Đề 1.
Câu 1 (2 điểm)
"Tư tường nhân đạo trong văn học đã phất triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng, như ở thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX"
(Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.192)
Hãy trình bày những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn học giai đoạn này. (Minh họa qua Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Câu 2 (3 điểm)
Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình ảnh của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Văn học 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2004)
Câu 3 (5 điểm)
Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã góp phần làm cho nhiều tác phẩm thơ trong văn học trung đại trở thành kiệt tác và thành suối nguồn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Bằng sự hiểu biết một số tác phẩm thơ trong văn học trung đại mà em đã được học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
Một số đề thi hsg huyện và tỉnh môn ngữ văn Đề 1. Câu 1 (2 điểm) "Tư tường nhân đạo trong văn học đã phất triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng, như ở thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX" (Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.192) Hãy trình bày những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn học giai đoạn này. (Minh họa qua Truyện Kiều của Nguyễn Du) Câu 2 (3 điểm) Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình ảnh của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau: "Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Văn học 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2004) Câu 3 (5 điểm) Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã góp phần làm cho nhiều tác phẩm thơ trong văn học trung đại trở thành kiệt tác và thành suối nguồn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Bằng sự hiểu biết một số tác phẩm thơ trong văn học trung đại mà em đã được học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến đó. Đề 2. Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng từ 15 đến 20 dòng giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 2 (3 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: "Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi." (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 3 (5 điểm) So với cách "ngắm trăng" của Lí Bạch qua Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Hồ Chí Minh trong Ngắm trăng, cách "ngắm trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ ánh trăng trên đây, theo em có điều gì gần gũi, quen thuộc và điều gì mới mẻ, bất ngờ? Bài học thấm thía rút ra từ hình tượng "ánh trăng" của ông là bài học gì?
Tài liệu đính kèm: