cần sử dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap nang cao ve HCM.doc