Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 viết văn tự sự có hiệu quả

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 viết văn tự sự có hiệu quả

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

 GIÚP HỌC SINH LỚP 6 VIẾT VĂN TỰ SỰ CÓ HIỆU QUẢ

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Như chúng ta đã biết, nhân loại đã từng đúc kết “Văn học là nhân học”. Nói thế có nghĩa là nói rằng văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Và cũng có nghĩa là trong sự phát triển tư duy của con người thì văn học cũng là yếu tố hết sức cần thiết.

 Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội , môn Ngữ Văn trong môi trường giáo dục có tầm quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Hơn nữa đó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ , môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác: hướng học sinh làm theo cái đúng, cái tốt phù hợp với quan điểm xã hội. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống .

 Trong đời sống xã hội , tôi thấy đã có nhiều minh chứng khẳng định vai trò ý nghĩa của môn Ngữ văn . Người ta có thể gửi gắm những tâm tư tình cảm hay nói chuyện với cộng đồng nhờ vào các tác phẩm tự sự. Một người có thể cười, có thể khóc, có thể vui, buồn, mừmg, giận với một nhân vật nào đó hoặc chúng ta có thể hiểu quan điểm sống của một tác giả nào đó qua câu chuyện của ông ấy . Văn tự sự có nhiều cái hay, cái ấn tượng. Có nhiều tác phẩm tự sự trở nên những bài ca bất hủ đi cùng năm tháng. Là các thế hệ học trò Việt Nam chắc bạn chưa quên Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão hạc của Nam Cao, Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng Cho nên có thể nói rằng dạy học môn Ngữ văn nói chung, Ngữ văn lớp 6 nói riêng là cả một quá trình nhưng cũng là một nghệ thuật, nhất là khi dạy các bài văn tự sự.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2510Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 viết văn tự sự có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
 GIÚP HỌC SINH LỚP 6 VIẾT VĂN TỰ SỰ CÓ HIỆU QUẢ 
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Như chúng ta đã biết, nhân loại đã từng đúc kết “Văn học là nhân học”. Nói thế có nghĩa là nói rằng văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Và cũng có nghĩa là trong sự phát triển tư duy của con người thì văn học cũng là yếu tố hết sức cần thiết.
 Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội , môn Ngữ Văn trong môi trường giáo dục có tầm quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Hơn nữa đó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ , môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác: hướng học sinh làm theo cái đúng, cái tốt phù hợp với quan điểm xã hội. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống . 
 Trong đời sống xã hội , tôi thấy đã có nhiều minh chứng khẳng định vai trò ý nghĩa của môn Ngữ văn . Người ta có thể gửi gắm những tâm tư tình cảm hay nói chuyện với cộng đồng nhờ vào các tác phẩm tự sự. Một người có thể cười, có thể khóc, có thể vui, buồn, mừmg, giận với một nhân vật nào đó hoặc chúng ta có thể hiểu quan điểm sống của một tác giả nào đó qua câu chuyện của ông ấy . Văn tự sự có nhiều cái hay, cái ấn tượng. Có nhiều tác phẩm tự sự trở nên những bài ca bất hủ đi cùng năm tháng. Là các thế hệ học trò Việt Nam chắc bạn chưa quên Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão hạc của Nam Cao, Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên HồngCho nên có thể nói rằng dạy học môn Ngữ văn nói chung, Ngữ văn lớp 6 nói riêng là cả một quá trình nhưng cũng là một nghệ thuật, nhất là khi dạy các bài văn tự sự.
 Thực tế , chương trình môn Ngữ văn THCS hiện nay đã và đang có sự đổi mới với cấu trúc “tích hợp”. Một cuốn sách Ngữ văn gồm cả ba phân môn Văn , tiếng Việt, Tập làm văn. Điều đó cho thấy rằng phương pháp học tập của học sinh cũng cần có sự thay đổi để tiến kịp xu thế. Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Ngữ văn 6, tôi thấy rằng chương trình tuy đã tích hợp nhưng thực tế đang có sự mâu thuẫn giữa dung lượng kiến thức và thời gian . Với thời lượng 4 tiết/tuần, mỗi tiết 45 phút, “thời gian hết mà bài chưa hết”. Chẳng hạn khi dạy và học các bài luyện tập, luyện nói. Học văn tự sự đã là như vậy, còn làm văn tự sự thì đó là cả một vấn đề cần bàn bạc. Bởi lẽ trong dạy học Tập làm văn nói chung, cách làm Văn tự sự nói riêng sẽ đòi hỏi năng khiếu rất nhiều. Trong thực tế, việc viết văn tự sự của các em học sinh lớp 6 còn có nhiều hạn chế. Tôi luôn tự đặt ra câu hỏi : Làm thế nào để học sinh lớp 6 làm văn tự sự có hiệu quả? Làm thế nào đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng? Làm thế nào để học sinh tránh được lỗi trong quá trình viết văn tự sự. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp giúp học sinh lớp 6 viết bài văn tự sự có hiệu quả”.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận của vấn đề.
 Như chúng ta đã biết, nghiên cứu về dạy học Tập làm văn nói chung, cách làm bài văn tự sự nói riêng đã có bề dày lịch sử. Đây là vấn đề không phải mới nhưng cũng là vấn đề không cố định hoàn toàn mà nó có sự phát triển theo sự phát triển của xã hội. Vấn đề này đã được nhiều nhà giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều bài viết có chất lượng. Bởi lẽ Tập làm văn là đơn vị kiến thức rất phong phú, đa dạng nên khi dạy phân môn này ở bậc THCS nói chung, ở lớp 6 nói riêng , người giáo viên, ngoài việc nắm vững kiến thức trong sách , trong các tài liệu còn phải vận dụng phương pháp lên lớp phù hợp, có một tâm hồn phong phú, sự đồng cảm với học sinh. Viết văn là một trong những cách trau dồi vốn từ vựng cho học sinh, nâng cao khả năng lập luận tư duy lô gíc một vấn đề, rèn kỹ năng trình bày một đoạn văn, một bài văn hoàn chỉnh, rèn chữ nghĩa cho học sinh: viết văn sao cho hay, diễn đạt rõ nghĩa, trình bày chữ viết sạch đẹp, sáng sủa.Trên tinh thần kế thừa và phát huy những điểm mới, tôi rất mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào quá trình nghiên cứu đề tài.
II. Thực trạng của vấn đề.
 Trên thực tế việc dạy và học phân môn Tập làm văn nói chung và dạy học cách làm văn tự sự ở lớp 6 nói riêng có nhiều thiếu sót nhất định. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó thì có nhiều, song theo tôi , do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
1. Nguyên nhân khách quan
 Nhìn chung các thầy cô đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do những điều kiện khách quan nên đã có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh.
2. Nguyên nhân chủ quan 
- Một số học sinh vì lười học,chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn - phần văn tự sự.
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp , không có thời gian học .
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, ít tìm tòi khám phá về văn tự sự
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao , một số nhu cầu giải trí như xem ti vi , chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn , xao nhãng việc học .
- Hoặc học sinh chưa chịu khó tìm hiểu đầy đủ và vận dụng kiến thức vào thực tế. 
- Ngoài ra cách giao tiếp ứng xử đối với mọi người của các em còn rất nhút nhát, e dè .
 Kết quả viết văn tự sự của học sinh lớp 6 ở một số năm học trước chưa được cao.Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6 trong các năm sau, tôi nhận thấy các em làm văn tự sự còn nhiều hạn chế, viết sai từ, bài văn chưa có bố cục, chưa có thứ tự kể phù hợp, ngôi kể chưa thốn nhất..... Năm học 2011 - 2012, tôi đã tiến hành kiểm tra việc viết văn tự sự của các em học sinh lớp 6A, với kết quả như sau:
Lớp
Năm học
Sĩ số
Điểm
Ghi chú
9 -10
7 - 8
5 - 6
1 - 4
0
6A
2011- 2012
31
0
02
13
16
0
 Qua phần thống kê trên đây, tôi nhận thấy kết quả làm bài của học sinh còn ở mức TB và yếu là phần nhiều. Đó là một kết quả chưa được như mong muốn.
 Đến năm học 2012 -2013, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy và vận dụng vào dạy cho học sinh lớp 6 cách làm bài văn tự sự.
2.1. Khái quát chung về tình hình lớp 6C trong năm học 2010 – 2011.
Điều tra cơ bản:
- Điều tra tình hình học tập của học sinh từ năm học trước và đầu năm học ( qua khảo sát)
- Điều tra ý thức học của học sinh với môn văn, ý thức viết văn của học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện.
a. Về thuận lợi.
+ Đối với học sinh : Nhiều em học sinh thực sự yêu thích môn văn và biết cách viết văn, có cảm xúc khi viết văn và có kỹ năng trình bày bài văn.
+ Đối với giáo viên: Đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn văn, tiếp cận nhiều phương pháp. Biết ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy môn văn, tạo hứng thú, xúc cảm , mở mang nhiều kiến thức cho học sinh vận dụng trong quá trình viết văn.
b.Về khó khăn.
+ Đối với học sinh : Đa số học sinh lớp 6C là học sinh người dân tộc ( chiếm 99%) nên khă năng tiếp nhận của các em còn chậm, đặc biệt là khả năng cảm thụ văn và khả năng trình bày của các em còn rất hạn chế. Do điều kiện ở xa trung tâm, các em ít được đọc các tác phẩm văn học hay nên khả năng cảm thụ còn yếu.
+ Đối với gia đình học sinh : Gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, ít có điều kiện quan tâm tới việc học tập của con em mình.
2.2.Nêu và phân tích được những lỗi viết văn các em hay mắc phải trong khi viết văn tự sự, nguyên nhân tại sao các em hay mắc phải các lỗi đó.
a.Những lỗi hay mắc phải của học sinh khi viết văn tự sự.
+ Viết sai chính tả : sai phụ âm như l và n, tr và ch...
+ Sử dụng từ chưa chuẩn xác và hay.
+ Diễn đạt chưa rõ nghĩa.
+ Chấm câu, viết hoa còn tuỳ tiện. 
b.Nguyên nhân.
- Một số học sinh vì lười học,chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ viết văn. 
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn,hầu hết đều làm thuê hoặc làm rẫy nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp ,không có thời gian học . Nhiều em không biết cách sử dụng các chữ cái trong khi viết bài như không biết khi nào thì viết “ ch” hay “ tr”, viết “ l” hay viết “n”......
- Chưa năm rõ nghĩa của các từ tiếng việt nên dẫn đến việc dùng từ sai, chưa chuẩn xác và chưa hay.
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách ,kể cả văn bản trong SGK
Chương III.
Các biện pháp để nâng cao chất lượng viết một bài văn tự sự cho học sinh lớp 6C.
a.Với giáo viên.
Đối với giáo viên 
- Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như : Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động, phương pháp trực quan, hình thức vấn đáp ,thảo luận . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp khác như phương pháp đóng vai ,phương pháp sử dụng trò chơi học tập ...
- Giáo viên luôn phải định hướng và hướng dẫn các em nắm vững quy trình để làm tốt một bài văn tự sự .Quy trình đó bao gồm :
a.Tìm hiểu đề và tìm ý 
* Tìm hiểu đề : Giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau : Em định kể về việc gì ? Về người nào ? Về tác phẩm nào......
 Em viết bài tự sự đó nhằm mục đích gì? Cảm xúc của em ra sao?
* Tìm ý 
Tìm ý cho bài văn tự sự chính là tìm các sự việc, cảm xúc ,tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài ..
b. Lập dàn ý 
Bài văn tự sự cũng có kết cấu ba phần (mở bài ,thân bài ,kết bài ) như các kiểu văn bản khác .Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng hoặc sự việc được kể.
Thân bài : Kể lần lượt từng khía cạch ,từng vấn đề...
Kết bài: nêu được cảm xúc chung nhất của em.
c. Viết bài 
- Xác định được nội dung cần viết , lựa chọn từ ngữ phù hợp.Viết đúng chính tả từng câu từng đoạn. Diễn đạt một câu văn phải rõ nghĩa và đầy đủ về ý nghĩa.
d. Sửa bài 
- GV nên hướng dẫn các em đọc lại bài để sửa chữa bài rtước khi nộp.
b.Với học sinh.
- Để làm tốt một bài văn tự sự ,khi làm bài ,trước tiên,các em cần định rõ cho mình các yêu cầu cụ thể của đề bài.
- Đồng thời ,cần lựa chọn các từ ngữ ,hình ảnh...thích hợp để diễn tả những tình cảm ,cảm xúc,suy nghĩ của mình .
- Lựa chon câu từ khi viết bài, không viết sai chính tả.
3.4 Những kết quả đạt được.
Phần thứ ba.
Kết luận và kiến nghị.
1.Kết luận.
Những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện kinh nghiệm.
2.Một số kiến nghị 
a.Với phụ huynh
b.Với phòng giáo dục và đào tạo
c.Với địa phương.
 Trên đây là đề cương chi tiết của sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn tự sự ở lớp 6C trường THCS Quảng Phong – Huyện Hải Hà – Tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Phong , ngày 15 tháng 11 năm 2010.
 Người viết kinh nghiệm
2.Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh nhận ra được những lỗi hay mắc trong quá trình viết văn.
- Đề xuất 3.Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ sau đây:
- Xác định cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng viết một bài văn tự sự cho học sinh lớp 6 nói chung và cho lớp 6C nói riêng.
- Xác định cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng viết một bài văn tự sự cho học sinh lớp 6 nói chung và cho lớp 6C nói riêng.
- Phân tích được những lỗi viết văn các em hay mắc phải trong khi viết văn tự sự, lý do tại sao các em hay mắc phải các lỗi đó.
- Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng viết một bài văn tự sự cho học sinh lớp 6C.
4.Đối tượng nghiên cứu :
- Những biện pháp để nâng cao chất lượng viết một bài văn tự sự cho học sinh lớp 6C.Và để biết làm bài văn tự sự , điều trước tiên, người dạy và người học cần phải nắm vững hệ thống kiến thức về văn tự sự ở lớp 6.
1.2.Cơ sở thực tiễn của một số biện pháp để nâng cao chất lượng viết một bài văn tự sự cho học sinh lớp 6C.
- Học sinh còn hay mắc lỗi trong khi viết văn.
- Cách tránh mắc lỗi khi viết văn.
5.Phương pháp nghiên cứu.
- Khảo sát nắm bắt tình hình thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở lớp 6C.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống lý thuyết.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn : quan sát, điều tra, trao đổi...
- Ngoài ra còn dùng biện pháp hỗ trợ như thống kê, bảng biểu, sơ đồ.
Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 7 có cách làm bài văn nghị luận có hiệu quả hơn. 
 Trần Thị Thanh Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyen.doc