Một số biện pháp dạy văn bản trong môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Nguyễn Văn Tố

Một số biện pháp dạy văn bản trong môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Nguyễn Văn Tố

Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống mà cuộc sống lại muôn màu, muôn vẻ. Dạy văn trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách lẫn tài năng cho các em. M.Goóc – ki nói: “Văn học giúp con người ta hiểu bản thân mình, nâng cao niền tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng đến chân lí. Văn học “chấp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hóa, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống, con người, trang bị cho các em thêm vốn sống, hướng các em đến đỉnh cao của chân, thiện, mĩ.

 Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải làm cho các em hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích được hứng thú học tập của các em. Một giờ dạy văn phải tạo ra được những rung cảm thẩm mĩ sâu sắc khiến người ta say mê. Lép – tôn – tôi từng nói: “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết quả đất tròn?” Chân lí là quý báu! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý báu hơn nhiều. Một giáo viên có sẵn lòng nhiệt tình, có kiến thức sâu rộng nhưng nếu không chọn được một phương pháp phù hợp thì khó lòng đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới theo hướng tích hợp, sách giáo khoa đã được biên soạn lại hoặc thực hiện chương trình giảm tải cho phù hợp với nội dung tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.

 Mặt khác, dạy văn trong trương trình THCS, đặt biệt là học sinh lớp 9, lứa tuổi thường dao động từ 13 – 15 tuổi, tâm hồn trong sáng nhưng cũng vô cùng nhạy cảm, thích khám phá, thích mở rộng hiểu biết để tự khẳng định vị trí của mình. Đây cũng là năm học cuối cấp, dung lượng kiến thức sẽ rộng hơn, phức tạp hơn. Phương pháp dạy học như thế nào là phù hợp đó là vấn đề mà nhiều giáo viên dạy văn luôn quan tâm.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp dạy văn bản trong môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Nguyễn Văn Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VĂN BẢN TRONG MÔN NGỮ VĂN 9 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống mà cuộc sống lại muôn màu, muôn vẻ. Dạy văn trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách lẫn tài năng cho các em. M.Goóc – ki nói: “Văn học giúp con người ta hiểu bản thân mình, nâng cao niền tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng đến chân lí. Văn học “chấp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hóa, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống, con người, trang bị cho các em thêm vốn sống, hướng các em đến đỉnh cao của chân, thiện, mĩ.
	Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải làm cho các em hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích được hứng thú học tập của các em. Một giờ dạy văn phải tạo ra được những rung cảm thẩm mĩ sâu sắc khiến người ta say mê. Lép – tôn – tôi từng nói: “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết quả đất tròn?” Chân lí là quý báu! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý báu hơn nhiều. Một giáo viên có sẵn lòng nhiệt tình, có kiến thức sâu rộng nhưng nếu không chọn được một phương pháp phù hợp thì khó lòng đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới theo hướng tích hợp, sách giáo khoa đã được biên soạn lại hoặc thực hiện chương trình giảm tải cho phù hợp với nội dung tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.
	Mặt khác, dạy văn trong trương trình THCS, đặt biệt là học sinh lớp 9, lứa tuổi thường dao động từ 13 – 15 tuổi, tâm hồn trong sáng nhưng cũng vô cùng nhạy cảm, thích khám phá, thích mở rộng hiểu biết để tự khẳng định vị trí của mình. Đây cũng là năm học cuối cấp, dung lượng kiến thức sẽ rộng hơn, phức tạp hơn. Phương pháp dạy học như thế nào là phù hợp đó là vấn đề mà nhiều giáo viên dạy văn luôn quan tâm.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
	Nhân loại bước sang thế kỉ mới. Cuộc hành trình xuyên thế kỉ này đối diện với nhiều thách thức. Một trong những thách thức ấy chính là vấn đề giáo dục. Xóa bỏ những phương pháp dạy học một chiều, vận dụng những phương pháp mới vừa mang tính sáng tạo vừa phát huy được tiềm năng trí tuệ của học sinh là vấn đề mà mọi nhà trường hiện nay điều quan tâm. Đã từ lâu, dạy văn chỉ quan tâm đến nghệ thuật và khả năng khám phá cho sâu chỗ độc đáo của tác phẩm, để rồi tìm ra những thủ pháp, những hình thức lôi cuốn học sinh cảm thông, đồng điệu với những gì mà giáo viên tìm tòi, phát hiện. Phương pháp này, xét trong thời đại ngày nay đã không còn phù hợp. Một giáo viên giỏi không phải là một giáo viên cố truyền đạt hết những kiến thức mà mình có cho học sinh mà phải là người giáo viên biết khơi gợi cho học trò mình hứng thú học tập, tinh thần tự học, tự sáng tạo, khám phá và tìm ra cái hay, cái đẹp trong văn chương lẫn nhiều 
phương diện trong cuộc sống và sở hữu nó, làm hành trang cho chính mình. Giáo sư Tạ Quang Bửu nhiều lần nhắc đến khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Mikhancốp, viện sĩ Liên Xô trước đây, cũng đã nói rằng: “Điều quan trọng không phải là dạy cái gì mà là dạy như thế nào. Diện mạo tinh thần của đất nước ra sao còn tùy thuộc vào việc nhà trường giảng dạy như thế nào”. 
2. Cơ sở thực tiễn 
	Trong môn Ngữ văn gồm có ba phân môn: văn học, tiếng Việt, tập làm văn. Ba phân môn này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những kiến thức và kĩ năng về các kiểu văn bản của phần Tập làm văn soi sáng thêm phần đọc – hiểu văn bản – tác phẩm văn học. Chẳng hạn, khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người học hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân. Bên cạnh đó, những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc – hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng sẽ giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Chẳng hạn, các văn bản tự sự cung cấp cho học sinh đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc..Nhưng hầu hết các em không tự nhận ra điều đó dù là học sinh lớp 9 đã có khả năng đánh giá, nhận xét mọi vấn đề trên nhiều phương diện.
	Đối với học sinh, tình trạng học vẹt, học sao chép, học tủ, học để lấy điểm, cố nhồi nhét kiến thức trở thành thói quen của các em. Lâu dần, kĩ năng sáng tạo không được rèn luyện sẽ ngủ quên. Những kiến thức các em có được, không bao lâu sẽ bị xóa sạch khi các em tiếp thu những kiến thức mới. Sự dày công học tập trong một thời gian dài của các em bị bỏ phí. Điều này không phải hoàn toàn do học sinh mà còn một phần do người giảng dạy. Lối truyền thụ một chiều, khiến các em dễ nhàm chán và cảm thấy sợ thay vì hứng thú khi học văn.
	Là giáo viên dạy văn, tôi luôn cố gắng xây dựng cho mình một phương pháp phù hợp để dạy các em.
3. Biện pháp thực hiện
 3.1 Xây dựng kế hoạch lâu dài
	Trước khi đi vào tiến trình dạy một tác phẩm văn chương cho học sinh, công việc đầu tiên của người giáo viên là phải xác định chiến lược của cả quá trình hoạt động của mình và học sinh, đó là công việc xác định mục đích, nội dung và phương pháp tiến hành giờ học bài văn trên lớp. Có thể toàn bộ các bước tiếp theo của tiến trình dạy bài văn sẽ được định hướng, điều chỉnh theo phương hướng chiến lược đã vạch ra. Nhưng muốn làm tốt các bước xác định mục đích, nội dung và phương pháp của giờ dạy văn, người giáo viên cần nắm được các yếu tố sau: 
	+Bản thân bài văn; đặc điểm đối tượng.
	+Mục đích bài văn trong liên hệ với cả chương trình của cấp học.
	+Những vấn đề nhiệm vụ chính trị của xã hội và nhà trường đặt ra cho việc giảng dạy văn trong nhà trường cũng như trong giờ dạy văn.
	Bài văn, tác phẩm văn chương là công cụ, phương tiện giáo dục, là cơ sở cho cả quá trình sư phạm theo mục đích xác định. Dạy cái gì là câu hỏi đầu tiên mà mỗi giáo viên cần phải trả lời cho rõ ràng khi bắt tay vào tiến trình giảng dạy. Kết quả của quá trình cảm thụ, phân tích, khám phá của người giáo viên là cơ sở cho giáo viên xác định phương hướng chiến lược của bài giảng. Sự phong phú và hấp dẫn của mỗi giờ văn bắt nguồn phần lớn từ nội dung độc đáo của người sáng tác cụ thể. Không phát hiện được vẻ độc đáo, sáng tạo của nhà văn trong mỗi tác phẩm, mỗi bài văn,.. nhất định giờ dạy sẽ trở nên nhàm chán, vô vị.
	Dạy cái gì lại liên quan đến dạy ai. Đây cũng là một vấn đề mà tôi luôn quan tâm. Ở lứa tuổi khác nhau, đặc điểm tâm sinh lí cũng khác nhau và khả năng cảm thụ, phân tích, khám phá đương nhiên cũng không giống nhau. Giáo viên không nên áp đặt một phương pháp cho tất cả các lớp trong khối hoặc các đối tượng học sinh cùng lớp. Không chỉ dừng lại ở mức độ hiểu chung chung tâm sinh lí lứa tuổi mà còn phải hiểu phản ứng cụ thể của học sinh trước mỗi bài văn, mỗi tác phẩm mà các em sắp nghiêm cứu. Những gì đã diễn ra trong tâm trí của các em sau khi tiếp xúc, giáo viên cũng cần phải biết.
	Mỗi bài dạy, giáo viên không nên xem nó là hiện tượng riêng biệt mà phải xem nó là một khâu quan trọng của cả môn học. Đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chẳng hạn, khi dạy bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Truyện Kiều – Nguyễn Du), giáo viên phải giúp học sinh tự khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản mà còn phải định hướng để các em biết thế nào là miêu tả nội tâm một cách trực tiếp qua những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật mà còn miêu tả gián tiếp qua ngoại cảnh (tả cảnh ngụ tình). Điều này sẽ thật sự hữu ích khi các em học phân môn tập làm văn trong bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Cũng có thể liên hệ với đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều để thấy được sự khác biệt trong miêu tả nội tâm ở hai văn bản không chỉ thông qua suy nghĩ, tình cảm, ngoại cảnh mà còn thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động
	Bên cạnh đó, khi giảng dạy các tác phẩm văn chương, giáo viên cần vận dụng có kết quả những quan điểm, tư tưởng, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể. Điều này vừa giúp các em hòa điệu với tiếng nói của Đảng, cập nhật được những thông tin trong cuộc sống vừa làm cho giờ dạy văn không đơn điệu.
 3.2. Soạn bài trước khi lên lớp
Để tiết học có hiệu quả cao, giáo viên, học sinh cần phải chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp. Một giờ dạy văn 45 phút quá ngắn, các em có thể đọc, tìm hiểu điển tích, điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ về một chi tiết nghệ thuật cụ thể hoặc một chi tiết liên quan đến tiếp cận tác phẩm là cần thiết khi ở nhà. Khi kết thúc mỗi giờ dạy, giáo viên cần chốt lại những nội dung chính nhưng cũng đồng thời yêu cầu các em soạn bài. Khi học sinh soạn bài, giáo viên cần phải kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em. Công việc không khó nhưng đòi hỏi tính kiên trì. Nếu giáo viên lơ là học sinh sẽ bỏ qua và xem nhẹ khâu soạn bài. Lâu dần soạn bài trở thành hình thức đối phó với công việc kiểm tra của tổ hoặc của giáo viên, tác dụng tích cực của việc soạn bài sẽ không được phát huy.
Kiểm tra bài soạn bằng cách nào? Kiểm tra bài soạn không đơn giản là xem các em có làm bài và soạn bài đầy đủ theo yêu cầu mà quan trọng là các em có nắm nội dung khi soạn bài hay không. Để có được nhận định chính xác, giáo viên cần đặt câu hỏi để kiểm tra thay vì kiểm tra bài soạn. Hệ thống câu hỏi phải thật chính xác, xoáy vào nội dung trọng tâm và phù hợp với đối tượng học sinh. Những câu hỏi khó giành cho học sinh khá, giỏi nhưng nếu học sinh trung bình, yếu trả lời được giáo viên cần biểu dương hay cho điểm để khích lệ tinh thần học tập của các em.Việc soạn bài và kiểm tra bài soạn không phải là một việc làm nhỏ nhặt bởi nó là công việc dẫn dắt học sinh bước vào thế giới nghệ thuật và rèn luyện tính chu đáo, cẩn trọng khi tiến hành mọi công việc trong cuộc sống.
3.3 Lời dẫn vào bài
Lời dẫn vào 	của mỗi giáo viên khác nhau. Có thể mở đầu bằng câu Chúng ta vào bài mới, sau đó ghi tựa bài và bắt đầu công việc giảng dạy. Lời giới thiệu như vậy quá đơn điệu, không lôi cuốn học sinh.
Dạy văn cũng như dạy các môn học khác, cần phải lôi cuốn học sinh ngay từ đầu. Giáo viên cần nói ngắn gọn và làm sao khơi gợi tâm lý cảm thụ bài văn, tạo dần tâm thế văn học cho học sinh. Lời vào bài không chỉ nhằm vào những rung động ban đầu mà có khi lại đặt vấn đề cho một tình huống văn học có khả năng khêu gợi hứng thú tìm hiểu của học sinh. Ví dụ khi giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, có thể giới thiệu như sau: “Trong phong trào Thơ mới, ta bắt gặp một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, thiết tha, rạo rực như Xuân Diệuthì thơ Huy Cận lại chìm trong cái buồn ảo nảo. Nhưng sau năm 1954, cuộc sống mới đã thổi vào thơ Huy Cận một sức sống mới. Thơ ông đã tìm được tiếng nói đồng điệu trong sự hòa nhập với cuộc sống lao động khẩn trương đang từng ngày diễn ra trên đất nước. Đoàn thuyền đánh cá là một trong những bài thơ ra đời trong thời gian đó. Sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng lãng mạn và cản hứng thiên nhiên, vũ trụ tạo ra những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ như một bức tranh sơn mài. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu”. Vào bài như vậy, giáo viên vừa định hướng cho tiết học vừa kích thích sự tò mò, muốn khám phá tác phẩm không chỉ của Huy Cận mà còn của các nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới với các tên tuổi tiêu biểu.
Vì vậy, giới thiệu bài là điều cần nên làm trong mỗi tiết học.
3.4 Cách thức nghiên cứu tác phẩm	
Cách thức nghiên cứu tác phẩm cũng rất đa dạng. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể lại bài văn (thường dùng trong giờ dạy văn xuôi), tóm tắt lại hoặc kể có sáng tạo ( chuyển đổi ngôi kể, nhập vai nhân vật..) hoặc đọc diễn cảm, định hướng những vấn đề cốt lõi của tác phẩm 	
Đọc diễn cảm có thể dưới nhiều hình thức khác nhau (đọc to, đọc thầm, đọc theo vai) và thực hiện ở tất cả các bước của tiến trình dạy học. Nó sẽ giúp khởi động tâm lí tiếp nhận, làm nền cho phân tích, minh họa, diễn giải. Nhưng cái khó là làm sao tái hiện được giọng điệu tình cảm của tác giả hay người kể chuyện, âm điệu bình luận của tác giả.
Giọng điệu thường thể hiện trong tiết tấu, nhịp điệu, cường độ âm sắc, âm hưởng, ngôn ngữ,Chẳng hạn, trong hai câu thơ của Truyện Kiều: 
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Khi đọc câu thơ trên, ta thấy được thái độ phẫn nộ (lạ gì), căm uất, chì chiết (trời xanh quen thói) của tác giả trước nỗi đau thương của con người.
Nắm được giọng điệu là có thể hiểu được phần lớn nội dung tư tưởng của tác giả.
 	Định hướng những vấn đề cốt lõi của tác phẩm: Giáo viên cần phải giúp cho học sinh khám phá những tư tưởng mang tính triết lí nhân sinh, xã hội mà tác giả đã đặt ra để các em sống tốt đẹp hơn, cao thượng hơn. Qua bài Chuyện người con gái Nam Xương, học sinh có thể cảm thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: công, dung, ngôn, hạnh đầy đủ nhưng hạnh phúc chỉ là hư ảo, bao nhiêu cố gắng của người phụ nữ để giữ gìn hạnh phúc đều vô vọng. Kết thúc bài học, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Vì sao Vũ Nương tuy rất khao khát hạnh phúc, thương yêu chồng con, không phút nào nguôi thương nhớ kể cả khi ở thủy cung nhưng lại không chịu về bên chàng Trương mặc dù đã được chàng lập đàn giải oan? Ý nghĩa triết lí sâu sắc của tác phẩm chính là cái mâu thuẫn này. Để rồi khi giải quyết được mâu thuẫn, học sinh sẽ càng trân trọng hơn những hạnh phúc hiện tại mà mình đang có trong cuộc sống. Và các em cũng sẽ nhìn nhận lại thái độ của mình khi xem xét mọi vấn đề.
 Giá trị nhân văn nhẹ nhàn khắc sâu vào tư tưởng của học sinh.
3.5 Tích hợp với kĩ năng sống và các môn học khác
Môn văn không chỉ gắn với cuộc sống mà còn có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác. Khi dạy văn bản, đặt biệt là văn bản nhật dụng, cần liên hệ với thực tế cuộc sống những vấn đề mang tính cập nhật như môi trường, dân số, tệ nạn, quyền con ngườivà liên hệ với các văn bản có cùng chủ đề (hoặc có liên quan) trong cả cấp học. Ví dụ bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vấn đề vũ khí hạt nhân ảnh hưởng đến môi trường. Có thể liên hệ với văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ở lớp 6 để thấy được vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người và của mọi sự sống trong hành tinh. Từ đó học sinh sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề của cuộc sống. Từ nhận thức, hành vi cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp. Cũng có thể kết hợp cả môn Mĩ thuật và Âm nhạc khi dạy Truyện Kiều (đoạn trích Cảnh ngày xuân). Dạy bài Hoàng Lê nhất thống chí không thể không liên hệ với môn Lịch sử về bối cảnh của xã hội Việt Nam... Đối với tập làm văn, thuyết minh về một vật dụng, chẳng hạn như cây quạt, học sinh có thể vận dụng những kiến thức ở môn Công nghệ 9 hoặc khi thuyết minh về cây lúa, có thể vận dụng môn Sinh (đặt điểm về loại rễ, gân lá, thân..) và môn Địa (khí hậu, đất đai, sông ngòi, khu vực đồng bằng). Trong phân môn tiếng Việt, ở bài Thuật ngữ, giáo viên có thể kết hợp với tất cả các môn điều được (toán, lí, hóa, sinh, sử, địa, giáo dục công dân..) Trong bài Sự phát triển của từ vựng có thể vận dụng cả môn tiếng Anh để thấy được sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc. Cách làm này vừa gây hứng thú, vừa để học sinh tự khẳng định mình nhưng cũng đồng thời để học sinh thấy được mối quan hệ mật thiết của các môn học mà không xem nhẹ môn nào.
Điều này sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải không ngừng mở rộng kiến thức ngoài phạm vi của chuyên môn.
3.6 Kết thúc bài giảng
Kết thúc bài giảng không nên làm một cách vội vàng. Đây không phải là chuyện lặp lại nội dung đã học mà giáo viên cần nâng nội dung đó thành những vấn đề mang tính khái quát. Cũng có thể mở rộng sang một vấn đề mới có liên quan với hình thức một câu hỏi mở để học sinh tự tìm hiểu. sau khi củng cố, mở rộng vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sịnh làm bài tập và soạn bài mới.
Hướng dẫn soạn bài mới, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lí chờ đợi và sẵn sàng cho tiết học tới. 
3.7 Tạo mối quan hệ giữa thầy và trò
Đây cũng là một vấn đề quan trọng, mặc dù không liên quan đến phương pháp dạy văn nhưng góp phần quyết định chất lượng dạy học. Tôi thường nghe học sinh tâm sự rằng : “Em thích học môn này vì em quý thầy, quý cô” Câu nói tuy rất đơn giản nhưng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về chính bản thân mình trong quá trình giảng dạy. Tôi luôn tự hỏi vị trí của mình trong lòng các em như thế nào. Thất vọng hay xem mình là chuẩn mực để noi theo. Điều này khiến tôi càng quan tâm hơn đối với các em. Càng tìm hiểu nhiều càng thấu hiểu hơn và khoảng cách giữa thầy - trò cũng dần rút ngắn lại. 
Tình cảm thầy trò tác động đến tâm lí làm thay đổi nhận thức, hành động và cả tình yêu đối với môn học. Do đó, chất lượng sẽ được nâng lên.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong quá trình dạy, không những tôi áp dụng phương pháp trên cho học sinh lớp 9 mà còn cho các khối lớp khác và điều được những kết quả khả quan.
Cụ thể, năm học 2010 – 2011, áp dụng phương pháp trên cho hai lớp 9 kết quả đạt được như sau :
Môn
Lớp 9.1
( % TB trở lên)
Lớp 9.2
( % TB trở lên)
Khảo sát
HKI
HKII
Khảo sát
HKI
HKII
Ngữ văn
65%
84%
100%
73%
90%
100%
Cũng trong năm học đó, tôi tiến hành áp dụng cho lớp 6.4, kết quả không có em nào dưới trung bình.
III. KẾT LUẬN
	Phương pháp mà tôi vừa trình bày không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người giáo viên cần có sự kiên trì. Trong thời gian đầu, có thể một số học sinh cho rằng người giáo viên đòi hỏi quá nhiều công việc mà mỗi học sinh phải thực hiện. Nhưng không bao lâu, sự hứng thú đối với môn học, kết quả mà các em có được và cả những kiến thức bên lề sẽ xóa ý nghĩ đó. 
	Người giáo viên cũng phải thường xuyên cập nhật các thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Và cần phải tạo niềm tin, sự kính trọng của các em trong cả mối quan hệ ứng xử với mọi người. Văn học là nhân học. Nhưng người thầy cũng là tấm gương cụ thể nhất cho những lí luận mà mình đã truyền đạt.
	Dạy học, tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tinh thần tự học, tự sáng tạo, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức nhưng cũng cần có sự theo dõi ngầm để điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong nhận thức của các em.
	Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các môn học khác.
 Nguyễn Phích, ngày 15 tháng 10 năm 2011
 Người viết sáng kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 9.doc