Một hướng dạy học biện pháp tu từ trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS

Một hướng dạy học biện pháp tu từ trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Từ trước đến nay việc dạy và học các biện pháp tu từ cho học sinh THCS vẫn được cả SGK cũ và mới lưu ý tới. Điều đó thể hiện một tầm quan trọng của các biện pháp tu từ đối với quá trình sử dụng ngôn ngữ và nhận thức ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ văn chương của học sinh.

 Theo PPCT Ngữ văn bậc THCS mới, các biện pháp tu từ sẽ được dạy-học ở 10 bài, tương ứng với 10 tiết. Trong đó ở lớp 6: 4 tiết, lớp 7: 3 tiết; lớp 8: 3 tiết.

 Tuy thời lượng so với cả chương trình là không nhiều song việc hiểu được giá trị cũng như cách sử dụng các biện pháp tu từ có tác dụng rất lớn đối với việc học tập ngữ văn của học sinh. Nó giúp ích nhiều cho việc học phân môn Văn và Tập làm văn của các em. Vì hiểu được các biện pháp tu từ, học sinh sẽ hiểu được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ văn chương. Đồng thời có thể biết cách sử dụng chúng vào mục đích diễn đạt của mình. Điều này thể hiện được tính tích hợp theo quan điểm của chương trình mới. Từ phân môn Tiếng việt sẽ giúp học sinh học tốt hơn phân môn Văn bản và Tập làm văn. Cũng từ đây học sinh có nhiều hứng thú học tập. Các em sẽ thích học Tiếng Việt hơn, không coi Tiếng Việt là phân môn khó và khô cứng nữa. Từ đó việc học tập của các em sẽ đạt kết quả cao hơn, không chỉ riêng với phân môn Tiếng Việt mà cả bộ môn Ngữ văn nói chung.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

 Để thực hiện tốt việc dạy-học các biện pháp tu từ trong điều kiện hiện nay, tôi xin đề xuất một số cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu, phát hiện, phân tích và sử dụng các biện pháp tu từ.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1049Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một hướng dạy học biện pháp tu từ trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th viện SKKN của Quang Hiệu 
Một hướng dạy học biện pháp tu từ 
trong sách giáo khoa ngữ văn THCS.
A. Đặt vấn đề.
Từ trước đến nay việc dạy và học các biện pháp tu từ cho học sinh THCS vẫn được cả SGK cũ và mới lưu ý tới. Điều đó thể hiện một tầm quan trọng của các biện pháp tu từ đối với quá trình sử dụng ngôn ngữ và nhận thức ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ văn chương của học sinh. 
	Theo PPCT Ngữ văn bậc THCS mới, các biện pháp tu từ sẽ được dạy-học ở 10 bài, tương ứng với 10 tiết. Trong đó ở lớp 6: 4 tiết, lớp 7: 3 tiết; lớp 8: 3 tiết.
	Tuy thời lượng so với cả chương trình là không nhiều song việc hiểu được giá trị cũng như cách sử dụng các biện pháp tu từ có tác dụng rất lớn đối với việc học tập ngữ văn của học sinh. Nó giúp ích nhiều cho việc học phân môn Văn và Tập làm văn của các em. Vì hiểu được các biện pháp tu từ, học sinh sẽ hiểu được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ văn chương. Đồng thời có thể biết cách sử dụng chúng vào mục đích diễn đạt của mình. Điều này thể hiện được tính tích hợp theo quan điểm của chương trình mới. Từ phân môn Tiếng việt sẽ giúp học sinh học tốt hơn phân môn Văn bản và Tập làm văn. Cũng từ đây học sinh có nhiều hứng thú học tập. Các em sẽ thích học Tiếng Việt hơn, không coi Tiếng Việt là phân môn khó và khô cứng nữa. Từ đó việc học tập của các em sẽ đạt kết quả cao hơn, không chỉ riêng với phân môn Tiếng Việt mà cả bộ môn Ngữ văn nói chung.
B. Giải quyết vấn đề.
	Để thực hiện tốt việc dạy-học các biện pháp tu từ trong điều kiện hiện nay, tôi xin đề xuất một số cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu, phát hiện, phân tích và sử dụng các biện pháp tu từ.
I. Cách kiểm tra bài cũ để hướng vào nội dung bài học.
	Kiểm tra bài cũ là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học. Nên có những hình thức kiểm tra linh hoạt, hợp lý, vừa thể hiện được phương pháp dạy học mới và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Có thể sử dụng bảng phụ, ra bài tập dưới dạng trắc nghiệm để học sinh vừa củng cố, rèn luyện kỹ năng phát hiện, phân tích biện pháp tu từ, đồng thời có thể khái quát lại những kiến thức đã học. Cách này đặc biệt có tác dụng đối với các tiết đã được học ở một số biện pháp tu từ trước đó.
* Ví dụ: Với bài "Điệp ngữ" (tiết 55, Ngữ văn 7 tập 1) Giáo viên có thể kiểm tra như sau:
- Giáo viên treo 2 bảng phụ lên bảng, học sinh lên làm bài tập.
Bảng phụ 1:
- Yêu cầu: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng:
1. Biện pháp tu từ là nghệ thuật dùng từ, đặt câu làm cho lời văn hay hơn, bay bổng, gợi hình, gợi cảm.
Theo em, đó là ý kiến:
A. Đúng
B. Sai
2. Em đã được học mấy biện pháp tu từ (Hãy kể tên)
A. Một	 
B. Hai.	 
C. Ba. 
D. Bốn 
Bảng phụ 2:
Yêu cầu: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng.
Cho hai câu thơ “Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu trên?
 A. ẩn dụ.
 B. So sánh.
 C. Hoán dụ.
 D. Nhân hóa.
Sau đó cho hai học sinh nhận xét hai bài làm.
Cách kiểm tra bài cũ này sẽ giúp học sinh tự ôn lại kiến thức đã học. Từ đó biết vận dụng chúng vào việc học bài mới.
II. Cách tìm hiểu khái niệm.
1. Biện pháp tu từ là gì?
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được khái niệm biện pháp tu từ ngay khi dạy bài đầu tiên về biện pháp tu từ. 
Biện pháp tu từ là nghệ thuật dùng từ, đặt câu làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, gợi hình, gợi cảm. 
Giáo viên cần chú ý cho học sinh lưu ý đến tác dụng của chúng khi sử dụng từ ngữ.
* Ví dụ: So sánh hai cách diễn đạt sau:
Cách 1: “Bác Hồ mái tóc bạc.
 	 Đốt lửa cho anh nằm”.
Cách 2: “Người cha mái tóc bạc.
	 Đốt lửa cho anh nằm”.
Trong hai cách diễn đạt trên cách nào hay hơn? Vì sao? 
Từ đó giáo viên sẽ nhấn mạnh thêm về tác dụng: Biện pháp tu từ làm cho lời văn thêm chau chuốt, bóng bẩy, giàu hình ảnh, gợi cảm.
2. Cách tìm hiểu các biện pháp tu từ cụ thể.
Với mỗi biện pháp cần nắm được khái niệm và hiểu được tác dụng của nó. Thông thường chúng ta tìm hiểu biện pháp tu từ bằng cách cung cấp dữ liệu có biện pháp tu từ. Sau đó yêu cầu học sinh tiếp cận, tìm hiểu để xác định được biện pháp tu từ đó. Nên cung cấp cho các em nhiều ví dụ và cho các em phân tích được tác dụng của biện pháp đó. Từ đó, học sinh sẽ thấy được việc sử dụng biện pháp tu từ giúp cho lời văn diễn đạt hay hơn.
* Ví dụ: Tìm hiểu khái niệm: ẩn dụ là gì?
Cho khổ thơ: “Anh đội viên nhìn Bác
 	 Càng nhìn lại càng thương.
 	 Người Cha mái tóc bạc
 	 Đốt lửa cho anh nằm”
? Cụm từ “Người Cha” được dùng để chỉ ai?
Vì sao có thể ví Bác Hồ với “Người Cha ” như vậy?
Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, Bác Hồ đã có những hành động nào thể hiện phẩm chất như một Người Cha?
Cách gọi đó thể hiện tình cảm gì của nhà thơ đối với Bác?
Giáo viên khái quát lại các ý học sinh trả lời.
Cách hỏi như vậy người ta gọi là Biện pháp tu từ ẩn dụ.
Vậy em hiểu thế nào là ẩn dụ, ẩn dụ có tác dụng gì?
- Học sinh rút ra kết luận: ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng gọi tên sự vật khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Sau đó có thể giúp học sinh hiểu sâu hơn về tác dụng của ẩn dụ bằng cách so sánh như ở phần II.1 hoặc cho học sinh làm bài tập 1 phần luyện tập (Ngữ văn 6 Tập 2 trang 69).
Hoặc với biện pháp tu từ nhân hóa cũng có thể tìm hiểu như sau:
* Ví dụ: Tìm hiểu khái niệm: Nhân hóa là gì? 
- Học sinh đọc khổ thơ: 
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến hành quân
Đầy đường...”
(“Mưa”- Trần Đăng Khoa)
Bầu trời được gọi là gì?
Từ “Ông” thường được dùng để gọi đối tượng nào?
Cách gọi như vậy có tác dụng gì? 
Các hoạt động “Mặc áo giáp”, “Ra trận” là hoạt động của đối tượng nào, nay dùng để làm gì? Tác dụng của nó.
Ngoài ra trong khổ thơ còn dùng những từ ngữ nào để miêu tả cây mía, tả kiến? Tác dụng của chúng?
- Giáo viên kết luận: ở khổ thơ trên tác giả đã biến các sự vật không phải là người trở lên có đặc điểm, tính chất, hoạt động như con người, khiến cho chúng trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, gần gũi với con người hơn. Cách dùng từ như vậy được gọi là nhân hóa.
- Sau đó cho học sinh so sánh hai cách diễn đạt.
+ “Ông trời mặc áo giáp đen” với “Bầu trời đầy mây đen”. 
+ “Muôn nghìn cây mía múa gươm” với “Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới”
+ “Kiến hành quân đầy đường” với “Kiến bò đầy đường”. 
Từ đó thấy cách diễn đạt nhân hóa có hình ảnh, làm cho các sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi hơn với con người.
Giáo viên có thể cho học sinh đối chiếu nhân hóa với so sánh. Từ đó nhấn mạnh cho học sinh thấy nhân hóa thực chất là một kiểu ẩn dụ. 
Với các biện pháp tu từ khác, giáo viên cũng nên chọn những cách tiếp cận, tìm hiểu cho phù hợp để học sinh nhận biết cũng như hiểu được tác dụng của các biện pháp đó.
III. Cách phân biệt một số biện pháp tu từ: 
GV cần giúp HS hiểu, nhận ra được điểm giống và khác nhau của một số biện pháp tu từ. Từ đó tránh nhầm lẫn gữa các biện pháp, đồng thời hiểu sâu hơn từng biện pháp cụ thể.
1. Phân biệt ẩn dụ và so sánh.
- Điểm giống nhau: Giữa vật A – vật được so sánh và vế B – vật dùng để so sánhcó quan hệ tương đồng.
- Điểm khác nhau: 
+ ở biện pháp so sánh có đủ cả vế A và vế B.
+ ở ẩn dụ chỉ có vế B, không có vế A, phải dựa vào vế B để tìm vế A (sự vật so sánh ẩn kín đi)
* Ví dụ: Cho học sinh phân tích hai cách diễn đạt.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Vế A	Vế B
Đây chính là biện pháp so sánh.
- Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
	 Vế B => Vế A: Màu sắc của hoa lựu (Vế A vắng mặt)
=> Đó là biện pháp ẩn dụ.
2. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.
- Điểm giống nhau: Cả ẩn dụ và hoán dụ và hoán dụ đều nói B để hiểu A và hiểu theo nghĩa bóng.
- Điểm khác nhau: Giữa ẩn dụ và hoán dụ khác nhau về quan hệ giữa A và B.
+ ở ẩn dụ quan hệ giữa A và B là quan hệ tương đồng.
+ ở hoán dụ quan hệ giữa A và B là quan hệ liên tưởng gần gũi.
* Ví dụ: So sánh hai cách diễn đạt:
Cách 1:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	 Vế B => Tìm vế A ( Bác Hồ)
Vế B (Có mặt) Mặt trời: chỉ thực tế tự nhiên đem lại ánh sáng, nguồn sống cho muôn loài, tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ.
Vế A (ẩn đi) Bác Hồ là người đem lại ánh sáng độc lập tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam, hình ảnh Bác sẽ sống mãi và là tấm gương cho chúng ta noi theo. 
Giữa A và B có quan hệ tương đồng: cùng là đối tượng đem lại sự sống cho nhiều đối tượng khác, cùng tồn tại mãi mãi => đó là biện pháp ẩn dụ.
Cách 2: 
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Vế B: Bàn tay: chỉ 1 bộ phận trên cơ thể con người. 
Vế A: Người lao động: Chỉ toàn thể con người.
Như vậy, quan hệ giữa A và B là quan hệ liên tưởng: toàn thể- bộ phận. Cách diễn đạt đó chính là sử dụng phép tu từ Hoán dụ.
IV. Cách sử dụng phiếu học tập trong dạy học biện pháp tu từ.
Để tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh, chúng ta cần sử dụng các phiếu học tập. Phiếu học tập là một trong những công cụ cho phép cá thể hoạt động độc lập, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức dạy học. Đồng thời, cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều kiến thức kỹ năng, nhiều đối tượng và chữa được những lỗi cơ bản, phổ biến. Nó là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lý thông tin ngược. Đó là những tờ giấy rời in sẵn những công việc độc lập hoặc theo nhóm được phát cho học sinh để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học.
* Ví dụ: Phiếu học tập cho tiết Điệp ngữ (Tiết 55 –Ngữ văn 7 Tập 1)
Phiếu 1
Nhóm... Lớp ... Trường............
Yêu cầu: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất.
Cho đoạn văn: “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi” 
(Văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê”)
1. Đoạn văn có những dạng điệp ngữ nào?
A. Điệp ngữ cách quãng.
B. Điệp ngữ vòng.
C. Điệp ngữ nối tiếp.
D. Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ vòng.
	2. Vì sao em cho đó là điệp ngữ?
	A. Vì các từ ngữ nó được lặp lại nhiều lần.
	B. Vì các từ ngữ đó làm nổi bật một ý.
	C. Vì các từ ngữ đó được lặp lại nhiều lần để làm nổi bật ý và gây cảm xúc.
Phiếu 2.
Nhóm... Lớp ... Trường......................
Yêu cầu: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất.
Cho đoạn văn. 
a) “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập” 
b) “ Phía sau nhà em có một mảnh vườn, mảnh vườn phía sau nhà em trồng rất nhiều hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa huệ. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa”
1. Việc lặp từ ngữ ở đoạn văn nào không được gọi là điệp ngữ?
A. Đoạn văn a)
B. Đoạn văn b)
C. Cả hai đoạn văn a) và b)
2. Vì sao việc lặp lại từ ngữ ở đoạn văn đó lại không phải là điệp ngữ?
A. Vì việc lặp lại từ ngữ trong đoạn văn có tính biểu cảm.
B. Vì việc lặp lại từ ngữ trong đoạn văn chính là lỗi lặp từ, không có tác dụng biểu cảm.
C. Không phải cả A và B.
Việc giáo viên sử dụng phiếu học tập như trên sẽ có tác dụng đối với việc củng cố kiến thức của bài. Đồng thời giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, đặc biệt là khắc sâu kiến thức trọng tâm. Nhấn mạnh những chỗ học sinh hay mắc sai lầm. Từ đó tạo được hứng thú cho các em trong quá trình tiếp nhận tri thức.
V. Cách phân tích một số biện pháp tu từ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích một biện pháp tu từ để các em có thể áp dụng trong quá trình làm các bài tập về các biện pháp tu từ hoặc xác định hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn thơ. Để phân tích được một biện pháp tu từ cần làm sao nêu được tác dụng, hiệu quả nghệ thuật của nó trong ngữ cảnh. Đồng thời nắm vững được khái niệm, các kiểu cụ thể của từng biện pháp tu từ. 
Sau đây là một cách phân tích biện pháp tu từ: 
Nếu gọi A là sự vật, hiện tượng tác giả nói đến; gọi B là sự vật, hiện tượng tác giả muốn nói ra, chúng ta sẽ phân tích theo các bước:
Bước 1: Xác định tên gọi của biện pháp tu từ. Tìm B – tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện phép tu từ đó.
Bước 2. Tìm nghĩa bóng, tức là tìm hiểu ý nghĩa mà tác giả muốn nói đến (tìm A).
Bước 3: Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ. 
Bước 4: trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh, có đầy đủ 3 phần:
	+ Mở đoạn: viết câu văn có phép tu từ.
	+ Thân đoạn: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ (tác dụng)
	+ Kết đoạn: Nêu sự đánh giá, khái quát lại giá trị của phép tu từ.
* Ví dụ:
Phân tích biện pháp tu từ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Bước 1. Biện pháp tu từ sử dụng là ẩn dụ. Vế B là “mặt trời”
Bước 2: Tìm hiểu ý nghĩa mà tác giả muốn nói đến, tìm A: “mặt trời” chỉ Bác Hồ.
Bước 3. Phân tích ý nghĩa: có thể tìm nét tương đồng giữa “mặt trời” và Bác Hồ.
Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi như:
Mặt trời thật có tác dụng gì?
Bác Hồ có vai trò như thế nào với dân tộc ta?
Vậy vì sao lại ví Bác Hồ như mặt trời? (Tìm điểm giống nhau)
Có thể nói việc phân tích các biện pháp tu từ không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ ngữ trong văn chương, tức là góp phần giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn học, mà nó còn giúp các em rèn luyện kỹ năng diễn đạt của mình, phục vụ cho quá trình học tập. Điều này cũng thể hiện được quan điểm tích hợp của chương trình Ngữ văn mới.
VI. áp dụng đề tài.
Để áp dụng đề tài trên tôi trình bày một tiết cụ thể mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy. 
Ngày soạn: 24/2/2007
 Ngày dạy: 
Tuần 24 Tiết 95
Tiếng Việt	ẩn dụ
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS nắm được khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu và nhớ tác dụng của ẩn dụ, biết phân tích ý nghĩa và tác dụng của ẩn dụ khi tạo lập văn bản.
- Tích hợp với văn bản "Đêm nay Bác không ngủ"
- Rèn kỹ năng phát hiện và phân tích giá trị biểu cảm của ẩn dụ khi nói và viết.
II. Thiết bị dạy học:
Bảng phụ
III. Tiến trình dạy – học.
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
? Dựa theo nội dung bài thơ, hãy kể lại câu chuyện bằng văn xuôi theo lối kể của nhân vật anh đội viên?
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" nêu ý nghĩa của 3 câu kết?
C. Bài mới:
GV dẫn vào bài mới
GV treo bảng phụ có nội dung của ví dụ.
GV cho HS đọc ví dụ.
? Hãy cho biết từ “người cha” dùng để chỉ ai?
? Tại sao có thể dùng từ “Người cha” để chỉ Bác Hồ?
? Vậy việc dùng từ trên có gì giống và khác so sánh?
GV kết luận đó là ẩn dụ.
? Vậy em hiểu thế nào là ẩn dụ?
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK/T.68
Bài tập nhanh: 
? Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong câu thơ sau:
“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ” ?
Dụng ý chỉ Bác Hồ
GV treo bảng phụ.
? Trong ví dụ trên, từ thuyền và từ bến được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 
? Hãy giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của hai từ đó?
HS trình bày theo cách hiểu của mình.
GV nhật xét khái quát, rút ra kết luận.
? Tìm hình ảnh tương tự trong câu ca dao sau:
“Anh như thuyền đi, em như bến đợi”?
? Hình ảnh thuyền và bến gợi cho em liên tưởng đến ai? Tại sao?
? HS đọc câu thơ của Nguyễn Đức Mậu?
? Chi biết các từ “thắp”, “lửa hồng” dùng để chỉ hình tượng và sự vật nào?
? Vì sao có thể nói như vậy?
? Theo em cụm từ “thấy nắng giòn tan” là như thế nào?
- Thấy – thị giác.
- Giòn tan – thính giác.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/Tr.70
GV yêu cầu HS đọc bài tập 1.
GV chia lớp làm 8 nhóm và cho học sinh thảo luận.
HS đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
HS nhận xét, sửa sai nếu cần.
GV khái quát và kết luận lại.
GV yêu cầu HS đọc bài tập 2.
?Tìm phép ẩn dụ trong bài tập 2 và nêu nét tương đồng giữa các sự vật được so sánh ngầm với nhau?
HS trình bày nội dung tương tự của phần b), c), d) trong bài tập 1.
? Tìm biện pháp ẩn dụ trong các câu sau?
?Nêu tác dụng của nó?
I. ẩn dụ là gì?
1. Ví dụ: SGK/T.68
2. Nhận xét.
- Người cha – chỉ Bác Hồ
- Có nét tương đồng.
- Giống: Hai vế đều tương đồng.
- Khác: việc dùng từ trên ẩn đi một vế.
3. Kết luận.
Ghi nhớ SGK/T.68
II. Các kiểu ẩn dụ:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét.
- Nghĩa chuyển 
- Có chung một phẩm chất.
- Thắp => đâm bông, nở ra.
- Lửa hồng => Hoa dâm bụt.
- Có nét tương đồng.
Chuyển đổi cảm giác.
3. Kết luận.
Có 4 kiểu ẩn dụ:
- ẩn dụ hình thức.
- ẩn dụ cách thức.
- ẩn dụ phẩm chất.
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Ghi nhớ SGK/Tr.70
III. Luyện tập
Bài tập 1.
 Bài tập 2. a)
- Ăn quả - thừa hưởng thành quả.
- Kẻ trồng cây – người để lại thành quả cho đời sau thừa hưởng
Bài tập 3.
b) ánh sáng chảy đầy vai.
Xúc giác sang thị giác.
Tác dụng liên tưởng mới lạ.
c) Tiếng rơi rất mỏng.
Thính giác sang thị giác
Tác dụng liên tưởng mới lạ.
d) Uớt tiếng cười của bố.
Xúc giác sang thị giác, thính giác.
Tác dụng mới lạ sinh động
D. Củng cố.
? ẩn dụ là gì? Lấy ví dụ minh họa.
? ẩn dụ có những kiểu nào? Lấy ví dụ chứng minh cho từng kiểu.
Đ. Hướng dẫn học tập.
- Học sinh học kỹ bài theo nội dung đã học.
- Học thuộc ghi nhớ SGK, nắm được:
- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng ẩn dụ.
BTVN: 
Luyện nói một bài văn tả cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng của năm 2006?
Đọc kỹ bài "Luyện nói về văn miêu tả".
VII. Kết luận và kiến nghị
Cần khẳng định lại rằng việc hiểu và sử dụng được biện pháp tu từ có tác dụng rất lớn đối với việc học tập bộ môn ngữ văn với học sinh. Nó không chỉ giúp các em học tốt hơn phần Tiếng Việt mà còn kích thích các phân môn Văn bản và Tập làm văn. Đặc biệt việc hiểu và vận dụng các biện pháp tu từ các em thấy được sự hấp dẫn của ngôn từ trong văn thơ. Các em sẽ hiểu được rằng: “Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta hết sức phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ”. Nên chúng ta biết sử dụng đúng từ ngữ thì sẽ đạt được mục đích trong giao tiếp
	Nhưng tất cả điều này còn phụ thuộc ở giáo viên đứng lớp. Là người Thầy cần phải tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn và tâm lý của học sinh, giúp các em có được niềm cảm hứng, say mê trong học tập. 
	Với những kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi xin đóng góp một vài ý kiến nói trên. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp về việc dạy-học các biện pháp tu từ nói riêng và dạy phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn nói chung.
Xin trân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docMot huong day hoc bien phap tu tudoc.doc