Một số giải pháp của GVCN trong việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 9

Một số giải pháp của GVCN trong việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 9

 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học trong những năm gần đây, nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng là giáo dục học sinh và cùng học sinh hưởng ứng hai cuộc vận động : cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong năm học này (2008 – 2009), toàn ngành, toàn trường phát động phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục đích huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả.

 Trong từng năm học và trong bất kì giai đoạn nào, mục tiêu giáo dục của trường THCS bao giờ cũng hướng đến nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy bén, trung thực, vượt khó và trong một chừng mực nào đó, có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

 Để có một lực lượng thế hệ trẻ phát triển toàn diện như thế thì vai trò của nhà trường rất quan trọng. Bởi vì nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ. Học sinh đến trường sẽ nhận được sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy cô giáo. Tại đây, nhân cách của các em được hình thành và phát triển. Đặc biệt, các em sẽ chịu tác động trực tiếp từ đội ngũ thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm.

 Tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh THCS tương đối phức tạp, nhất là các em học sinh lớp 9. Mức độ ổn định trong quá trình hình thành nhân cách chưa cao. Các em rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè và xã hội. Một khi có những thay đổi bất thường, hoặc tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội thì việc học tập của các em cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.

 

doc 21 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2755Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp của GVCN trong việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học trong những năm gần đây, nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng là giáo dục học sinh và cùng học sinh hưởng ứng hai cuộc vận động : cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong năm học này (2008 – 2009), toàn ngành, toàn trường phát động phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục đích huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả.
 Trong từng năm học và trong bất kì giai đoạn nào, mục tiêu giáo dục của trường THCS bao giờ cũng hướng đến nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy bén, trung thực, vượt khó  và trong một chừng mực nào đó, có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
 Để có một lực lượng thế hệ trẻ phát triển toàn diện như thế thì vai trò của nhà trường rất quan trọng. Bởi vì nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ. Học sinh đến trường sẽ nhận được sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy cô giáo. Tại đây, nhân cách của các em được hình thành và phát triển. Đặc biệt, các em sẽ chịu tác động trực tiếp từ đội ngũ thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm.
 Tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh THCS tương đối phức tạp, nhất là các em học sinh lớp 9. Mức độ ổn định trong quá trình hình thành nhân cách chưa cao. Các em rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè và xã hội. Một khi có những thay đổi bất thường, hoặc tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội thì việc học tập của các em cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
 Vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 9, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để giúp học sinh rèn luyện ý thức tự giác trong mọi hoạt động? Làm thế nào để giúp các em tự chủ trong cuộc sống, trong công việc? 
Làm thế nào để giúp các em phát huy được sự năng động, sáng tạo? Làm thế nào để giúp các em có ý thức đóng góp sức lực của mình cho hoạt động của lớp, của trường? 
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy rằng : để thành công trong công tác chủ nhiệm cần có sự đầu tư đúng mức, cần xây dựng cho tập thể lớp ý thức tự giác, tự quản. Đặc biệt trong điều kiện xã hội đang trên đà hội nhập và liên tục phát triển như hiện nay, nhiều tác nhân ngoại cảnh có sức cám dỗ lớn đối với học sinh khiến một bộ phận các em ham chơi hơn ham học, thích sống buông thả hơn rèn đức, luyện tài.
 Chắc hẳn nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng đã tìm ra một số giải pháp để hướng học sinh đi vào con đường đúng đắn, để các em xứng đáng là “Cháu ngoan Bác Hồ”, làm đúng “Năm điều Bác dạy”. Riêng tôi, tôi đã vận dụng một số giải pháp trong việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 9, cụ thể là lớp 9A3 – lớp chủ nhiệm, mà bản thân đã thực hiện tại trường THCS Ninh Gia và đã có những thành công nhất định.
B. NỘI DUNG :
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI :
 Nhân loại đang sống trong kỉ nguyên mới, đất nước đã gia nhập WTO, “con thuyền Việt Nam” đã và đang vươn ra biển lớn, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, sâu sắc trên mọi phương diện. Chính sự phát triển ấy tạo nên những tiền đề, khả năng để loài người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng có cơ hội phát huy tối đa khả năng vốn có của mình.
 Theo quan điểm của giáo dục hiện đại, giáo dục giữ vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội. Giáo dục xây dựng những nhân cách hoàn thiện có đầy đủ phẩm chất, năng lực để có thể theo kịp xu thế phát triển không ngừng của 
thời đại. Vì vậy, công tác giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục cho mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng không phải học cái gì mà là học được cái gì và học bằng cách nào?
 Gia đình là nơi sinh ra con người, nuôi dưỡng chăm sóc con người trưởng thành, nhưng con người ấy sau này ra ngoài đời như thế nào? Họ có thể hòa nhập được với nhịp độ phát triển không ngừng của xã hội không? Có đảm đương nổi vai trò của mình, trách nhiệm của mình trước tập thể, trước xã hội và trước chính bản thân mình hay không? Điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục của nhà trường, vào phương pháp làm việc cũng như nhân cách của thầy cô đối với học sinh. Nhân cách các em phát triển như thế nào là phụ thuộc vào cách giáo dục, chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Có thể nói, để đạt được chất lượng và hiệu quả giáo dục tốt chính là nhờ đội ngũ thầy cô trực tiếp giảng dạy, nhưng quan trọng hơn, quyết định phần lớn chính là nhờ các thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp. 
 Làm công tác chủ nhiệm lớp không dễ, nó rất khó khăn và vất vả. Nó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ với lương tâm của một nhà giáo có đạo đức, yêu nghề mến trẻ. Việc làm của giáo viên chủ nhiệm không thể ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian dài.
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
 1. Về phía giáo viên :
- Trong từng năm học, đội ngũ giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp có sự khác biệt nhau rõ rệt : khác nhau về tuổi nghề, tuổi đời; khác nhau về tay nghề và trình độ chuyên môn; khác nhau về kĩ năng sư phạm  nên hiệu quả từ công tác chủ nhiệm của mỗi lớp khác nhau.
 - Có giáo viên vì điều kiện gia đình nên ít theo sát lớp, có giáo viên thì chưa xây dựng được đội ngũ tự quản, có giáo viên thì chỉ chú trọng đến giờ sinh hoạt lớp. Đối với tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, GVCN dành phần lớn thời gian cho việc kiểm điểm, phê bình, nhắc nhở những học sinh vi phạm. Chủ thể trong giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là GVCN. GVCN độc thoại, diễn thuyết chiếm phần lớn thời gian, biến HS thành đối tượng thụ động.
- Mọi công việc của lớp, một số giáo viên tự làm hết, chưa biết phát huy sự năng động và khả năng tự hoàn thiện của học sinh. Một số hoạt động của lớp còn hình thức, qua loa, đại khái. 
- Một số giáo viên chưa nắm rõ thông tin về học sinh : đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, mong ước, nguyện vọng  để có thể giải quyết vấn đề một cách chủ động, kịp thời và hiệu quả. Mối quan hệ giữa GVCN và CMHS còn mờ nhạt, thông tin hai chiều chưa kịp thời.
- Quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa thật gần gũi và thân thiện. Giáo viên chỉ chú ý đến khuyết điểm của học sinh mà thiếu phương pháp giáo dục để hạn chế khuyết điểm đó.
 2. Về phía học sinh :
- Trong những giờ sinh hoạt lớp, học sinh được nghe nhiều hơn được nói. Do đó dẫn đến thói quen thụ động, ít thể hiện tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của bản thân trước tập thể lớp.
- Học sinh rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ bạn bè, xã hội. Đặc biệt trong thực tế xã hội hiện nay, cơ hội cho cái xấu tác động vào quá trình rèn luyện nhân cách, tác động vào tư tưởng, tình cảm của các em là rất nhiều.
- Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện. Tập thể lớp chưa có sự đoàn kết cao, cách tổ chức chưa khoa học, ý thức tự quản, tự giác chưa tốt.
- Một số em được cha mẹ kì vọng nhiều nhưng năng lực có hạn, dẫn đến kết quả ngược lại. Bên cạnh đó, một số em vì điều kiện gia đình, cha mẹ chưa quan 
tâm chu đáo. Cha mẹ chỉ thăm hỏi qua loa, được chăng hay chớ, hoặc buông xuôi bất lực. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các em.
- Lứa tuổi các em là lứa tuổi năng động, tò mò, thích khám phá. Các em có rất nhiều cơ hội để mở mang tri thức, mở rộng các mối quan hệ của mình bằng nhiều cách khác nhau, đâu phải chỉ có ở trường, ở nhà mà còn ở bạn bè, ở xã hội. Đặc biệt, các em còn biết khai thác thông tin và kiến thức thông qua con đường truy cập mạng Internet. Tuy vậy, để phân biệt đúng - sai, tốt – xấu, điều được phép – điều cấm kị ở tuổi các em thì không được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, chu đáo.
 Do vậy, để trở thành con người toàn diện về mọi mặt ngay từ khi còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân mỗi học sinh phải có ý thức tự giác cao và ý thức tự quản tốt.
 III. CÁC GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
 Chúng ta thường ví von : nhà trường là “chiếc cầu” nối giữa gia đình và xã hội, người đi trên chiếc cầu ấy chính là các em học sinh, người thiết kế, xây dựng nó chính là đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường. Do vậy, trong khoảng thời gian học sinh ngồi trên ghế nhà trường, người thầy phải có phương pháp xây dựng cho học sinh một nề nếp sinh hoạt hợp lí, cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, có ý thức tự giác thật cao để các em biết vận dụng mọi lúc, mọi nơi. Để xây dựng được nề nếp lớp thật tốt thì chẳng ai khác chính là các thầy cô giáo trong nhà trường, mà trách nhiệm trước hết thuộc về giáo viên chủ nhiệm.
 j. Các giải pháp và tổ chức thực hiện :
 j1. Các giải pháp :
 Khi nhận lớp chủ nhiệm và trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi thường làm các công việc sau :
* Tìm hiểu : 
 Đầu tiên, giáo viên cần làm quen với các em, tìm hiểu kĩ về tình hình lớp. Tìm hiểu thật tỉ mỉ, sâu sắc, toàn diện về hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh từ những năm trước qua chính học sinh, qua các giáo viên chủ nhiệm lớp của những năm trước và giáo viên bộ môn. Tìm hiểu thấu đáo về tâm sinh lí của từng em để xác định một cách cụ thể, chính xác biện pháp giáo dục thích hợp. Cần tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện để các em có thể tâm sự, trao đổi hoặc kiến nghị, đề xuất, hoặc mong muốn thầy cô tư va ... ớng còn học sinh, đặc biệt là ban cán sự lớp, có thể chủ động lựa chọn hình thức hoạt động, cho phép các em lồng ghép các hình thức vui chơi, giải trí đa dạng, phong phú dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng hoặc chi đội trưởng.
 Cụ thể, bản thân tôi đã xây dựng được nội dung một số giờ sinh hoạt lớp gắn với chủ điểm của HĐGD NGLL và gắn với định hướng của nhà trường trong học kì I của năm học này ( năm học 2008 - 2009) như sau :
 - Tháng 8 : GVCN và học sinh tự giới thiệu về bản thân mình.
 - Tháng 9 : 
 + Thảo luận “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” dựa trên phong trào 
 “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà nhà trường phát động.
 + Phát động phong trào và tổ chức kí cam kết thi đua : Tháng An toàn giao 
 thông.
 - Tháng 10 :
 + Sinh hoạt chuyên đề : Người Phụ nữ Việt Nam.
 + Tổ chức kể chuyện “Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”.
 - Tháng 11 :
 + Tìm hiểu trường Dục Thanh và những tấm gương thầy cô giáo tiêu biểu.
 + Tìm hiểu thông tin về hồ Đại Ninh và công trình Thuỷ điện Đại Ninh.
 - Tháng 12 : Thảo luận phương pháp học tập.
* Làm gương : 
 Một điều quan trọng nữa mà GVCN phải hết sức chú ý, đó là phải gương mẫu về mặt sinh hoạt, tác phong, y phục, lời ăn tiếng nói, đạo đức, lối sống  Tôi luôn tâm niệm rằng : mình là “tấm gương sáng” để học sinh noi theo. Do đó, không cho phép mình buông thả trước học sinh.
* Xây dựng thang điểm thi đua : 
 GVCN họp ban cán sự lớp để cùng bàn bạc, thống nhất tiêu chuẩn đánh giá thi đua trong tuần cho các cá nhân, trên cơ sở đó đánh giá thi đua cho từng tổ trong từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm. Lập sổ theo dõi thi đua của tổ, do tổ trưởng, tổ phó theo dõi, cuối tuần có cộng điểm, nhận xét, đánh giá, công khai phê bình, khen thưởng kịp thời.
 Trong buổi sinh hoạt lớp đầu tiên, GVCN cùng bàn bạc với tập thể lớp để thống nhất thang điểm thi đua trong năm học. Qua một số năm thực hiện, tôi nhận thấy thang điểm thi đua mà tôi áp dụng cho lớp chủ nhiệm tương đối có hiệu quả. Cách đánh giá thi đua cho mỗi cá nhân trong từng tuần, tôi hướng dẫn học sinh làm như sau:
 Tổ trưởng theo dõi, ghi vào sổ, chấm thi đua chéo giữa các tổ.
 + Theo dõi về nề nếp :
 ¬ Chuyên cần (điểm tối đa là 10), vắng học không phép trừ 2 điểm.
 ¬ Đồng phục (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 2 điểm. (quần áo, giày 
 dép, tóc tai, bảng tên, khăng quàng  )
 ¬ Trật tự (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 2 điểm. (không nghiêm 
 túc, nói chuyện, làm việc riêng  )
 ¬ Cơ sở vật chất (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 5 điểm. (Nhảy lên 
 bàn ghế, vẽ bậy,  )
 ¬ Xe đạp (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 2 điểm. (Xếp thẳng hàng, 
 đúng vị trí).
 ¬ An toàn giao thông (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 5 điểm. (Đi xe 
 hàng hai, hàng ba, lạng lách, đi xe máy  )
 ¬ Vệ sinh (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 2 điểm. (Trực lớp, vệ sinh 
 chỗ ngồi, công trình măng non )
 + Theo dõi về học tập :
 ¬ Không thuộc bài (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 2 điểm.
¬ Không làm bài, không soạn bài (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 2 
 điểm.
 ¬ Quên sách vở, dụng cụ (điểm tối đa là 10), vi phạm 1 lần trừ 2 điểm.
 ¬ Điểm học : lấy điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì (nếu 
 có).
 ¬ Phát biểu xây dựng bài (điểm tối đa là 10. Trong tuần có 24 tiết học, 
 nếu đạt 24 lần phát biểu thì được 10 điểm, nếu tăng so với qui định 5 lần 
 phát biểu thì được cộng 2 điểm, ngược lại nếu thiếu 5 lần phát biểu thì bị 
 trừ 2 điểm).
 + Cách cộng điểm : 
 ¬ Điểm cá nhân : [ĐTB nề nếp + (ĐTB học tập * 2)]/ 3.
 ¬ Điểm của tổ : TB cộng điểm các thành viên trong tổ.
 ¬ Trường hợp cá nhân bị trừ 1,0 : vi phạm qui chế thi cử, đánh nhau, vô lễ, 
 cúp học 
 + Xử lí kết quả xếp loại :
 ¬ Cá nhân, tổ vị thứ 1,2,3 hoặc những em vươn lên không đứng chót lớp 
 nữa : tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
 ¬ Cá nhân thường xuyên ở vị thứ thấp, không cố gắng thì nghiêm túc phê 
 bình. Tổ vị thứ thấp nhất lớp thì trực lớp tuần tiếp đó và làm công trình 
 măng non. (giữ vệ sinh cổng trường).
 ¬ Những em vi phạm nội qui bị trừ 1,0 : viết bản kiểm điểm có chữ kí của 
 PHHS, bản thân học sinh đọc kiểm điểm trước lớp.
 ¬ Thông báo công khai thi đua của từng cá nhân và từng tổ trước lớp. Học 
 sinh có ý kiến bổ sung, có biên bản tổng kết tuần, tháng.
 ¬ Kết quả thi đua được gửi về cho CMHS theo từng tuần.
 j2. Tổ chức thực hiện : 
 Sau khi nhận lớp và tìm hiểu kĩ về tình hình học sinh, tôi tiến hành bình bầu ban cán sự lớp. Tiếp đó, họp ban cán sự lớp lại, thống nhất cách làm việc. GVCN hướng dẫn cách thức làm việc trước tập thể lớp, cách theo dõi, nhắc nhở, động viên các bạn, cách chấm thi đua  Lựa chọn những em học sinh có năng lực trong hoạt động tập thể, học tập tốt, gương mẫu để bồi dưỡng năng lực tổ chức, quản lí, điều hành lớp.
 Cứ một tuần họp ban cán sự lớp một lần để rút kinh nghiệm. Tôi thường động viên, khích lệ và bồi dưỡng thêm cách thức làm việc cho đội ngũ này. Không nên áp đặt mà cho các em thảo luận và tự đưa ra hình thức hoạt động phù hợp với tình hình của lớp. Tôi góp ý và định hướng để các em làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Cần tôn trọng và tuyên dương sự năng động, sáng tạo của các em.
 Tôi cũng thường xuyên hỏi chuyện, trao đổi một cách chân tình, cởi mở, thân thiện với học sinh và đặc biệt là với ban cán sự lớp để tạo cho các em thói quen trao đổi thông tin thường xuyên, liên tục với thầy cô. Có như vậy, giáo viên mới nắm bắt thông tin và phân tích, xử lí thông tin một cách kịp thời.
 Trong những giờ sinh hoạt lớp, khoảng 15 phút đầu dành cho việc tổng kết thi đua (trong đó có tuyên dương, khen ngợi và kiểm điểm, phê bình). Thời gian còn lại, tôi tổ chức cho lớp sinh hoạt theo chủ đề tự chọn hoặc chủ đề theo định hướng của nhà trường. Tôi cố gắng vận dụng một cách linh hoạt, tế nhị lồng ghép các nội dung giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh. Phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh bằng những hoạt động có ích, phù hợp với lứa tuổi.
 Cuối giờ sinh hoạt lớp, tôi quan tâm, chú ý đến việc nhận xét tinh thần, thái độ (ưu điểm, khuyết điểm) của học sinh khi tham gia sinh hoạt và đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động trong tuần tiếp theo. Phân công trách nhiệm cụ thể, công việc cụ thể và thời gian hoàn thành. 
 k. Kết quả đạt được:
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng : để lớp đi vào kỉ cương, có thói quen thực hiện nề nếp, GVCN phải vất vả, sát sao trong công tác chỉ đạo và cùng làm gương chấp hành kỷ luật nghiêm túc. Sau khi đã quen, đã vào nề nếp rồi thì cán bộ lớp và tập thể học sinh hoàn toàn tự giác, tự làm việc. GVCN chỉ cần nắm bắt thông tin để có những chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch phát sinh đúng lúc, kịp thời.
 Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã áp dụng các giải pháp trên, kết quả cụ thể đạt được đều rất khả quan và đáng khích lệ. Nề nếp của lớp đi lên cả về phong trào lẫn chất lượng. Cụ thể :
 + Lớp đạt được những thành tích cao trong các phong trào thi đua chung của 
 trường, của Liên đội. Liên tục được xếp thứ hạng cao trong các đợt thi đua.
 + Chi đội và tập thể lớp thực sự trở thành một tập thể đoàn kết, nhất trí cao.
 + Học sinh trong lớp luôn có ý thức tự giác và tinh thần tự quản. Các em có 
 nề nếp khá tốt ngay khi không có mặt GVCN. Nề nếp hoạt động ở lớp có 
 tác động rất tốt đến nề nếp tự học ở nhà. Các em biết xây dựng góc học 
 tập khoa học, biết phát huy năng lực tự học, có thời biểu tự học ở nhà  
 + Tập thể lớp có tinh thần giúp đỡ nhau rất chân thành. Những em học lực 
 yếu được lớp cử bạn giúp đỡ, thi đua giúp nhau cùng tiến bộ.
 + Kết quả HK I của lớp 9A3 (năm học 2008 – 2009) : 
 ¬ Về học lực : 
 Giỏi : 03/37hs ; Khá : 13/37hs; TBình : 14/37hs; Yếu : 07/37hs.
 ¬ Về đạo đức : 
 Tốt : 25/37hs; Khá : 12/37hs; không có hạnh kiểm trung bình.
 + So với kết quả đầu năm khi nhận lớp, số học sinh có học lực yếu giảm 03, số học sinh có hạnh kiểm tốt tăng và không còn học sinh có hạnh kiểm trung bình.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
 “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ”, mà tuổi trẻ của một đời người phần lớn lại gắn với mái trường, nhận được sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Tại đây, nhân cách các em sẽ hình thành và phát triển. Có thể nói, nhà trường chính là “chiếc nôi” đầu tiên đưa các em vào đời và thầy cô giáo chính là những người giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
 Để giúp các em vững tin vào tương lai, để tiếp tục không ngừng ngày một nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục nói chung và hiệu quả của công tác chủ nhiệm nói riêng, bản thân tôi luôn luôn phải học hỏi, tìm tòi và không ngừng đổi mới phương pháp, tiếp thu cái mới để đáp ứng yêu cầu ngày một phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập.
 Nhờ những việc làm cụ thể trên mà lớp do tôi phụ trách ít nhiều đã có những thành quả nhất định. Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp duy nhất, tối ưu nhất. Chắc chắn trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp gần xa để giải pháp này được áp dụng có hiệu quả hơn.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Báo Dân trí và Khuyến học, địa chỉ : www.dantri.com.vn
 - Diễn đàn giáo dục, địa chỉ : 
 Ninh Gia, tháng 12 năm 2008.
 Người viết
 LÊ THỊ HỒNG
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
......................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap huu ich 0809.doc