A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LỜI NÓI ĐẦU:
Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn Hoá học THCS là cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hoá học. Hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản và thói quen học tập, làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động.
Để đạt được mục tiêu - nhiệm vụ nói trên, trong khi chỉ đạo quá trình học tập người dạy phải xác định được vai trò - nhiệm vụ của mình để vận dụng phương pháp giảng dạy hợp lý cho từng nội dung, từng bài cụ thể.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1, Thực trạng:
Để đạt được yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động dạy và học. Trong việc giảng dạy kiến thức khoa học phải đảm bảo tính cơ bản, hiện đại và gắn liền với thực tiễn.
Hiện nay, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Trong giảng dạy môn Hoá học nói chung và giảng dạy môn Hoá học 8 nói riêng.
Nhìn chung những năm gần đây các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được trang bị tương đối đầy đủ, từ đó giúp cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Qua việc tìm hiểu về công tác giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS Cẩm Thành những năm trước đây từ các đồng chí, đồng nghiệp đi trước đã vận dụng các phương pháp dạy học đổi mới thì việc gây hứng thú học tập để tạo cho học sinh yêu thích môn học, từ đó tạo động lực học tập tích cực cho các em còn làm nhiều đồng chí, đồng nghiệp trăn chở.
A. Đặt vấn đề I/ Lời nói đầu: Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn Hoá học THCS là cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hoá học. Hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản và thói quen học tập, làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động. Để đạt được mục tiêu - nhiệm vụ nói trên, trong khi chỉ đạo quá trình học tập người dạy phải xác định được vai trò - nhiệm vụ của mình để vận dụng phương pháp giảng dạy hợp lý cho từng nội dung, từng bài cụ thể. Ii/ thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1, Thực trạng: Để đạt được yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động dạy và học. Trong việc giảng dạy kiến thức khoa học phải đảm bảo tính cơ bản, hiện đại và gắn liền với thực tiễn. Hiện nay, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Trong giảng dạy môn Hoá học nói chung và giảng dạy môn Hoá học 8 nói riêng. Nhìn chung những năm gần đây các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được trang bị tương đối đầy đủ, từ đó giúp cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Qua việc tìm hiểu về công tác giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS Cẩm Thành những năm trước đây từ các đồng chí, đồng nghiệp đi trước đã vận dụng các phương pháp dạy học đổi mới thì việc gây hứng thú học tập để tạo cho học sinh yêu thích môn học, từ đó tạo động lực học tập tích cực cho các em còn làm nhiều đồng chí, đồng nghiệp trăn chở. 2, Hiệu quả thực trạng: Qua điều tra về thực trạng học tập của học sinh khối 8 trường THCS Cẩm Thành đầu học kì I năm học 2006 - 2007, tôi thu được kết quả như sau: - Số học sinh yêu thích môn Hoá học: 54/120 đạt 45%. - Số học sinh không yêu thích môn Hoá học: 66/120 đạt 55%. Từ thực trạng đó chứng tỏ số học sinh yêu thích môn Hoá học còn ít, nên trách nhiệm của người dạy là phải tìm tòi phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh từ đó các em yêu thích môn học hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xác định được vai trò của mình, ngay sau khi được phân công giảng dạy bộ môn Hoá học 8, ngoài việc không ngừng sử dụng phương pháp dạy học mới vào giảng dạy tôi còn chú trọng nghiên cứu và thử nghiệm việc vận dụng “Một số biện pháp gáy hứng thú học tập trong dạy học Hoá học 8” để tạo động cơ học tập cho học sinh. b. giải quyết vấn đề i/ các giải pháp thực hiện. ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngay sau khi được phân công giảng dạy tôi đã không ngừng học tập, nghiên cứu SGK, SGV cũng như các sách tham khảo khác để nắm bắt một cách tổng quát vê kiến thức, mức độ yêu cầu về nhận thức đối với học sinh. Bước vào năm học tôi đã có kế hoạch kiểm tra phân loại đối tượng học sinh để từ đó có tác động phù hợp đối với từng đối tượng để đạt hiệu quả cao trong hoạt động nhận thức của các em. Trong chỉ đạo quá trình học tập tôi đã chú ý đến động cơ học tập của học sinh vì động cơ học tập quyết định tính bền vững đến sự chú ý của học sinh trong học tập. Tuy nhiên các em còn có tâm lý coi môn Hoá học là môn học khó, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. Vì vậy, nếu tạo hứng thú học tập trong giảng dạy sẽ xoá đi tâm lý coi môn Hoá học là môn khó, thúc đẩy học sinh tích cực học tập, tạo cho các em tâm lý thoải mái và yêu thích môn học hơn. Ii/ các biện pháp tổ chức thực hiện. Các biện pháp gây hứng thú được tôi chú trọng trong từng phần, từng khâu của các bước lên lớp, đó là thông qua giới thiệu vào bài, trong quá trình tìm tòi kiến thức mới và trong giai đoạn củng cố, vận dụng vào thực tiễn. 1, Gây hứng thú học tập thông qua giới thiệu vào bài: Trong SGK Hoá học 8, ở hầu hết các bài học đều đã có câu hỏi tạo tình huống học tập ở đầu bài. Nhưng tôi thấy rằng, nếu giáo viên lúc nào cũng sử dụng các tình huống đã có sẵn trong SGK sẽ gây sự nhàm chán đối với học sinh. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu để có cách đặt vấn đề không trùng lặp mà vẫn sát với nội dung bài học. Chằng hạn: ở bài 1 - Mở đầu môn Hoá học. Thay cho việc sử dụng câu hỏi tình huống ở đầu bài, tôi đã tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vào 2 cốc khoảng 1/3 chất lỏng trong suốt không màu. - Cốc 1: Nước cất. - Cốc 2: Natrihidroxit. (Không giới thiệu đó là chất gì) Sau đó dùng giấy phenolphtalein không màu thử vào 2 cốc. Học sinh quan sát sẽ thấy: Cốc 1: Không có hiện tượng gì sảy ra. Cốc 2: Giấy không màu chuyển thành màu đỏ. Từ đó tôi mới nêu ra tình huống có vấn đề đó là: Trong cốc 1: Có chứa chất gì? Trong cốc 2: Có chứa chất gì? Vì sao chất trong cốc 2 lại làm mẫu giấy phenolphtalein chuyển màu? Từ đó tôi mới yêu cầu học sinh nghiên cứu vào phần I: Hoá học là gì? Như vậy, với tình huống này đã nảy sinh ra cho học sinh một vấn đề mà các em muốn giải quyết đó là chất trong cốc 1 là gì? Và chất trong cốc 2 là gì? Vì sao chất trong cốc 2 lại làm cho giấy không màu chuyển sang màu đỏ? Để giải thích được các vấn đề này chúng ta nghiên cứu từng nội dung tiếp theo của bài. Chính vì vậy đã có tác dụng rất lớn đến việc tạo hứng thú học tập cho các em trong giờ học. 2, Gây hứng thú học tập trong quá trình tìm tòi kiến thức mới. Ngoài biện pháp tạo hứng thú học tập bằng cách tạo tình huống học tập mới lạ, tôi còn quan tâm đến việc tạo ra nhu cầu nhận thức lành mạnh trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới. Trong biện pháp này tôi đã tích cực cho học sinh sử dụng đồ dùng dạy học, làm thí nghiệm để rút ra kết luận hoặc dự đoán kết quả thí nghiệm sau đó làm thí nghiệm để kiểm chứng lại dự đoán. Chẳng hạn: ở bài 12 - Sự biến đổi chất. Khi nghiên cứu về Hiện tượng vật lý tôi đã cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm khi cho muối ăn dạng hạt vào nước, sau đó cô cạn nước. Tiếp theo cho học sinh làm thí nghiệm: Cho muối ăn dạng hạt vào nước thu được dung dịch trong suốt (nếm thấy vị mặn). Cô cạn dung dịch những hạt muối xuất hiện trở lại. Từ các quá trình trên học sinh nêu được hiện tượng biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu là hiện tượng vật lý. Khi nghiên cứu về Hiện tượng hoá học thay bằng thí nghiệm hoà tan và đun nóng đường tôi đã tiến hành thí nghiệm như sau: Cho một mẩu Natri vào cốc đựng nước cất. Mẩu Natri không chìm mà chạy và phát sáng trên mặt nước. Hiện tượng này đã tập trung được sự chú ý của học sinh. Sau đó tôi nêu ra tình huống có vấn đề đó là vì sao mẩu Natri lại chạy và phát sáng trên mặt nước? Mẩu Natri rắn có còn trong cốc nữa không? Như vậy là đã có sự biến đổi về trạng thái vậy có biến đổi về chất không? Để xác định điều này tôi đã cho học sinh làm thí nghiệm đối chứng sau: Nhúng mẩu giấy phenolphtalein không màu vào cốc đựng nước cất không có hiện tượng gì sảy ra. Nhúng mẩu giấy phenolphtalein không màu vào cốc vừa làm thí nghiệm với mẩu Natri mẩu giấy chuyển sang màu đỏ. Từ đó học sinh khẳng định được là đã có sự biến đổi về chất. Giáo viên khẳng định: Hiện tượng trên là hiện tượng hoá học, vậy hiện tượng hoá học là gì? Học sinh trả lời được: Hiện tượng biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hoá học. Sau đó tôi củng cố cho học sinh bằng bài tập: Những hiện tượng sau là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học? A. Đèn tín hiệu chuyển từ xanh sang vàng rồi sang đỏ. B. Ma chơi do PH3 cháy gây ra. C. Quả bóng bay bay lên trời rồi nổ tung. D. Cháy rừng gây ô nhiễm môi trường. Kết quả cụ thể ở các lớp như sau: - Lớp 8A: 32/40 đạt 80% - Lớp 8B: 40/40 đạt 100%. - Lớp 8C: 28/39 đạt 71,8%. HS xác định được các hiện tượng vật lý là: A và C; hiện tượng hoá học là B và D. 3, Gây hứng thú trong giai đoạn củng cố vận dụng vào thức tiễn. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng, thói quen vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn là nhiệm vụ rất quan trọng. Do đó trong quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu, tìm tòi các câu hỏi, bài tập thực tế dành cho từng đối tượng học sinh. Chẳng hạn: ở bài 20 - Tỉ khối của chất khí. Sau khi học xong nội dung của bài mới, tôi đưa ra bài tập như sau: Thả 2 quả bóng bay: Một quả được bơm bằng khí Hiđro, một quả được thổi bằng hơi thở thì có hiện tượng gì xảy ra? Vận dụng để giải thích hiện tượng: Người hay động vật xuống hang sâu hoặc giếng sâu thường bị chết ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống. Kết quả cụ thể ở các lớp như sau: - Lớp 8A: Điểm 5 - 6: 27/40 đạt 67,5% Điểm 7 - 8: 11/40 đạt 27,5% Điểm 9 - 10: 2/40 đạt 5% - Lớp 8B: Điểm 5 - 6: 8/40 đạt 20% Điểm 7 - 8: 21/40 đạt 52,5% Điểm 9 - 10: 11/40 đạt 27,5% - Lớp 8C: Điểm 5 - 6: 24/39 đạt 61,5% Điểm 7 - 8: 14/39 đạt 35,9% Điểm 9 - 10: 1/39 đạt 2,6% Học sinh xác định được quả bóng bơm khí Hidro sẽ bay lên vì Hidro nhẹ hơn không khí 14,5 lần. Quả bóng thổi bóng thổi bằng hơi thở rơi xuống vì trong hơi thở chứa khí CO2 khí này nặng hơn không khí 15,2 lần. Vì vậy khí này thường tích tụ trong đáy giếng hoặc hang sâu. Mặt khác, khí CO2 là khí không màu, không mùi, không duy trì sự cháy và sự sống. Do đó, người và động vật xuống những nơi này sẽ bị chết ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống. Có như vậy, khi học sinh đã giải quyết được các bài tập do giáo viên đưa ra sẽ tạo cho các em niềm tin vào bản thân, vào khả năng giải quyết bài tập của mình càng làm cho các em yêu thích môn học, say mê tìm tòi, nghiên cứu các hiện tượng sảy ra xung quanh và tìm cách giải thích các hiện tượng đó. Tức là học sinh đã có động cơ học tập đúng đắn, có hứng thú thực sự đối với môn học. c. kết luận 1, Tính hiệu quả: Trong quá trình giảng dạy nhờ thường xuyên vận dụng các biện pháp gây hứng thú học tập và phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để đưa các hiện tượng thực tế vào giảng dạy một cách hợp lý dưới dạng một bài tập tình huống hoặc bài tập vận dụng để học sinh giải quyết, làm cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, giúp các em từng bước giải quyết những băn khoăn, thắc mắc tạo cho các em niềm tin vào bản thân. Từ đó, giúp các em tiếp cận bài học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2, Kiến nghị, đề xuất: Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra trong thực tế vận dụng giảng dạy của bản thân, nên không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng chí để vấn đề tôi đưa ra được hoàn thiện và vận dụng vào công tác giảng dạy được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Cẩm Thành, ngày 16 tháng 02 năm 2008. Người thực hiện Lê Viết Loan A. Đặt vấn đề I/ Lời nói đầu: Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn Hoá học THCS là cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hoá học. Hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản và thói quen học tập, làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động. Để đạt được mục tiêu - nhiệm vụ nói trên, trong khi chỉ đạo quá trình học tập người dạy phải xác định được vai trò - nhiệm vụ của mình để vận dụng phương pháp giảng dạy hợp lý cho từng nội dung, từng bài cụ thể. Ii/ thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1, Thực trạng: Để đạt được yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động dạy và học. Trong việc giảng dạy kiến thức khoa học phải đảm bảo tính cơ bản, hiện đại và gắn liền với thực tiễn. Hiện nay, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Trong giảng dạy môn Hoá học nói chung và giảng dạy môn Hoá học 8 nói riêng. Nhìn chung những năm gần đây các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được trang bị tương đối đầy đủ, từ đó giúp cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Qua việc tìm hiểu về công tác giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS Cẩm Thành những năm trước đây từ các đồng chí, đồng nghiệp đi trước đã vận dụng các phương pháp dạy học đổi mới thì việc gây hứng thú học tập để tạo cho học sinh yêu thích môn học, từ đó tạo động lực học tập tích cực cho các em còn làm nhiều đồng chí, đồng nghiệp trăn chở. 2, Hiệu quả thực trạng: Qua điều tra về thực trạng học tập của học sinh khối 8 trường THCS Cẩm Thành đầu học kì I năm học 2006 - 2007, tôi thu được kết quả như sau: - Số học sinh yêu thích môn Hoá học: 54/120 đạt 45%. - Số học sinh không yêu thích môn Hoá học: 66/120 đạt 55%. Từ thực trạng đó chứng tỏ số học sinh yêu thích môn Hoá học còn ít, nên trách nhiệm của người dạy là phải tìm tòi phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh từ đó các em yêu thích môn học hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xác định được vai trò của mình, ngay sau khi được phân công giảng dạy bộ môn Hoá học 8, ngoài việc không ngừng sử dụng phương pháp dạy học mới vào giảng dạy tôi còn chú trọng nghiên cứu và thử nghiệm việc vận dụng “Một số biện pháp gáy hứng thú học tập trong dạy học Hoá học 8” để tạo động cơ học tập cho học sinh. b. giải quyết vấn đề i/ các giải pháp thực hiện. ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngay sau khi được phân công giảng dạy tôi đã không ngừng học tập, nghiên cứu SGK, SGV cũng như các sách tham khảo khác để nắm bắt một cách tổng quát vê kiến thức, mức độ yêu cầu về nhận thức đối với học sinh. Bước vào năm học tôi đã có kế hoạch kiểm tra phân loại đối tượng học sinh để từ đó có tác động phù hợp đối với từng đối tượng để đạt hiệu quả cao trong hoạt động nhận thức của các em. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi bai tập trắc nghiệm cho từng nội dung, từng chương để sử dụng nhằm phát huy tối đa khả năng nhận thức của học sinh. Ii/ các biện pháp tổ chức thực hiện. 1, Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong hoạt động tìm tòi kiến thức mới. Trong quá trình tổ chức cho học sinh tìm tòi kiến thức mới, tôi đã thường xuyên vận dụng câu hỏi trắc nghiệm để gây hứng thú học tập và tiếp cận kiến thức mới dễ dàng hơn. Ví dụ 1: Khi giảng dạy Bài 5: Nguyên tố hoá học. Để xây dựng khái niệm nguyên tố hoá học là gì? Sau khi yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I, trang 17 SGK và nêu ra một số ví dụ cụ thể, tôi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm sau: Nguyên tố hoá học là: A. Nguyên tử cùng loại. B. Phân tử cơ bản cấu tạo nên vật chất. C. Yếu tố cơ bản cấu tạo nên nguyên tử. D, Những nguyên tử cùng loại có cùng số Proton trong hạt nhân. Sau khi nghiên cứu thông tin SGK và các ví dụ cụ thể của các giáo viên đưa ra, học sinh lựa chọn phương án đúng: Kết quả có 85/120 học sinh lựa chọn được đáp án đúng là D. Ví dụ 2: Khi dạy Bài 10: Hoá trị Trong khi cho học sinh nghiên cứu phần 2, vận dụng quy tắc hoá trị. Tôi vận dụng câu hỏi trặc nghiệm sau: Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với H và hợp chất của Y với Cl như sau: XH2, YCl3. Hãy chọn công thức hoá học thích hợp cho hợp chất của X và Y trong các công thức sau đây: A, XY3 B, XY C, X3Y2 D, X2Y3. Học sinh thảo luận nhóm lựa chọn câu trả lời đúng: Đáp án đúng là: C. Vì học sinh xác định được: Nguyên tố X với H có công thức XH2 suy ra X có hoá trị II. Nguyên tố Y với Cl có công thức YCl3 suy ra Y có hoá trị III. Do đó công thức của X và Y là: X3Y2. 2, Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong hoạt động củng cố bài học. Sau khi học xong bài Để giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài hoc, tôi đã thay việc sử dụng câu hỏi cuối bài bằng việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm. Chẳng hạn: Bài 5: Nuyên tố hóa học. Sau khi giảng dạy phần II. Nguyên tử khối. Tôi đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm như sau: (Dùng cho HS khá, giỏi) Biết nguyên tử Cácbon có khối lượng bằng 1,9926 x 10-23g. Khối lượng bằng gam của nguyên tử Natri là: A, 3,8 x 10-23g. B, 3,81 x 10-23g. C, 3,82 x 10-23g. Biết nguyên tử khối của Na là 23, nguyên tử khối của C là 12. Hãy chọn câu trả lời đúng. Học sinh thảo luận và chọn được phương án đúng là C. Vì: 1 dvC có khối lượng = 1,9926 . 10-23/ 12 = 0,16605 . 10-23 g. Khối lượng bằng gam của nguyên tử Na = 0,16605 . 10-23 x 23 = 3,1915 . 10-23 ~ 3,82 . 10-23 g. Còn ở : Bài 8: Bài luyện tập 1. Tôi vận dụng câu hỏi trắc nghiệm sau: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi ở đúng 1000C”. Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau: A, ý 1 đúng, ý 2 sai. B, ý 1 sai, ý 2 đúng. C, Cả 2 ý đều đúng,và ý 2 giải thích cho ý 1. D, Cả 2 ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1. E, Cả 2 ý đều sai. Học sinh thảo luận và lựa chọn được câu trả lời đúng là D. Sau khi giảng bài tập này, giáo viên có thể nêu câu hỏi cho học sinh như sau: “ Sửa câu trên như thế nào để có thể chọn câu C là phương án đúng”. Học sinh nêu phương án sửa: Phương án 1: Sửa ý 1 “Nước cất là chất tinh khiết”. Phương án 2: Sửa ý 2 “ Vì nước cấu tạo bởi 2 nguyên tố H và O”. 3, Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra bài cũ. Trong hoạt động kiểm tra bài cũ, tôi không sử chỉ sử dụng câu hỏi tự luận mà còn thường xuyên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra học sinh. Chẳng hạn kiểm tra bài cũ sau khi đã học Bài 21: Tính theo công thức hoá học. Tôi đã sử dung câu hỏi sau để kiểm tra học sinh: Một chất có thành phần gồm 2 nguyên tố là Fe và O. Trong phân tử của hợp chất, nguyên tố sắt chiếm 70% theo khối lượng. Tỉ lệ về nguyên tử sắt và nguyên tử o xi trong hợp chất là: A, 1/1 B, 3/4 C, 2/3 D, 4/6. Học sinh chữa bài bằng cách: Tính: Số nguyên tử sắt: Số nguyên tử oxi = 70/56: ( 100 – 70 )/ 16 = 1120/1680 = 2/3 Phân tử hợp chất có 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O. Vậy đáp án đúng là C. c. kết luận 1, Tính hiệu quả: Trong quá trình giảng dạy nhờ thường xuyên sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm đã kích thích được tinh thần tự giác học tập của học sinh. Qua đó, tôi thấy các em học tập sôi nổi hơn , các em tự tin hơn và tích cực tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và những giờ học ddoskeets quả học tập của các em hơn hẳn các giờ học khác. Cụ thể là đã có nhiều em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và làm các bài tập trắ nghiệm. Nhờ đó mà học sinh có hứng thú học tập hơn với bộ môn Hoá học, đồng thời giúp các em tiếp cận bài học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Từ đó phát huy được tinh thần tự học, tự tìm tòi và tiếp thu kiến thức ngay trên lớp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 2, Kiến nghị, đề xuất: Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra trong thực tế vận dụng giảng dạy của bản thân, nên không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng chí để vấn đề tôi đưa ra được hoàn thiện và vận dụng vào công tác giảng dạy được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Cẩm Thành, ngày 27 tháng 02 năm 2007. Người thực hiện Lê Viết Loan
Tài liệu đính kèm: