MỘT SỐ ĐỀ THI HSG HUYỆN VÀ TỈNH MÔN NGỮ VĂN
Đề 1.
Câu 1 (3 điểm)
Phân tích cái hay về nghệ thuật của đoạn thơ miêu tả cảnh làng quê ngày giáp Tết trong bài "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ:
"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh"
Câu 2 (2 điểm)
Đối chiếu với văn học Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX đến 1945, em nhận thấy văn học Việt nam thời kỳ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 có những gì đổi mới đáng kể.
Câu 3 (5 điểm)
"Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và "Cáo tật thị chúng" của Thiền Sư Mãn Giác là hai tác phẩm thành công, để lại ấn tượng khá sâu sắc trong lòng người đọc.
Hãy phân tích điểm tương đồng về nội dung trong hai tác phẩm đó.
Đề 2.
Câu 1 (2 điểm)
Trong tác phẩm văn học có những chi tiết rất quan trọng, không có chi tiết đó, cốt truyện không phát triển được. Em hãy chỉ ra một chi tiết như thế trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và "lão Hạc" của Nam Cao.
Câu 2 (3 điểm)
Có ý kiến cho rằng câu thơ:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Là sản phẩm của cái tâm, còn câu thơ:
"Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"
Là sản phẩm của tài năng Nguyễn Du, thể hiện qua Truyện Kiều.
Em có đồng ý với ý kiến đó không?
Một số đề thi hsg huyện và tỉnh môn ngữ văn Đề 1. Câu 1 (3 điểm) Phân tích cái hay về nghệ thuật của đoạn thơ miêu tả cảnh làng quê ngày giáp Tết trong bài "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ: "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh" Câu 2 (2 điểm) Đối chiếu với văn học Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX đến 1945, em nhận thấy văn học Việt nam thời kỳ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 có những gì đổi mới đáng kể. Câu 3 (5 điểm) "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và "Cáo tật thị chúng" của Thiền Sư Mãn Giác là hai tác phẩm thành công, để lại ấn tượng khá sâu sắc trong lòng người đọc. Hãy phân tích điểm tương đồng về nội dung trong hai tác phẩm đó. Đề 2. Câu 1 (2 điểm) Trong tác phẩm văn học có những chi tiết rất quan trọng, không có chi tiết đó, cốt truyện không phát triển được. Em hãy chỉ ra một chi tiết như thế trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và "lão Hạc" của Nam Cao. Câu 2 (3 điểm) Có ý kiến cho rằng câu thơ: "Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" Là sản phẩm của cái tâm, còn câu thơ: "Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông" Là sản phẩm của tài năng Nguyễn Du, thể hiện qua Truyện Kiều. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Câu 3 (5 điểm) Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), "Truyện Kiều" (Nguyễn Du), "Thương vợ" (Trần Tế Xương) và "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố)
Tài liệu đính kèm: