Một số đoạn văn tham khảo lớp 9

Một số đoạn văn tham khảo lớp 9

 1.Truyện kiều – NGUYễN DU

1. Chân tướng Mã Giám Sinh

 a) ( Nguyễn Du không chỉ có tài năng miêu tả nhân vật chính diện mà đại thi hào còn rất thần tình trong việc khắc họa nhân vật phản diện. Điển hình là nhân vật Mã Giám Sinh. Chân tướng nhân vật hiện lên rõ nét qua đoạn trích “ MGS mua Kiều”)

 Đoạn trích “ MGS mua Kiều” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã phơi bày bộ mặt “ buôn thịt bán người” MGS. Hắn xuất hiện với tư cách đi hỏi vợ nhưng lai lịch tung tích lại mập mờ vu vơ:

 “Hỏi tên rằng : MGS

 Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần”.

 Hắn đã “ngoại tứ tuần” rồi mà còn “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”. Câu thơ miêu tả khách quan mà vẫn không giấu được sự mỉa mai phê phán thói “trai lơ” của kẻ họ Mã này. Chân tướng MGS lộ rõ hơn qua dáng điệu cử chỉ:

 “Trước thầy sau tớ xôn xao

 Nhà băngđưa mối rước vào lầu trang

 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” .

 Đi hỏi vợ mà thầy tớ ồn ào láo nháo, chẳng xem ai ra gì, rõ ra một bọn người vô giáo dục, thiếu văn hóa. Và thiếu văn hóa nhất lại là thằng “thầy”. Cái hành động “ngồi tót”của MGS không chỉ là hành động sỗ sàng mà có gì đó rất lưu manh. Và đến “cuộc mua bán” thì chân tướng họ Mã mới bộc lộ hoàn toàn. Hắn – một tên “buôn người” sành sỏi, lọc lõi tàn nhẫn và giả dối . Hắn chính là một trong những bàn tay nhấn chìm hạnh phúc của Thúy Kiều.(Tóm lại : qua đoạn trích với số câu không nhiều, chân tướng họ Mã hiện lên cụ thể sinh động nhưng cũng hết sức khái quát. Đó là tài năng miêu tả nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.)

 

doc 64 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số đoạn văn tham khảo lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một số đoạn văn tham khảo
 1.Truyện kiều – NGUYễN DU
1. Chân tướng Mã Giám Sinh
 a) ( Nguyễn Du không chỉ có tài năng miêu tả nhân vật chính diện mà đại thi hào còn rất thần tình trong việc khắc họa nhân vật phản diện. Điển hình là nhân vật Mã Giám Sinh. Chân tướng nhân vật hiện lên rõ nét qua đoạn trích “ MGS mua Kiều”)
 Đoạn trích “ MGS mua Kiều” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã phơi bày bộ mặt “ buôn thịt bán người” MGS. Hắn xuất hiện với tư cách đi hỏi vợ nhưng lai lịch tung tích lại mập mờ vu vơ:
 “Hỏi tên rằng : MGS
 Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần”.
 Hắn đã “ngoại tứ tuần” rồi mà còn “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”. Câu thơ miêu tả khách quan mà vẫn không giấu được sự mỉa mai phê phán thói “trai lơ” của kẻ họ Mã này. Chân tướng MGS lộ rõ hơn qua dáng điệu cử chỉ:
 “Trước thầy sau tớ xôn xao
 Nhà băngđưa mối rước vào lầu trang
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” .
 Đi hỏi vợ mà thầy tớ ồn ào láo nháo, chẳng xem ai ra gì, rõ ra một bọn người vô giáo dục, thiếu văn hóa. Và thiếu văn hóa nhất lại là thằng “thầy”. Cái hành động “ngồi tót”của MGS không chỉ là hành động sỗ sàng mà có gì đó rất lưu manh. Và đến “cuộc mua bán” thì chân tướng họ Mã mới bộc lộ hoàn toàn. Hắn – một tên “buôn người” sành sỏi, lọc lõi tàn nhẫn và giả dối . Hắn chính là một trong những bàn tay nhấn chìm hạnh phúc của Thúy Kiều.(Tóm lại : qua đoạn trích với số câu không nhiều, chân tướng họ Mã hiện lên cụ thể sinh động nhưng cũng hết sức khái quát. Đó là tài năng miêu tả nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.)
b) MGS xuất hiện với tư cách là người đi hỏi vợ nhưng lai lịch, tung tích của y lại rất mập mờ, không rõ ràng (1). Y là một “viễn khách” từ xa đến lại do một “mụ nào” dẫn tới (2). Hai con người ấy gốc gác mơ hồ khiến ta có thể đặt câu hỏi (3). Đã thế cách trả lời lại nhát ngừng, không có CN, không thèm thưa gửi: “Hỏi tên rằng: MGS. Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần” (4). Dù đã “ngoại tứ tuần” nhưng MGS vẫn “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” (5). Những từ “nhẵn nhụi, bảnh bao” đã hàm ý không đẹp lại ở một kẻ đã “ngoại tứ tuần” càng gợi một cái gì không lương thiện (6). Tuổi tác đã nhiều nhưng lại cố tô vẽ cho trẻ, cho ra vẻ thư sinh phong lưu, lịch sự (7). Thật đúng là kẻ trai lơ, chải chuốt, thiếu đứng đắn! (8) Đi hỏi vợ mà “trước thầy sau tớ lao xao”, thầy tớ ồn ào, láo nháo, ô hợp chẳng xem ai ra gì (9). Và thiếu văn hóa nhất chính là “thằng thầy”, đi ở rể, ở bậc con cái mà lại “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” (10). Chỉ một từ “tót” thôi ND đã lột tả được bản chất vô học của một tên lưu manh, thiếu văn hóa (11). Bằng một vài chi tiết, ND đã khắc họa một cách sinh động, cụ thể nhân vật MGS- một kẻ giả dối, vô học (12).
(Bài viết của Nhung)
 2. Thúy Kiều bất hạnh
 Nhưng Thúy Kiều không chỉ là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp như ta đã phân tích ở trên mà nàng còn là người con gái bất hạnh. Cuộc sống gia đình đang êm ấm ,tai họa bỗng ập đến. Nàng đành dứt tình với chàng Kim để bán mình chuộc cha. Từ đây nàng phải sống một cuộc sống địa ngục. Tiếng là lấy MGS song nàng bị coi là một thứ hàng hóa không hơn không kém. Rồi nàng còn bị ép tiếp khách làng chơi. Hai lần rơi vào thanh lâu là hai lần nàng ê trề đau đớn. Nàng luôn sống trong tâm trạng cô đơn day dứt. Nếu có hạnh phúc cũng chỉ là những giây phút ngắn ngủi khi nàng chung sống với Từ Hải. Và rồi nàng lại phải chuốc lấy sự ân hận xót xa khi khuyên Từ Hải ra hàng. Từ Hải thì ra đi vĩnh viễn. Còn nàng lại một lần nữa bị Hồ Tôn Hiến làm nhục . Tóm lại Thúy Kiều là nhân vật điển hình cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
3. Chân dung chị em Thúy Kiều: 
 Thơ Trung đại thường lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn sắc đẹp của con người. Thơ Nguyễn Du cũng vậy. Song mỗi nhân vật của ông lại có nét độc đáo riêng. Cùng so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng với Thúy Vân , Nguyễn Du viết: “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Còn với Thúy Kiều ông lại viết: “ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Rõ ràng có sự khác nhau trong cách miêu tả của đại thi hào. Với Thúy Vân thiên nhiên sẵn lòng “ nhường” nàng, sẵn sàng “thua” nàng vì có lẽ đó chỉ là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu vô hại. Nhưng với vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều thì hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “ hờn”. Từ “ghen” và từ “hờn” gợi cho ta cảm giác rờn rợn . Cái rờn rợn ấy chính là sự dự báo số phận bất hạnh của nàng Kiều. Ca dao đã từng nói:
 “Một vừa hai phải ai ơi
 Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
Từ miêu tả , Nguyễn Du đã ngầm dự báo số phận nhân vật. Thúy Vân có cuộc đời phẳng lặng thì Thúy Kiều lại chìm nổi lênh đênh. Cái tài, cái tâm của Nguyễn Du cũng chính là ở chỗ đó.
4. Chân dung Thúy Kiều:
“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc (1). Nếu TV có một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu một vẻ đẹp hoàn hảo thì TK lại vượt lên cái hoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt đích (2). Gợi tả vẻ đẹp của TK, tác giả vẫn sử dụng những hình tượng NT ước lệ tượng trưng, song ND chỉ chấm phá, tập trung vào đôi mắt của Kiều “Làn thu thủy nét xuân sơn (3). Đôi mắt của TK trong xanh như làn nước mùa thu, ẩn dưới đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân (4). Đôi mắt ấy không chỉ thể hiện sự tinh anh sắc sảo mà còn ẩn dấu một tâm hồn, trái tim mặn nồng, đằm thắm đầy quyến rũ (5). Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, thiên nhiên phải ghen ghét phải đố kị với sắc đẹp của nàng (6). Không chỉ là người con gái đẹp, Kiều còn là người con gái toàn tài, xuất chúng “thông minh vốn sẵn tính trời” (7). Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ PK gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), họa (vẽ) (8). Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường (9). Kiều còn biết sáng tác nhạc, bản nhạc mang tên “bạc mệnh” chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm (10). Chỉ bằng một đoạn thơ ngắn, với NT miêu tả tài tình, ND đã làm hiện lên trước mắt người đọc bức chân dung tuyệt thế giai nhân (11).
(bài viết của Nhung)
5. Cảnh ngày xuân ( hai câu đầu)
Hai câu thơ trong TK:
“Cỏ non xanh tận chân trời
-Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân (1). Bức tranh xuân ấy có phông, nền là màu xanh của thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời (2). Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, màu xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu (3). Phép đảo VN đã gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (4). Câu thơ của ND khiến người đọc liên tưởng tới hai câu thơ cổ của TQ:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”(5)
Đây cũng là một bức tranh đẹp của mùa xuân với hương vị, đường nét, màu sắc song cảnh dường như tĩnh tại (6). Còn với câu thơ của đại thi hào ND, chỉ cần đảo chữ “điểm” là cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
(bài viết của Nhung)
4. Tám câu thơ cuối đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng bích” 
 Tỏm cõu cuối đoạn truyện “ Kiều ở lầu Ngưng Bớch ” trớch “ Truyện Kiều ” của Nguyễn Du thật đỳng là bức tranh tõm trạng được phỏc hoạ bằng bỳt phỏp tả cảnh ngụ tỡnh. Bức tranh tõm trạng Thuý Kiều được bắt đầu bằng cỏi nhỡn “ buồn trụng ” của nàng hướng về cửa bể lỳc chiều hụm. Cỏnh buồm thấp thoỏng xa xa nhắc nàng nhớ đến quờ hương, nơi đú cú mẹ cha đang ngày đờm mong ngúng nàng. Nghĩ thế, hẳn lũng nàng xút xa lắm ! Giờ đõy, cụ quạnh trước thiờn nhiờn nơi lầu Ngưng Bớch, nàng chạnh lũng thương cho thõn phận mỡnh. Đưa cặp mắt buồn thương hướng về phớa “ ngọn nước ” mới sa, cỏnh “ hoa trụi ” sao giống thõn nàng thế ? Nhỡn xuống nội cỏ, thiờn nhiờn rợn ngợp hoang vắng, chõn mõy mặt đất triền miờn một màu xanh vụ định y như kiếp sống mũn mỏi của nàng. Cú lẽ, nàng sợ lắm, nàng khúc nhiều lắm vỡ bị chà đạp và vỡ bị cụ độc một thõn một mỡnh. Cặp lục bỏt cuối cựng vỡ thế khụng chỉ diễn tả nỗi buồn man mỏc, xa xăm của nàng mà ý thơ cũn cho thấy nỗi buồn trong nàng được đẩy lờn thành nỗi khiếp sợ, hói hựng. Tiếng giú, tiếng súng “ầm ầm ” võy lấy nàng là ngụ ý cho những gỡ kinh khủng mà nàng vừa trải qua và dự bỏo bao điều kinh hoàng phớa trước. Túm lại, chỉ với tỏm cõu thơ, giọng thơ đượm buồn, cú sự kết hợp hài hoà giữa điệp từ và từ lỏy gợi cảm, đoạn thơ đó diễn tả sõu sắc nỗi buồn tủi, cụ đơn của Thuý Kiều và ẩn chứa lũng thương cảm vụ bờ của đại thi hào với nỗi bất hạnh của Thuý Kiều.
Đoàn thuyền đánh cá
1.Khổ đầu (bài viết của Nhung)
Mở đầu b/t “Đoàn thuyền đánh cá”, nhà thơ HC đã phác họa một bức tranh lộng lẫy và hoành tráng về hoàng hôn trên biển (1). Mặt trời cuối ngày được so sánh “như hòn lửa” khiến cảnh hoàng hôn trên biển trở nên rực rỡ và huy hoàng chứ không ảm đạm., hiu hắt (2). Điểm thêm vào bức tranh ấy là tiếng sóng dịu êm và màn đêm lặng lẽ buông xuống được NH qua h/ả “Sóng đã cài then đêm sập cửa” (3). Trong h/ả liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn và màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là các then cửa (4). Cách so sánh ấy giúp người đọc hình dung rõ cảnh biển vào đêm (5). Ngôi nhà vũ trụ đã chìm dần vào đêm và chính lúc thiên nhiên đang trong trạng thái nghỉ ngơi thì:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi” (6).
Với việc sử dụng phó từ “lại” kết hợp với “đoàn thuyền” ta hiểu đây là một công việc thường nhật, đã trở thành quen thuộc, đều đặn (7). Và đây không phải là một vài chiếc thuyền lẻ tẻ mà là cả một tập thể (8). Họ mang theo âm hưởng của tiếng hát hào hùng và sôi nổi qua h/ả “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” (9). Câu hát là niềm vui, là sự phấn chấn của người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi (10). Thủ pháp phóng đại đã tạo ra một h/ả thơ thật khỏe khoắn và lạ (11).
 2. bài thơ “Bếp lửa”: 
1.Đoạn văn về khổ thơ đầu bài thơ “Bếp lửa”:
 Đoạn thơ :
 “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa 
 Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
đã thể hiện những suy ngẫm sâu sắc của người cháu về cuộc đời bà. Từ “lận đận” trong câu thơ thứ nhất giúp ta hiểu rõ sự vất vả khổ cực của bà. Bà hy sinh cả cuộc đời để chăm lo nuôi dạy cháu lớn khôn. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó, dù nắng mưa vẫn luôn bên cháu. Không chỉ chăm lo cho cháu cuộc sống vật chất, bà còn chăm lo cho cháu cả đời sống tinh thần, tình cảm. “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”- dậy sớm để nhóm bếp lửa, để nhóm lên trong tâm hồn cháu những điều tốt đẹp nhất:
 “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui 
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
Đó là niềm yêu thương, đùm bọc chở che, là tình xóm làng thân thuộc. Điệp từ “nhóm” khẳng định những chắt chiu, vun xới của bà dành cho cháu. Cháu có được sự trưởng thành cũng là từ tình thương và sự hy sinh cao cả của bà. Tất cả những điều đó khiến nhà thơ xúc động thốt lên: “ Ôi ! kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! ”. Lời thơ ấy cũng là lời bày tỏ lòng kính yêu, niềm biết ơn vô hạ ... keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Họ là những người xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những vùng quê nghèo khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗng trở thành thân quen. Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng lời thơ thật xúc động : 
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Họ đều xuất thân từ những vùng đất khô cằn, nghèo khổ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá". Từ "xa lạ" gặp nhau. Thật là thú vị, nhà thơ không nói hai người xa lạ mà là "đôi người xa lạ", vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng thêm. "Hai người" cụ thể quá. Đôi người là từng "đôi" một - nhiều người. Trong đơn vị quân đội ấy, ai cũng thế. Hình ảnh những con người chẳng hẹn quen nhau nói lên một sự xa lạ trong không gian và tình cảm. Nhưng khi tham gia kháng chiến, những con người ấy cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau. Vì thế họ trở thành thân nhau, hiểu nhau, thương nhau và gọi nhau là "đồng chí".
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 Đồng chí"
 Tình cảm ấy thật thân thương, thật tha thiết. Giọng thơ đang liền mạch nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình, bỗng ngắt nhịp đột ngột. Từ Đồng chí lại được tách ra làm câu riêng, một đoạn riêng. Với cấu trúc thơ khác thường ấy tác giả đã làm nổi bật ý thơ. Nó như một nốt nhấn của bản nhạc, bật lên âm hưởng gây xúc động lòng người. Câu thơ chỉ có một từ Đồng chí - một tiếng nói thiêng liêng. Đồng chí một sự cảm kích về nhiều đổi thay kì lạ trong quan hệ tình cảm. Thế là thành đồng chí.
 Tình cảm ấy lại đựơc biểu hiện cụ thể trong cuộc sống chiến đấu. Những lúc kề bên nhau, họ lại kể cho nhau nghe chuyện quê nhà. Chuyện "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày", "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" cả chuyện "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"... Từ những lời tâm tình ấy cho ta hiểu rằng : Các anh chiến sĩ mỗi người đều có một quê hương, có những kỉ niệm thân thiết gắn bó với quê nhà và khi ra đi hình bóng quê hương đều mang theo trong họ. Các anh lại cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu gian khổ bên nhau. Trong gian lao vất vả họ lại tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong mối tình đồng chí. Làm sao các anh có thể quên được những lúc ướt mồ hôi, cùng chịu với nhau từng cơn ớn lạnh. Cuộc sống bộ đội nghèo vất vả nhưng không thiếu niềm vui. Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá... dẫu trời có buốt giá thì miệng vẫn cười tươi. Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà lại thể hiện bằng cách nắm lấy bàn tay. Thật giản dị và cảm động. Không phải là những vật chất của cải, không phải là những lời hoa mĩ phô trương. Những người chiến sĩ biểu hiện tình đồng chí là bàn tay nắm lấy bàn tay. Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên tất cả những ý nghĩ thiêng liêng cao đẹp của mối tình đồng chí :
 	 Đêm nay rừng hoang sương muối
 	 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo
Câu thơ vừa tả cảnh thực vừa mang nét tượng trưng. Tác giả tả cảnh những người lính phục kích chờ giặc trong đêm sương muối. Súng hướng mũi lên trời có ánh trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng. Đồng thời "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn Vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.
	Bằng ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực gợi tả có sự khái quát cao, Chính Hữu đã cho ta thấy rõ quá trình phát triển của một tình cảm cách mạng trong quân đội. ở đây nhà thơ đã xây dựng hình ảnh thơ từ những chi tiết thực của cuộc sống thực trong đời thường của người chiến sĩ, không phô trương, không lãng mạn hóa, thi vị hóa, chính những nét thực đó tạo nên sự thành công của tác phẩm. Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt mới trong phương pháp sáng tác và cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong thơ thời kì chống Pháp.
2. a) Viết thành một văn bản, đúng thể loại nghị luận văn học, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường.
 b) Xác định, thể hiện rõ yêu cầu trọng tâm của đề bài trong bài làm : chất thơ của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" ở các ý sau cần phân tích, bình giảng.
 + Chất thơ toát ra từ bức tranh thiên nhiên đẹp của vùng đất Sa Pa - ngân nga, nhẹ nhàng, thơ mộng trong ngòi bút tả cảnh với những bức tranh lung linh, huyền ảo (đưa dẫn chứng, phân tích)
 + Chất thơ lắng sâu trong câu văn tả tình với những mẩu chuyện xúc động, đáng yêu, toả ra từ vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn của con người: anh thanh niên trên trạm quan sát Yên Sơn cao 2600 mét, anh bạn trên đỉnh Phăng-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư già ở vườn rau Sa Pa cho đén bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường. Tất cả những con người ấy đã tạo nên một sức âm vang lớn đằng sau cái lặng lẽ ngàn đời của vùng đất Sa Pa (học sinh phân tích trọng tâm vào nhân vật anh thanh niên)
 + Cái thơ mộng, vẻ huyền ảo của Sa Pa quyện chặt với cái đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau đã làm nên chất thơ của con người, của cuộc sống.
 + Văn xuôi, truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái như một bài thơ.
1. Viết đoạn văn khoảng 10 cõu ,diễn dịch hoặc tổng phõn hợp nội dung núi về cảm nghĩ của mỡnh về tuổi trẻ Việt Nam trong khỏng chiến chống Mĩ qua Truyện ngắn “Những ngụi sao xa xụi”của Lờ Minh Khuờ.
VD: Những phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ cưu nước đó được LMK phản ỏnh chõn thực, hấp dẫn trong truyện ngắn “ NNSXX” qua hỡnh ảnh những nữ thanh niờn xung phong. Ba cụ gỏi trẻ : Nho ,Thao, Phương Định tổ trinh sỏt mặt đường trong tỏc phẩm là những con người mang trong mỡnh tất cả nhửng phẩm chất quớ giỏ của người phụ nữ Việt Nam. Dự là những người con gỏi nhưng họ lại làm một nhiệm vụ cực kỡ gian lao, vất vả và nguy hiểm. Đú là hang ngày phải chạy trờn cao điểm đo khối lượng đất đỏ lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thỡ phỏ bom.Đảm nhận cụng việc ấy là hàng ngày, hàng giờ họ phải đối diện với cỏi chết với tử thần. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, bằng sự thương yờu đựm bọc, giỳp đỡ lẫn nhau họ đó vượt qua tất cả mọi khú khăn gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Khụng những vậy họ cũn vượt lờn tất cả mọi gian khổ, thiếu thốn để sống một cỏch trong sỏng, hồn nhiờn, lóng mạn, mộng mơ.Cuộc sống tàn khốc của chiến tranh khụng thể làm họ mất đi tõm hồn lóng mạn, mơ mộng và tinh thần lạc quan, tin tưởng đối với cuộc đời. Sau những giờ phỳt căng thẳng khi phải kề cận tử thần, họ lại vui vẻ, lạc quan và sống một cỏch hồn nhiờn, vụ tư.Vượt lờn mọi gian lao cực nhạc của cuộc sống khốc liệt của chiến trường để hoang thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và sống hồn nhiờn lạc quan chẳng phải là những phẩm chất quý giỏ của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ hay sao !
2. Viết đoạn văn khoảng 8 cõu theo cỏch diễn dịch để nờu cảm nghĩ của em về nhõn vật Phương Định trong tỏc phẩm “ Những ngụi sao xa xụi’’ của Lờ Minh Khuờ.
VD : Phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ VN trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ cứu nước đó được LMK khỏi quỏt và thể hiện khỏ xuất sắc qua tỡnh tượng nhõn vật PĐịnh trong tỏc phẩm NNSXX.Điểm sỏng trong con người PĐịnh cú lẽ là tõm hồn lóng mạn, mộng mơ và lũng tin yờu sõu sắc vào cuộc đời. Dự sống trong hoàn cảnh cực kỡ khú khăn vất vả và phải đảm nhiệm một cụng việc hết sức hiểm nguy nhưng ở người con gỏi Hà Nội mảnh mai này vẫn khụng hề mất đi nột đẹp trong tõm hồn.Sau những giờ phỳt căng thẳng khi đó thoỏt khỏi bàn tay tử thần, PĐịnh lại say ngắm vẻ đẹp của mỡnh, lại thả hồn theo những suy tư đầy lóng mạn, lại nhớ về những kỉ niệm ờm đềm bỡnh dị của một thời thơ ấu : kỉ niệm về một bà bỏn kem, về con đường nhựa ban đờm, về những ngụi sao trong cõu chuyện cổ tớch ; lại hồn nhiờn, vụ tư trước một trận mưa đỏ vừa bất ngờ, đột ngột ập tới.Cú thể núi chớnh tõm hồn lóng mạn, mộng mơ của PĐịnh là biểu hiện sõu sắc cuả tinh thần chiến đấu dũng cảm và tỡnh yờu đời say đắm. Nếu khụng cú tinh thần dũng cảm, lũng yờu cuộc đời thỡ làm sao lại cú thể hồn nhiờn vụ tư, mộng mơ sau những giờ phỳt “ thần kinh căng như chóo” trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt ở một cao điểm trờn chiến trường đầy bom đạn.
3. Hóy túm tắt truyện ngắn “ Những ngụi sao xa xụi ’’ bằng một đoạn văn khoảng 20 cõu. Trong đoạn cú cõu dựng thành phần tỡnh thỏi (gạch chõn dưới thành phần tỡnh thỏi đú )
VD : Truyện ngắn NNSXX kể về 3 nữ thanh niờn xung phong làm thành một tổ trinh sỏt mặt đường tại một trọng điểm trờn tuyến đường trường sơn. Họ gồm cú hai cụ gỏi trẻ là Nho, Phương Định và tổ trưởng là chị Thao, lớn tuổi hơn một chỳt. Nhiệm vụ của họ là quan sỏt địch nộm bom, đo khối lượng đất đỏ phải san lấp do bom địch gõy ra, đỏnh dấu vị trớ cỏc trỏi bom chưa nổ và phỏ bom. Cụng việc của họ hết sức nguy hiểm vỡ thường xuyờn phải chạy trờn cao điểm gữa ban ngày và mỏy bay địch cú thể ập đến bất cứ lỳc nào. Đặc biệt họ liờn tục phải đối mặt với tử thần mỗi lần phỏ bom. Cụng việc này diễn ra thường xuyờn, liờn tục hàng ngày thậm chớ nhiều lần trong một ngày. Cả ba cụ gỏi phải sống trong một cỏi hang dưới chõn cao điểm, tỏch xa đơn vị.Cuộc sống ấy thật khú khăn, khắc nghiệt và cũng thật nguy hiểm. Họ cú thể bị bom vựi luụn và vựi bất cứ lỳc nào. Nhưng dự phải sống trong hoàn cảnh ấy, họ vẫn cú những niềm vui hồn của tuổi trẻ,vẫn cú những giõy phỳt hồn nhiờn, vụ tư. Và đặc biệt họ rất gắn bú, yờu thương và luụn sẻ chia những khú khăn gian khổ trong tỡnh đồng đội sõu sắc bền chặt. Trong ba cụ gỏi ấy Phương Định là nhõn vật chớnh và cũng là người kể chuyện. Người con gỏi quờ Hà Nội này là một thiếu nữ giàu xỳc cảm, hay mộng mơ và luụn nhớ về kỉ niệm một thời với gia đỡnh và thành phố thõn yờu của mỡnh. Trong phần cuối truyện, tỏc giả tập trung miờu tả hành động và tõm lớ của cỏc nhõn vật trong một lần phỏ bom mà chủ yếu là miờu tả nhõn vật Phương Định. Trong lần phỏ bom ấy, Nho bị thương. Cụ đó nhận được sự chăm súc rất tận tỡnh chu đỏo của Thao và Phương Định, những người đồng đội thõn yờu của cụ.Sau khi Nho qua khỏi cơn nguy kịch, một trận mưa đỏ bất ngờ ập đến, những cụ gỏi dũng cảm ấy lại sụng vụ tư hồn nhiờn như khụng hề cú khú khăn hiểm nguy nào họ vừa trải qua. Cú lẽ chớnh tõm hồn lóng mạn mộng mơ của những người con gỏi trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường khi vừa làm xong nhiệm vụ cực kỡ nguy hiểm là điểm sỏng của “ những ngụi sao xa xụi ” mà Lờ Minh Khuờ muốn thể hiện trong tỏc phẩm này.

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_doan_van_tham_khao_lop_9.doc